Trung Quốc tử hình 4 phạm nhân người nước ngoài
Hôm thứ Sáu, ngày 1-3, Trung Quốc đã thi hành án tử hình đối với 4 người có quốc tịch nước ngoài vì tội giết hại 13 thủy thủ người Trung Quốc trên sông Mekong trong một cuộc tấn công năm 2011. Vụ việc cho thấy rõ diễn biến phức tạp trong hoạt động buôn bán ma túy và tống tiền dọc tuyến đường thủy trọng yếu này.
Hãng truyền hình nhà nước CCTV phát đi hình ảnh 4 phạm nhân bị giải đi trong tình trạng tay bị còng và bịt mắt từ nhà lao tại thủ phủ Kunming (phía tây nam tỉnh Yunnan) trước khi nhận án tử hình bằng thuốc độc. Cái chết của họ được cảnh sát tỉnh Yunnan thông báo hai giờ sau đó.
Những phạm nhân bao gồm Naw Kham, kẻ cầm đầu, và 3 tòng phạm Hsang Kham, Yi Lai và Zha Xiha thuộc các quốc tịch Myanmar, Thái Lan, Lào và một người chưa rõ quốc tịch. Hai phạm nhân khác được hoãn án tử hình và thay vào đó là 8 năm tù giam vì dính líu tới vụ sát hại trên.
Naw Kham bị cảnh sát Trung Quốc dẫn giải từ nhà tù đến nơi hành quyết
Băng cướp trên bị buộc tội phục kích tấn công vào hai tàu chở hàng quốc tịch Trung Quốc trên thượng lưu sông Mekong vào ngày 5-11-2011. Sông Mekong chảy về phía nam từ tỉnh Yunnan qua khu vực Tam Giác Vàng khét tiếng, là nơi giao cắt giữa Myanmar, Lào và Thái Lan, đóng vai trò là tuyến đường thương mại và vận tải thủy quan trọng giữa tây nam Trung Quốc và Nam Á.
Video đang HOT
Sau khi diễn ra một cuộc đấu súng căng thẳng, tổng cộng có 13 nạn nhân tử vong, trong tình trạng bị chém lìa tay chân, bị bắn. Thậm chí một số thi thể phải dùng lưới mới tìm lại được vào ngày sau đó. Cánh sát cũng tìm thấy trên tàu có mathamphetamine, dấu hiệu cho thấy rất có thể hai tàu hàng là mục tiêu của một kế hoạch tấn công để cướp ma túy.
Tuy nhiên qua truy xét, các thành viên trong băng cướp khai vụ bắn giết là nhằm mục đích trả thù các chủ tàu trên không chịu trả tiền bảo kê. Ma túy được để trên boong tàu, hòng đánh lừa cảnh sát rằng vừa xảy ra một vụ ẩu đả giữa các băng nhóm ma túy.
Bộ Công an Trung Quốc đã ưu tiên hàng đầu cho vụ án này, họ thành lập một đội điều tra đặc biệt gồm 200 cảnh sát phối hợp cùng nhà chức trách Thái Lan, Lào và Myanmar để thu thập chứng cứ và theo dấu tội phạm. Naw Kham bị bắt tại Lào vào tháng Tư năm ngoái, sau đó được giao nộp cho Trung Quốc một tháng sau đó cùng với các bị cáo khác. Do vụ sát hại xảy ra trên các tàu mang quốc tịch Trung Quốc nên Bắc Kinh yêu cầu việc xét xử phải được tiến hành tại Trung Quốc.
Bốn thủ phạm sau phiên xét xử kéo dài hai ngày phải nhận mức án tử hình và phán quyết được Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tại Bắc Kinh giữ nguyên sau khi bị cáo được kháng án theo luật của Trung Quốc.
Nhiều tháng sau khi xảy ra vụ tấn công, Trung Quốc đã phải thành lập một đơn vị tuần tra liên quốc gia trên sông có trung tâm chỉ huy ở Yunnan mà theo như Bắc Kinh khẳng định là có hiệu lực trong việc chặn đứng những vụ việc tương tự xảy ra.
“Vụ việc trên đã đặt ra một tiền lệ mà theo đó chính quyền Trung Quốc phải tích cực truy đuổi những tên tội phạm xâm phạm đến tính mạng công dân của mình. Qua đó cũng giúp công an Trung Quốc mở rộng thêm sức mạnh của mình tại các khu vực giáp ranh,” Jin Canrong, phó chủ nhiệm Viện nghiên cứu Quốc tế Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, nói.
Theo ANTD
Luxor, Ai Cập: Cấm bay bằng khinh khí cầu
Giới chức tỉnh Luxor của Ai Cập vừa quyết định cấm tất cả các cuộc bay bằng khinh khí cầu trong khu vực sau vụ tai nạn khinh khí cầu kinh hoàng xảy ra ngày 26-2 khiến 19 người thiệt mạng, 2 người khác may mắn sống sót trong đó có người điều khiển khí cầu.
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày hôm qua, 26-2 tại thành phố Luxor, miền nam Ai Cập. Những người chứng kiến vụ tai nạn kể rằng, họ nhìn thấy khí cầu rơi xuống đất từ độ cao khoảng 300m và những người có mặt trên khinh khí cầu bắt đầu nhảy xuống từ độ cao của một tòa nhà bảy tầng với hi vọng sống sót.
Hiện trường vụ tai nạn khinh khí cầu thảm khốc xảy ra tại Luxor hôm 26-2
Nguồn tin cho biết, vào lúc xảy ra vụ tai nạn trên khí cầu có 21 người kể cả nhân viên điều khiển, trong đó có 14 khách du lịch đến từ Hong Kong, số còn lại đến từ Nhật, Anh và Pháp. Cho đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng địa phương đã tìm thấy 17/21 nạn nhân, 2 người may mắn sống sót trong đó có người điều khiển khí cầu. Hiện vẫn còn 4 nạn nhân chưa tìm được thi thể và chưa xác định được quốc tịch.
Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch trên được xác định là do ống dẫn khí đốt bị đứt khiến nhiên liệu bị đẩy vào buồng đốt quá mạnh. Tuy nhiên thông tin trên chưa được chính thức xác nhận.
Đây không phải là lần đầu tiên thảm kịch liên quan đến các du khách bay trên khinh khí cầu tại xảy ra tại Ai Cập. Vào năm 2008, có 7 nạn nhân bị thương trong một tai nạn tương tự. Ngoài ra, 16 người bị thương vào năm 2009 khi một khí cầu bị vướng vào đường dây điện thoại khi đang bay trên ngôi đền cổ Luxor của Ai Cập.
Theo ANTD
Triều Tiên cấp quốc tịch cho doanh nhân Mỹ Bình Nhưỡng vừa trao quốc tịch danh dự cho ông chủ người Mỹ của một công ty liên doanh ôtô với Triều Tiên, nhằm khuyến khích đầu tư. Park Sang-kwon (trái) và lãnh đạo Giáo hội Thống Nhất Hàn Quốc. Ảnh: AFP Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Park Sang-kwon, Giám đốc Điều hành của công ty Pyeonghwa Motors, một doanh nghiệp liên...