Trung Quốc: Từ “gặm nhấm” đến “xẻo dần” lãnh thổ
Thay đổi nguyên trạng” là mưu đồ xuyên suốt của Trung Quốc và Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau: từ sát nhập bằng vũ lực đến “xẻo dần”
Hành động xâm phạm lén lút và tăng dần của Trung Quốc vào vùng đất biên giới của các quốc gia lân cận – được thúc đẩy bởi lợi thế so sánh sức mạnh tương đối – đã nổi lên như một nhân tố chính gây mất ổn định đối với an ninh Châu Á.
Trong khi lực lượng hải quân của Trung Quốc và một bộ phận của lực lượng không quân tập trung nỗ lực vào việc khẳng định đòi lại chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, thì lục quân Trung Quốc đã tích cực hoạt động trong các vùng đất biên giới núi non hiểm trở với Ấn Độ, tìm cách từ từ thay đổi đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa hai nước.
Chiến lược biên giới ưa thích của Bắc Kinh là thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải rõ ràng được cô đọng gọi là “xẻo dần.” Chiến lược này bao gồm việc thực hiện một cách thường xuyên các chuỗi hành động nhỏ, nhưng không dẫn đến biến cố khai mào chiến tranh. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chúng tích dần thành một sự chuyển đổi chiến lược có lợi cho Trung Quốc.
Bằng cách dựa vào chiến lược lặng lẽ “xẻo dần” thay vì xâm chiếm công khai, Trung Quốc đang tìm cách hạn chế thực sự các lựa chọn của các quốc gia trọng điểm bằng cách làm xáo trộn các kế hoạch ngăn ngừa của các nước này và làm cho các nước đó khó có thể đưa ra các biện pháp đối phó tương xứng hoặc có hiệu quả.
Nhiệm vụ xuyên suốt
Thay đổi nguyên trạng lãnh thổ đã trở thành một nhiệm vụ xuyên suốt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) kể từ khi được thành lập vào năm 1949. Đầu tiên là vụ sát nhập Tân Cương và cao nguyên Tây Tạng đã làm cho diện tích của PRC đã tăng hơn gấp đôi.
Khu vực in màu đỏ là lãnh thổ trranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Tiếp theo đó là sự ra đời của chiến lược “ gặm nhấm”, tạo cho PRC nắm quyền kiểm soát từng bước trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1962 đối với cao nguyên Aksai Chin có diện tích bằng nước Thụy Sỹ, vốn thuộc bang Jammu và Kashmir.
Sau đó một Trung Quốc táo bạo hơn đã đổ quân chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, chiếm dải đá san hô Johnson Reef vào năm 1988, rạn san hô Đá Vành Khăn vào năm 1995 và gần đây nhất là bãi cạn Scarborough (năm 2012).
Video đang HOT
Cốt lõi của các thách thức mà Trung Quốc gây ra đối với an ninh châu Á hiện nay là do họ không tôn trọng đường biên giới hiện tại. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang tìm cách vẽ lại ranh giới chính trị.
Dọc tuyến biên giới đất liền, các cuộc tấn công lén lút theo cách động vật gặm nhấm thường được tiến hành trước các hành động xẻo dần. Mục đích là để bắt đầu gặm vào phần đất của đối phương như loài gặm nhấm khổng lồ để tạo điều kiện cho chiến lược xẻo dần. Việc sử dụng chiến lược này ngày càng trở nên rõ ràng dọc tuyến biên giới khu vực Himalaya với Ấn Độ, một đường biên giới đang có tranh chấp dài nhất thế giới.
Người Đài Loan-Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ở khu vực này một hình thức tiến công là lực lượng quân đội Trung Quốc đưa những chủ trại chăn nuôi người Hán đến các bản làng dọc đường kiểm soát ở Himalaya và tạo cho họ các vỏ bọc để mở rộng qua biên giới. Trong quá trình này họ đã đuổi được các gia đình chăn nuôi người Ấn ra khỏi đồng cỏ truyền thống của họ và mở đường cho chiến dịch xẻo dần. Chiến lược này, có thể được bắt đầu bằng việc quân đội Trung Quốc gặm nhấm vào các khu vực không được bảo vệ kỹ ở khu vực biên giới, đang được áp dụng một cách triệt để ở hai khu vực theo đạo Phật, đăc biệt mang ý nghĩa chiến lược cao ở hai điểm cuối của biên giới Himalaya là Ladakh và Arunachal Pradesh.
Để khẳng định đòi hỏi của họ ở Biển Đông và ở Đông Hải, Trung Quốc đã không nao núng trong việc “xẻo dần”. Các công cụ thường được dùng ở đây bao gồm từ việc cho đấu thầu thăm dò các lô dầu khí đến việc khẳng định quyền đánh bắt cá mở rộng – tất cả được thiết kế để thúc đẩy hơn nữa yêu sách về lãnh thổ và lãnh hải của họ.
Tại Đông Hải, Trung Quốc đã sử dụng các cơ quan bán quân sự…trong một “chiến dịch tiêu hao sinh lực” chống Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, mà họ gọi là Điếu Ngư – một cuộc tấn công đã thành công trong việc làm lay chuyển hiện trạng bằng cách làm cho thế giới phải công nhận sự tồn tại của một cuộc tranh chấp. Điều này đã khuyến khích Bắc Kinh tăng dần tần số của tàu hải giám của Trung Quốc gửi đến khu vực 12 hải lý được coi là lãnh hải của quần đảo Senkaku và vi phạm không phận khu vực này.
Đối đầu với Nhật Bản là một phần của kế hoạch tìm kiếm rộng lớn hơn của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên mới dưới đáy biển và chiến lược vươn lên ở phía Tây Thái Bình Dương bằng cách phá vỡ và thoát khỏi điều mà Trung Quốc cảm nhận là “chuỗi đảo đầu tiên” – một chuỗi đảo gồm quần đảo Senkaku, Đài Loan và các đảo ở mạn Bắc Philippines.
Mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là từ từ nhưng chắc chắn hợp pháp hóa sự hiện diện đối với 80% vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Thông qua các hành vi lặp đi lặp lại và mở rộng dần, Trung Quốc đang lấn dần sự hiện diện thường trực tại các vùng họ đòi chủ quyền.
Ảnh minh họa
Một trong những cách để Bắc Kinh tìm cách thiết lập các “thực tế” mới trên địa hình ở Biển Đông là gọi đấu thầu các lô để khai thác dầu khí và đánh bắt cá trong các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), theo định nghĩa của Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) của các nước khác. Những vụ đấu thầu như vậy nhằm hạn chế các quyền về kinh tế do UNCLOS đảm bảo đối với các nước như Việt Nam và Philippines trong khi mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên dầu khí trong khu vực.
Trung Quốc thậm chí còn thành lập “Thành phố Tam Sa” như là cơ sở hành chính cho khu vực Biển Đông, thiết lập một chính phủ dân sự địa phương và lập một đồn trú quân ở đó để giám sát toàn bộ khu vực. Và trong nỗ lực mới nhất của mình để đưa ra một việc đã rồi cho hành động chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, họ đã bắt đầu tổ chức các chuyến du lịch biển đến những hòn đảo tranh chấp này.
Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc thường xẻo từng miếng mỏng một nhằm tránh để bất cứ hành động nào có thể trở thành ngòi nổ chiến tranh. Đúng vậy, họ có sở trường chia nhỏ các hành động thành các phần và sau đó tiến hành các thành phần đó một cách riêng rẽ theo cách để cho các bộ phận tự gắn kết lại với nhau.
Hành động xảo quyệt này làm cho đối thủ bị bất ngờ và lúng túng trong phản ứng. Trên thực tế, như một người thái lát xúc xích lành nghề làm việc một cách khéo léo, ngụy trang hành vi vi phạm như là một hành động phòng thủ, Trung Quốc hành động theo các cách không chỉ tiêu hao khả năng ngăn chặn của đối thủ mà còn tạo ra cho đối thủ một gánh nặng nếu muốn tiến hành một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ một nước đối tượng nào cũng phải đứng trước một sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục chịu đựng cảnh bị xẻo dần hoặc đối mặt với một cuộc chiến nguy hiểm và tốn kém với một đại cường quốc đang nổi. Ví dụ, đây là một lựa chọn mà Manila phải đối mặt trước việc Trung Quốc xâm chiếm thực tế đối với bãi cạn Scaborough.
Nói tóm lại, những hành động “đa tầng, đa lớp” của Trung Quốc ẩn chứa tiềm năng làm thay đổi cơ bản cán cân quyền lực ở Châu Á nhằm hình thành một khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Theo Kiên thức
Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển Nhật Bản
Tối qua, 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển của Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng thời điểm Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đang có cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama để thảo luận khả năng cải thiện quan hệ.
Từ tháng 9 năm ngoái, tàu Trung Quốc thường xuyên tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu hải giám trên tiến đến gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tối 3/8 và đây là ngày thứ hai liên tiếp các tàu này có mặt ở vùng biển tranh chấp.
Theo JCG, các tàu trên vốn là 3 trong 4 tàu đi vào vùng biển Senkaku vào sáng 2/8 nhưng bị phát hiện tiến vào vùng biển của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp vào khoảng 17h15' chiều cùng ngày.
Phản hồi cảnh báo của JCG thông qua radio, một trong ba tàu hải giám đã tuyên bố bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc.
Những động thái trên hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama diễn ra gần như cùng thời điểm.
"Quan hệ hai nước đang đối mặt với những khó khăn to lớn. Hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế và tìm hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề trong quan hệ song phương", ông Lý Nguyên Triều nói tại cuộc gặp.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ý mong muốn phía Nhật Bản rút ra những bài học từ quá khứ và duy trì con đường phát triển hòa bình.
Về phần mình, ông Hatoyama nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Nhật - Trung, đồng thời kêu gọi hai bên giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Cựu Thủ tướng Nhật Bản cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng.
Thời gian qua, các đại diện của Nhật Bản đã tới Bắc Kinh để thảo luận về biện pháp giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Hiện mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ Nhật Bản quôc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu như hồi tháng 9 năm ngoái, động thái đã khiến Trung Quốc liên tục cử các tàu đi vào vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản.
Vũ Anh
Theo Dantri
Thượng viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết lên án Trung Quốc ở Biển Đông Thượng viện Mỹ đã đồng loạt phê chuẩn Nghị quyết Thượng viện 167, theo đó lên án sử dụng vũ lực đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình đối với tranh chấp biển và lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông. Trung Quốc thực hiện một loạt hành động gây hấn trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian qua....