Trung Quốc: Từ con số 0 đến chiếm Biển Đông
Cách đây không lâu, Trung Quốc vẫn còn được các nước láng giềng yêu quý vì tầm quan trọng của nền kinh tế nước này cũng như việc Bắc Kinh áp dụng chính sách không can thiệp vào các công việc bên ngoài – đối lập với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ sau sự kiện ngày 11/9/2001.
Trung Quốc đang khiến các nước láng giềng e ngại vì tham vọng trên biển của cường quốc này.
Tuy nhiên, một loạt cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ gần đây cùng với việc Bắc Kinh có xu hướng dùng sức mạnh kinh tế của mình để trừng phạt những nước “ngáng đường” họ đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á xem lại sự lựa chọn của họ: một bên là một con rồng Trung Quốc ngay cạnh nhưng ngày càng hung hăng và một nước Mỹ ở xa nhưng có vẻ dễ chịu hơn.
“Chứng khoán Mỹ trong khu vực đang tăng lên”, ông Robert A. Manning – một cựu nhà lập kế hoạch của Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington, D.C, cho biết. Theo ông Manning, Trung Quốc “đang gây ra những lo ngại thực sự về ý định của họ trong khu vực, từ Ấn Độ đến Việt Nam”.
Người ta không rõ nguyên nhân đằng sau những thay đổi trong cách hành xử và trong chính sách của Trung Quốc. Nó có thể do nhu cầu muốn tìm kiếm các nguồn lực cho phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hoặc đó có thể là do Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh quân sự trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á với Bắc Kinh được xem là mối đe dọa trực tiếp. Thậm chí sự thay đổi của Trung Quốc có thể phản ánh cuộc chiến trong nội bộ Trung Quốc liên quan đến những cải cách về thị trường.
Tuy nhiên, một loạt những vụ việc gần đây đã gây ra những quan ngại cho không chỉ từng nước có liên quan mà đến cả tập thể, cộng đồng, từ Ấn Độ đến Nhật Bản và Philippines.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa cách đây không lâu từng đưa quân xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở khu vực biên giới và dựng trại ở đó trong nhiều ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, hầu hết những cuộc tranh chấp lãnh thổ khác là ở biển – nơi các nước đều mong muốn giành quyền kiểm soát những vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bởi điều đó cho họ có quyền được sở hữu, khai thác các nguồn dự trữ khoáng sản và nguồn cá.
Các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng tập trung vào quyền sở hữu những quần đảo chưa có người sinh sống ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Những quần đảo này tuy nhỏ nhưng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh chúng chứa đựng những nguồn lực tự nhiên dồi dào và hấp dẫn.
Video đang HOT
Không có quần đảo tranh chấp nào nằm gần Trung Quốc và nhiều trong số đó nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác nhưng điều đó chẳng ngăn cản Trung Quốc hung hăng đòi chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ này.
Từ con số 0 đến chiếm Biển Đông?
Ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu của Hải quân Trung Quốc từng chĩa radar tên lửa vào tàu và máy bay Nhật Bản. Quần đảo này từng nằm trong sự kiểm soát của Mỹ trong một thời gian sau thế chiến II. Sau đó, nó được Nhật Bản quản lý trong suốt hơn một thế kỷ qua nhưng chủ quyền đối với quần đảo này bị tranh chấp bởi Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Nguồn khí đốt tự nhiên có thể là nguồn lực quý giá nhất ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư nhưng nguồn cá, dầu mỏ và các khoáng sản khác trong khu vực cũng có thể bị đe dọa, ông Jean-Marc F. Blanchard – một giáo sư ở trường Đại học Jiaotong, Thượng Hải, cho biết.
Trữ lượng nguồn khí đốt tự nhiên ước tính ở Senkaku/Điếu Ngư chưa được xác nhận do cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã ngăn cản các hoạt động thăm dò. “Việc Nhật Bản phát triển khu vực sẽ bị coi là một hành động thách thức nghiêm trọng”, ông Blanchard nói.
Mặt khác, Trung Quốc đã bắt đầu hút dầu và khí đốt từ các vùng lãnh hải xung quanh không nằm trong tranh chấp mặc dù Nhật Bản phàn nàn rằng, những nhiên liệu đó có thể đang được hút từ lãnh thổ của họ.
Ở những vùng lãnh hải tranh chấp với Việt Nam, công ty dầu khí Trung Quốc đã ngang nhiên và trắng trợn mở thầu quốc tế để mời các đối tác vào khai thác ở đây. Trung Quốc gần đây còn tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Philippines – nước thiếu sức mạnh hải quân và không quân để kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã có những cuộc đụng độ căng thẳng với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, một bãi đá chỉ cách đảo chính Luzon của Philippines có 225km nhưng cách đại lục Trung Quốc tới hơn 1.200km. Tuy nhiên, thực tế đó cũng chẳng ngăn cản được ngư dân Trung Quốc đến khai thác san hô hoặc đánh bắt những loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng trong khu vực như sò khổng lồ mà không được sự cho phép của Manila.
Phát biểu tại Viện Hải quân Mỹ ở San Diego hồi tháng 1 đầu năm nay, ông James Fanell – phó chỉ huy các chiến dịch tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đã cảnh báo về chiến dịch của một bộ phận dân sự thuộc Hải quân Trung Quốc còn được gọi là Lực lượng Hải giám nhằm tìm cách kiểm soát các khu vực biển.
Trước năm 1988, sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông gần như là con số 0, ông Fanell nói. Tuy nhiên, theo ông này, “vào năm 2013, Trung Quốc trên thực tế đã thống trị khu vực biển này. Họ đang giành quyền kiểm soát các khu vực biển mà chưa bao giờ thuộc quyền quản lý hay kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào được gọi là Trung Quốc trong suốt 5.000 năm qua”.
Theo vietbao
Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH: Tìm giải pháp đối với nợ xấu, giá vàng chênh...
Ngày 30-5 trong phiên làm việc của quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH: Tìm giải pháp đối với nợ xấu, giá vàng chênh... nhiều đại biểu (ĐB) không khỏi quan ngại về tình hình KT-XH đang ở mức báo động.
Những "bệnh mới"
Nhiều ĐB đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ khi kịp thời ban hành các chính sách và kiềm chế lạm phát thành công, tuy nhiên bệnh của nền kinh tế hiện nay cần phải được bắt đúng mạch mới kê được đơn thuốc hữu hiệu.
Trong báo cáo tổng hợp thảo luận về tình hình KT-XH, đánh giá tình hình 4 tháng đầu năm 2013, có nhiều ý kiến đánh giá tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khó khăn: nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng đạt thấp, thu ngân sách thấp, cơ cấu nguồn thu vẫn chủ yếu từ dầu thô, thu nội địa, xuất nhập khẩu vẫn không đạt dự toán. Lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn, chưa tìm thấy cơ hội của mình.
Phát biểu tại phiên thảo luận buổi sáng, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) bày tỏ lo ngại với những "căn bệnh" mới phát sinh của nền kinh tế như nợ công và nợ xấu. Mới phát sinh nhưng căn bệnh này lại tỏ ra ác tính. Chính phủ hiện mới coi trọng các biện pháp tâm lý, lấy liệu pháp an thần là liều thuốc khi mở đầu các báo cáo vẫn là một loạt những thành tích. Về "bệnh" nợ công, ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cũng yêu cầu Chính phủ trong kỳ họp này giải thích rõ cách tính và chủ trương giải quyết nợ công. Còn về vấn đề nợ xấu, theo ĐB Lê Thị Nguyệt, cần làm rõ chức năng cũng như cơ chế hoạt động của Cty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) vừa thành lập để xử lý nợ xấu. Bà Nguyệt nêu câu hỏi: "Hiện Bộ Tài chính đã có các Cục, Vụ chuyên ngành để quản lý việc kinh doanh vốn của Nhà nước. Mối quan hệ giữa Cty này và các Cục, Vụ là gì? Với tên gọi như vậy, không lẽ đây là tổ chức lớn hơn các Bộ, ngành".
Theo ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu), người dân có quyền được biết chuyện gì đang thực sự xảy ra ở đất nước mình. Bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại các tổ ĐBQH cho thấy, rất nhiều ĐBQH nghi ngờ với các thống kê về chỉ tiêu việc làm, thất nghiệp, tồn kho bất động sản và nợ xấu. Thậm chí, mỗi nơi đưa ra một số liệu khác nhau rất vênh nhau và không phản ánh đúng bản chất nghiêm trọng của vấn đề.
Ông Hiến nhấn mạnh: "Hầu hết thông tin đưa ra không sát thực tế, không có tính thời sự. Nhiều con số thiên về thành tích. Tại sao hàng năm DN phá sản tăng, đầu tư xã hội giảm, công suất lao động giảm mà tỷ lệ tạo việc làm mới vẫn cứ lên đều đều, rồi tỷ lệ thất nghiệp giảm... Những con số cứ như được cài đặt. Để xảy ra tình trạng các con số thiếu độ tin cậy nói trên có thể do cách thống kê, do thiếu minh bạch hay thậm chí là bệnh thành tích.
Bên cạnh đó, ý kiến của các ĐBQH cũng tập trung vào việc các chính sách cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho DN và đảm bảo an sinh xã hội vẫn chậm đi vào cuộc sống. Nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều kỳ họp mà vẫn chưa được giải quyết khắc phục một cách triệt để. ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cảnh báo, đáng quan ngại là một bộ phận vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng, thậm chí ngờ vực chính sách điều hành. Trong nhóm DN bao trùm bầu không khí im lặng dò xét...
Băn khoăn về con số nợ xấu
Theo ĐB Nguyễn Văn Hiến, mấy năm qua, vấn đề "sinh tử" của nền kinh tế là giải quyết cục máu đông nợ xấu, hàng tồn kho bất động sản nhưng mức độ tin cậy của các báo cáo là rất thấp. Cuối 2012, nợ xấu khoảng 10%, thanh tra NHNN cho rằng 8,6% và trong báo cáo tại kỳ họp này là 7,8%. Hồi tháng 3-2012, NHNN thông báo nợ xấu còn 6%. Mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đưa ra con số 11,8%. .. Trong khi đó con số thực, bản chất nợ xấu nghiêm trọng hơn nhiều so với con số đã công bố.
Thêm một băn khoăn nữa được ĐB đưa ra: "Cho đến giờ này, chúng ta không biết con số thực về hàng tồn kho bất động sản là bao nhiêu. Các số liệu công bố rất khác nhau. 200.000 căn hay 400.000 căn? 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng? Nợ công là bao nhiêu? 55% GDP hay 59% GDP và liệu có an toàn? Tại sao mỗi năm hơn 50.000 DN phá sản, số DN phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm... thế nhưng tạo việc làm mới cứ đều đặn 1,5-1,6 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm?".
Cùng với băn khoăn trên, ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, thiếu lời giải thích cho các lo ngại về sự sụt giảm niềm tin của thị trường và người dân, bởi niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể vực dậy nền kinh tế đang lâm trọng bệnh như hiện nay.
Có chênh lệch, thị trường vàng mới ổn định?
Giải trình trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình có cho rằng, chênh lệch giá cao đã giữ cho giá và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của thị trường thế giới, làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ. Thống đốc giải thích rằng, NHNN can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận. Ông Bình khẳng định: "Trong thời gian qua, dù giá vàng thế giới có biến động mạnh, có những lúc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên đến 5-6 triệu đồng nhưng tỷ giá vẫn ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước vẫn tăng mạnh, kinh tế vĩ mô ổn định; đã ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhập lậu vàng. Trước đây toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đều thuộc về giới đầu cơ và kinh doanh vàng, còn nay đã thuộc về ngân sách Nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh".
Theo lý giải của Thống đốc NHNN, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng nên để giá vàng trong nước sát hoặc bằng với giá thế giới, thị trường phải liên thông tuyệt đối hoặc tương đối với thị trường quốc tế. Muốn vậy, phải cho phép nhập hoặc xuất vô điều kiện số dư vàng trên tài khoản khi có nhu cầu. Về hoạt động đấu thầu vàng của NHNN, Thống đốc khẳng định đây là biện pháp tốt nhất nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, bình đẳng về quyền lợi của các thành viên tham gia, không bao cấp, không bù lỗ, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, thông qua đó thị trường được ổn định.
Theo báo cáo của Thống đốc, riêng năm 2012, đã có 70.000 tỷ nợ xấu được xử lý từ trích lập dự phòng rủi ro. 4 tháng đầu năm 2013 đã xử lý tiếp được 7.500 tỷ đồng từ nguồn này và trích lập thêm 68.000 tỷ để cuối năm xử lý nợ xấu toàn hệ thống đã cơ cấu lại cho nền kinh tế khoảng 284.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng dư nợ tín dụng. Đánh giá về vai trò của Cty Quản lý tài sản vừa được Chính phủ thành lập trong tháng 5 để xử lý nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết NHNN đang tích cực triển khai các bước tiếp theo để sớm đưa Cty này vào hoạt động. Dự kiến năm 2013, Cty Quản lý tài sản sẽ góp phần xử lý 40.000-70.000 tỷ đồng nợ xấu. Ông Bình chia sẻ về quá trình phối hợp, hỗ trợ giữa các Bộ, ngành với bài toán "cục máu đông":
"Tôi rất cảm động khi thấy mình và ngành ngân hàng không còn đơn độc nữa khi cả hệ thống đã vào cuộc để xử lý nợ xấu". Về gói giải pháp cung ứng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, góp phần giải quyết tồn kho, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá năm nay có thể giải ngân được khoảng 15.000-20.000 tỷ đồng.
Theo vietbao
Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nợ xấu và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) hiện đang được quan tâm đặc biệt do dư nợ tín dụng liên quan đến lĩnh vực này như kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất kinh doanh thế chấp bằng nhà, đất... chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư...