‘Trung Quốc từ bỏ đường lối trỗi dậy hòa bình, chuyển sang rút dao dọa nạt’
Thông qua động thái kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc cho thấy nước này đang ngày càng công khai từ bỏ đường lối ngoại giao “ trỗi dậy hòa bình” để chuyển sang đường lối “diều hâu”, dọa nạt các nước láng giềng, theo nhiều chuyên gia phân tích quốc tế.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao phun nước vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngày 3.5 vừa qua – Ảnh tư liệu
“Trước năm 2008, Bắc Kinh vẫn duy trì một thái độ hòa nhã với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Thông qua thể hiện hình ảnh một Trung Quốc hùng mạnh có thể xoa dịu sự dè chừng của các nước nhỏ hơn bằng sự chín chắn, Bắc Kinh đã đánh bóng được khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” của mình nhằm trấn an thế giới rằng không việc gì phải sợ Trung Quốc”, Tạp chí The Diplomat dẫn phân tích của Giáo sư Sreeram Chaulia, hiệu trưởng Trường Ngoại giao (Ấn Độ).
“Tuy nhiên, đường lối ngoại giao không đối đầu trong khu vực này đã bắt đầu phai nhạt kể từ sau năm 2008, dọn đường cho một Trung Quốc diều hâu và hiếu chiến hơn, với những tuyên bố hung hăng, tiến hành các cuộc chiến kinh tế và thích thú với việc trưng ra các vụ đụng độ hải quân”, chuyên gia này cho hay.
Ông còn nói thêm rằng đường lối mới của lãnh đạo Trung Quốc đang cho thấy họ nghĩ rằng “đã đến lúc Trung Quốc thể hiện sức mạnh cho thế giới và cho các nước nhỏ hơn phải quy phục”.
Video đang HOT
“Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì thời còn làm ngoại trưởng hồi năm 2010 từng có một câu phát biểu khét tiếng dành cho những người đồng cấp đến từ Đông Nam Á: “Trung Quốc là một nước lớn, còn các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là chân lý”. Câu này thể hiện tâm tư của Bắc Kinh: không cần tử tế và cứ thế mà rút dao ra”, theo Giáo sư Chaulia.
Vị giáo sư Ấn Độ cũng bình luận Trung Quốc hiện đang cố sử dụng chiến thuật mà nước này từng áp dụng để chiếm Bãi cạn Scarborough của Philippines cho vùng biển Việt Nam và cả vùng biển Nhật Bản.
Trung Quốc đã liên tục điều động tàu dân sự với sự hộ tống của tàu quân sự vào Bãi cạn Scarborough ở biển Đông, rồi ở lì tại khu vực này bất chấp sự phản đối của Philippines và sự thành công của chiến thuật này khiến Bắc Kinh càng mạnh dạn hơn, theo ông Chaulia.
Ông David Lai, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ, cũng cho rằng đối với một quốc gia dành 30 năm trấn an các nước láng giềng rằng họ chỉ tìm kiếm “một sự trỗi dậy hòa bình” cả về kinh tế lẫn quân sự, thì hành động ngang nhiên đặt giàn khoan ngay trong vùng biển Việt Nam rồi sau đó gửi khoảng 80 tàu hải quân và tuần tra đến bao vây làm phát sinh nhiều câu hỏi lớn.
“Đang có thay đổi cốt lõi gì đó trong đường lối đối ngoại của Trung Quốc”, ông Lai nói với tạp chí Foreign Policy (Mỹ).
“Trung Quốc đang chuyển từ đường lối “ít gây chú ý, tránh đụng độ” sang một đường lối hung hăng hơn”, chuyên gia này nhận định.
Theo TNO
Trung Quốc ngang ngược nói Việt Nam sẽ không được cộng đồng quốc tế ủng hộ
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 12.5 cho biết nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác trong vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ thất bại, sau khi ASEAN bày tỏ quan ngại về hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Reuters
Căng thẳng ở biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) một cách phi pháp vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam khu vực Bắc Kinh muốn đặt giàn khoan. Trung Quốc cũng điều máy bay quân sự và tàu hải quân mang tên lửa đến khu vực này.
Trong cuộc họp báo ngày 12.5, bà Hoa cho rằng: "Việt Nam đang nỗ lực kêu gọi các nước khác và gây áp lực với Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu của nước này", theo Reuters.
"Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam có thể nhận thấy tình hình một cách rõ ràng, bình tĩnh đối mặt với sự thật, và chấm dứt quấy rối Trung Quốc", bà Hoa nói.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, diễn ra tại Myanmar ngày 11.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu chi tiết vụ việc: "Từ ngày 1.5.2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982".
"Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
Các Ngoại trưởng ASEAN ngày 10.5 cũng đã ra tuyên bố, được coi "là sự ủng hộ đối với Việt Nam", nhằm bày tỏ quan ngại về các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
Tuy nhiên, bà Hoa cho rằng Trung Quốc và ASEAN "có khả năng và quyết tâm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Trung Quốc hồi tuần rồi còn lên án Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông bằng cách khuyến khích các quốc gia khác phản đối Trung Quốc, theo Reuters.
Cũng trong ngày 12.5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Mỹ và các quốc gia khác cực kỳ quan ngại về hành vi "hung hăng" của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo TNO
Quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam Trung Quốc đang cậy đến vũ lực để leo thang, lấn tới trên biển Đông và trong hoàn cảnh đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền phòng vệ chính đáng. Tàu TQ (phải) tấn công tàu VN ngày 8.5 - Ảnh: Mai Thanh Hải Suốt mấy ngày qua, đã có nhiều chính khách và chuyên gia cực lực lên án, bày tỏ lo...