Trung Quốc truy bắt tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài
Phương châm “tấn công cả hổ và ruồi” của chính quyền Trung Quốc đã khiến nhiều quan chức tham nhũng lo sợ, tìm cách trốn ra nước ngoài để thoát tội.
Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch truy bắt tội phạm kinh tế trốn ra nước ngoài, với 288 đối tượng đã bị bắt từ đầu năm đến nay. Đây là thông tin vừa được Bộ Công an Trung Quốc công bố tại Hội nghị tổng kết 4 tháng triển khai chiến dịch đặc biệt truy bắt tội phạm kinh tế trốn ra nước ngoài vừa được tổ chức tại Bắc Kinh.
(Hình minh họa: Getty)
Video đang HOT
Theo thông báo của Bộ Công an Trung Quốc, chỉ trong vòng 4 tháng kể từ khi triển khai chiến dịch truy bắt các đối tượng phạm tội kinh tế trốn ra nước ngoài (còn được gọi là chiến dịch “Săn Cáo 2014″), đến nay, các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an Trung Quốc đã truy bắt được 288 đối tượng lẩn trốn ở 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có trên 20 đối tượng lẩn trốn ở nước ngoài hơn 10 năm nay, trong quá trình vận động đã có tới 126 đối tượng ra đầu thú.
Ông Lưu Đông, quan chức Bộ Công an Trung Quốc phụ trách chiến dịch “Săn Cáo 2014″ cho biết, thời gian tới, Bộ Công an Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, thúc đẩy ký các hiệp định dẫn độ tội phạm, nhằm đẩy mạnh truy bắt các đối tượng phạm tội đang lẩn trốn ở nước ngoài đưa về Trung Quốc quy án.
“Trong quá trình triển khai chiến dịch, chúng tôi tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng các nước trên thế giới. Việc truy bắt các đối tượng được tiến hành dựa trên Hiệp định dẫn độ tội phạm và các quy định liên quan. Cơ quan cảnh sát nhiều nước nắm rõ chiến dịch mà Trung Quốc đang triển khai, phối hợp tích cực với chúng tôi”, ông Lưu Đông nói.
Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng. Với phương châm “tấn công cả hổ và ruồi”, xử lý nghiêm bất cứ đối tượng nào vi phạm cho dù chức vụ cao thấp đến đâu, đã khiến nhiều quan chức tham nhũng lo sợ, tìm cách trốn ra nước ngoài để thoát tội./.
Theo Hà Thắng, Lê Bảo/ VOV – Bắc Kinh
Bồ Đào Nha: Bắt hàng loạt quan chức tham nhũng "thị thực"
Cảnh sát Bồ Đào Nha hôm qua bắt giữ ông Manuel Jarmela Palos, chỉ huy lực lượng cảnh sát biên phòng (SEF) và điều tra khoảng 10 quan chức các bộ ngành khác dính đến bê bối tham nhũng khi cấp "thị thực vàng" cho giới đầu tư giàu có nước ngoài và nhận tiền bỏ túi riêng.
Bộ trưởng tư pháp Bồ Đào Nha Paula Teixeira Cruz kêu gọi các quan chức làm "hoen ố" hình ảnh của cơ quan nhà nước hãy từ chức Ảnh:AFP
Cảnh sát đã lục soát văn phòng của bộ nội vụ, bộ môi trường cùng nơi làm việc của các quan chức bộ tư pháp và trụ sở của cảnh sát biên phòng Bồ Đào Nha cùng hàng chục địa điểm khác. "Không ai có thể trên luật pháp, thời đại của việc không bị trừng phạt đã kết thúc"- Bộ trưởng tư pháp Bồ Đào Nha Paula Teixeira Cruz nói và bà kêu gọi các quan chức đang làm "hoen ố" hình ảnh của các cơ quan nhà nước hãy từ chức.
Hãng tin AFP cho biết SEF là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát biên giới và cấp thủ tục chứng nhận hồ sơ cho người nước ngoài đến sinh sống hợp pháp ở Bồ Đào Nha. Văn phòng công tố Bồ Đào nha cho biết cảnh sát nước này đã thực hiện 60 cuộc càn quét tham nhũng trên khắp cả nước và đã bắt được nhiều viên chức tham nhũng, rửa tiền và rút ruột ngân sách nhà nước.
Năm 2012, chính phủ Bồ Đào Nha tung ra chương trình "thị thực vàng" nhằm thu hút người nước ngoài đến đầu tư trong thời điểm Bồ Đào Nha đang lún sâu vào khủng hoảng nợ. Theo chương trình này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua bất động sản trị giá 623.000 USD hoặc hơn và giữ tài sản này ít nhất 5 năm thì sẽ được cấp quyền công dân Bồ Đào Nha và được miễn thị thực trong khu vực Schengen của Liên minh châu Âu.
Chỉ hai năm có hiệu lực, chương trình này đã thu hút hơn 1 tỉ euro đầu tư và có tổng cộng 1.649 "thị thực vàng" đã được cấp ra, chủ yếu là cho người Trung Quốc. Một hình thức khác để có thể trở thành công dân Bồ Đào Nha là người nước ngoài chuyển ít nhất 1 triệu euro vào Bồ Đào nha hoặc tạo ra ít nhất 10 việc làm mới ở đây.
Tuy nhiên, giới chức phụ trách biên phòng và xuất nhập cảnh Bồ Đào Nha đã lợi dụng chương trình này của chính phủ, cấu kết với giới chức các Bộ ngành khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài định cư ở Bồ Đào Nha. Đổi lại, những người nước ngoài này phải chi tiền riêng cho giới quan chức trên.
6Theo Tuổi Trẻ
Lo sợ lộ tài sản phi pháp, Trung Quốc sẽ ngăn cản dự thảo G20? Cho dù rầm rộ chống tham nhũng, nhưng Trung Quốc luôn ngần ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới quyền lực sẽ bị tiết lộ. Theo RFI, Trung Quốc hôm 13/11/2014 bác bỏ lời tố cáo của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) là...