Trung Quốc trừng phạt Triều Tiên: Ngừng chuyển tiền
Một loạt ngân hàng lớn ở Trung Quốc đã ngừng chuyển tiền bằng đồng nhân dân tệ và đô la mỹ sang Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Tờ Tokyo Shimbun của Nhật Bản ngày 4.3 đưa tin 4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã ngừng chuyển tiền bằng đồng nhân dân tệ và đô la mỹ sang Triều Tiên. Biện pháp này là một phần các biện pháp trừng phạt của quốc tế lên Bình Nhưỡng sau khi nước này thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa vào đầu năm nay.
Tháng trước, một số ngân hàng Trung Quốc đã đóng băng các dịch vụ chuyển và gửi tiền mặt đối với những tài khoản của công dân Triều Tiên.
Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng nhà nước ngừng chuyển tiền tới Triều Tiên, bao gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp và Ngân hàng Nông nghiệp.
Mỹ đã cáo buộc Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trái phép trong các cuộc tập trận quân sự vào tháng 1 và tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã phủ nhận cáo buộc này.
Ngày 2.3 vừa qua, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã mở rộng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, bao gồm cấm vận chuyển nhiên liệu máy bay cũng như kiểm tra bắt buộc với mọi hàng hóa đến và đi từ Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực thương mại của Triều Tiên, bao gồm xuất khẩu sắt, vàng, than, ti tan và đất hiếm. Xuất và nhập khẩu vũ khí cũng bị cấm đối với Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Thế trận mới Mỹ-Nga ở Ukraine
Thế trận mới của Mỹ Nga ở Ukraine được chỉ ra sau khi tổng thống Obama ký quyết định gia tăng cấm vận Nga thêm 1 năm
Mỹ gia tăng cấm vận Nga thêm 1 năm
Ngày 3/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh gia hạn thời hiệu lệnh cấm vận nhằm vào Nga do can dự của Moskva trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Sắc lệnh mới này được công bố trên website chính thức của Nhà Trắng. Theo đó, các lệnh trừng phạt sẽ được gia hạn tới ngày 6/3/2017, mọi biện pháp vẫn được giữ nguyên.
"Những động thái và chính sách, như được nêu trong các sắc lệnh của tôi, vẫn tiếp tục gây đe dọa bất thường và đặt biệt cho lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ", Tổng thống Obama lý giải.
Tổng thống Obama ký quyết định kéo dài trừng phạt Nga thêm 1 năm.
Trước đó, hồi tháng 3/2014, ông chủ Nhà Trắng cũng đã ký sắc lệnh áp đặt trừng phạt nhằm vào nhiều công ty, quan chức, cá nhân người Nga sau vụ Crimea sáp nhập vào Nga. Các lệnh cấm tương tự cũng được Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước phương Tây dựng lên.
Washington nhiều lần tuyên bố, cấm vận sẽ chỉ được dỡ bỏ chừng nào Nga tuân thủ đầy đủ trách nhiệm được quy định trong Thỏa thuận Minsk về tạo lập ổn định ở miền Đông Ukraine.
Ngay sau công bố của Nhà Trắng, hãng Lenta ngày 3/3 dẫn lời Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho biết, ban lãnh đạo Nga lấy làm tiếc về quyết định của Washington liên quan tới việc gia hạn thời hiệu lệnh cấm vận nhằm vào Nga "do sự can dự của Moskva trong cuộc xung đột ở Ukraine".
Mỹ không dễ để Nga thượng phong
Quyết định gia tăng thêm cấm vận của Nhà Trắng nhằm vào Nga diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại Ukraine đang hết sức rối loạn, và dấu hiệu tác động từ phía Nga với cựu tổng thống.
Còn nhớ hôm 28/2, trao đổi trên chương trình truyền hình "10 phút với Thủ tướng", ông Yatsenyuk nhắc lại cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ tại Quốc hội diễn ra vào giữa tháng 2 vừa qua, đồng thời cho rằng: "Chính phủ hoàn toàn hợp pháp và tiếp tục làm việc. Nhưng sự bất ổn chính trị vẫn còn và cần phải chấm dứt".
Theo Thủ tướng Yatsenyuk, trách nhiệm về sự bất ổn trong nước thuộc về Tổng thống, các đảng phái cũng như các lực lượng chính trị khác trong liên minh "Châu Âu - Ukraine".
Trong khi đó, Tổng thống Poroshenko đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích và yêu cầu ông Yatsenyuk rời ghế thủ tướng.
"Để khôi phục lòng tin trong chính phủ, Tổng thống (Poroshenko) yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng (Yatsenyuk) từ chức", ông Svyatoslav Tsigalko - phát ngôn viên của Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh
Trong khi quan hệ căng thẳng giữa 2 nhà lãnh đạo Ukraine chưa được giải quyết xong thì Kiev lại đứng trước mối lo mới khi Cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych đã công bố ý định quay trở lại Ukraine.
Ông Yanukovych mang ý định trở về nước sau khi các cuộc điều tra chống lại ông trong nước đã dừng lại. Cựu Tổng thống Ukraine không còn nằm trong danh sách truy nã quốc tế nên ông có thể tự do đi lại qua các nước.
"Ông ấy có ý định quay trở lại Ukraine và điều này sẽ được thực hiện một cách hợp pháp. Ông chưa từng từ chức và đã bị loại bỏ một cách thô bạo, vi hiến", luật sư Vitaliy Serdyuk nói.
Rõ ràng có thể thấy rằng những mâu thuẫn trên chính trường Ukraine đều mang màu sắc và dấu hiệu của Nga. Bản thân Nhà Trắng rất muốn dùng ảnh hưởng của mình để giải quyết tình hình này nhưng không thể làm gì hơn. Chính vì thế việc gia tăng sức ép với Điện Kremlin thông qua lệnh trừng phạt mới là điều có thể lý giải được.
Vấn đề ở Ukraine làm nhiều người liên tưởng đến cách hành xử tương tự của Mỹ với Nga tại Syria.
Sau khi để Nga lấy mất vị trí dẫn đầu, Nhà Trắng cũng không để chính quyền Tổng thống Putin ở thế thượng phong bằng mọi biện pháp, trong đó có tăng cường bao vây cấm vận.
Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Hội đồng thành phố Mỹ ra nghị quyết yêu cầu bỏ cấm vận Cuba Ngày 2/3, Hội đồng thành phố Richmond, thuộc ban California, Mỹ, đã ra nghị quyết yêu cầu Quốc hội Mỹ chấm dứt chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính chống Cuba, đã trở thành luật từ năm 1996. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nghị quyết này yêu cầu Hạ...