Trung Quốc trừng phạt hàng trăm quan chức trong vụ bê bối vắc xin
Dưới áp lực của dư luận trong nước, chính quyền Trung Quốc phải mạnh tay đối với vụ bê bối vắc xin khi trừng phạt hơn 350 quan chức và bắt hơn 200 nghi phạm.
Trung Quốc trừng phạt các quan chức trong vụ bê bối vắc xin – Ảnh minh họa: Reuters
Các quan chức này thuộc Ủy ban sức khỏe quốc gia, Cục quản lý thuốc và thực phẩm cùng các cơ quan địa phương của 17 tỉnh thành, theo báo cáo của Hội đồng nhà nước trong cuộc họp hôm 13.4 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Chính quyền Trung Quốc đã cho thôi việc và giáng chức một số quan chức tắc trách liên quan đến vụ bê bối đường dây mua bán vắc xin lớn nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, nhiều quan chức khác phải đối mặt với việc bị điều tra, khởi tố, theo South China Morinng Post ngày 14.4.
Video đang HOT
Hồi tháng 2.2016, cảnh sát Trung Quốc công bố việc bắt 2 mẹ con bị tình nghi mua bán vắc xin hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng. Hai người này, ở tỉnh Sơn Đông, được cho đã cung cấp vắc xin cho nhiều tỉnh, thành từ năm 2010 và đã bán vắc xin với tổng trị giá 570 triệu nhân dân tệ, kéo theo đó là hàng loạt vụ bắt giữ khác. Các nghi phạm đang bị điều tra.
Vụ bắt giữ làm dấy lên lo lắng trong xã hội Trung Quốc về chất lượng những vắc xin đang được sử dụng cũng như trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc quản lý.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc lập trung tâm nghiên cứu Biển Đông với Indonesia
Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Đông Nam Á về Biển Đông (CSARC) đã chính thức ra mắt hôm 25.3 bên lề diễn đàn Bác Ngao được tổ chức hàng năm ở tỉnh Hải Nam, tờ The Straits Times cho hay ngày 27.3.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong diễn đàn Bác Ngao ở Hải Nam - Ảnh: Reuters
Trung tâm được thành lập bởi Viện nghiên cứu quốc gia Trung Quốc (NISCSS) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Indonesia. Trung tâm này được quảng bá sẽ "tăng cường thay đổi học thuật và thể chế, đẩy mạnh hoạt động giữa các nước nhằm duy trì hòa bình và ổn định chung trong khu vực", theo Tân Hoa xã.
Bà Yan Yan, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách và luật biển thuộc NISCSS, cho biết CSARC sẽ quy tụ những cơ quan nghiên cứu và tư vấn ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
"Chúng tôi bắt đầu với hai tổ chức nhưng muốn nhắm đến và mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu Singapore tham gia trong tương lai, Singapore có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này", bà Yan Yan nói với Sunday Times. Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar không có tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Wu Shicun, Chủ tịch NISCSS, một viện cấp quốc gia liên kết giữa Bộ Ngoại giao với Cục Hải dương Trung Quốc, cho biết trung tâm sẽ tạo nền tảng thảo luận các vấn đề trên Biển Đông và đó là mô hình hợp tác nghiên cứu hàng hải giữa các nước trong khu vực.
Tờ The Straits Times cho rằng trung tâm mới này, tuy mang tiếng quy tụ chuyên gia khu vực, nhưng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu ủng hộ những yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc và Indonesia đang có xung đột mới phát sinh từ vụ đụng độ tàu hải cảnh hồi tuần trước ở Biển Đông. Trong khi vụ đụng độ chưa có hướng giải quyết, Bắc Kinh gửi tàu chiến đến Indonesia để dự một cuộc tập trận quy mô lớn vào tháng 4.2016 với sự tham gia của 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Nga, ở ngoài khơi Sumatra.
Trung tâm nghiên cứu Biển Đông này cũng được thành lập trong bối cảnh Bắc Kinh đang cấp tập quân sự hóa ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối và quan ngại của cộng đồng quốc tế.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quan chức Trung Quốc xoa dịu công chúng trong vụ bê bối vaccine Một quan chức dược phẩm Trung Quốc hôm qua nói rằng những liều vaccinetrong vụ bê bối gây rúng động nước này "không được bảo quản lạnh" chứ không phải quá đát, và cũng chưa phát hiện trẻ tử vong do tiêm vacccine buôn lậu. Trung Quốc rúng động với bê bối vaccine bị phanh phui hôm 18/3. Ảnh minh họa: naturalhealth365 Theo...