Trung Quốc trừng phạt các tập đoàn vũ khí Mỹ vì bán thiết bị quân sự cho Đài Loan
Mỹ đã bán 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, với các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense và Raytheon, cho Đài Loan ( Trung Quốc).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: fmprc.gov.cn
Hãng tin Reuters ngày 16/9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, nước này sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các giám đốc điều hành của Boeing Defense và Raytheon, những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ, vì liên quan đến vụ bán thiết bị quân sự mới nhất cho Đài Loan.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Ted Colbert, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chi nhánh của Boeing về lĩnh vực kỹ thuật phòng thủ, không gian và an ninh cùng với ông Gregory Hayes, Giám đốc điều hành nhà thầu quốc phòng Raytheon Technologies Corp (RTX.N) nhằm phản ứng với việc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/9 phê duyệt việc bán thiết bị quân sự cho Đài Loan.
Hợp đồng bán hàng trên bao gồm 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, trong đó các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense, một bộ phận của Boeing (BA.N) và Raytheon.
Video đang HOT
Hai ông Colbert và Hayes sẽ bị trừng phạt “để bảo vệ chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”, với lý do “họ tham gia vào các vụ mua bán vũ khí này”, bà Mao Ninh cho biết, nhưng không nói rõ về cách chúng sẽ được thực thi.
“Phía Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Chính phủ Mỹ và các thực thể liên quan ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và các cuộc tiếp xúc quân sự Mỹ-Đài”, bà Mao Ninh nêu rõ.
Lầu Năm Góc đã công bố thương vụ vũ khí trên sau các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan sau chuyến thăm vào tháng trước của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, vị quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Bắc trong nhiều năm.
Trung Quốc trước đó đã trừng phạt Raytheon, Boeing Defense và các cá nhân không xác định liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Nhưng thông báo ngày 16/9 đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh xác định và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân từ những công ty này.
Chính phủ Trung Quốc trước tới nay coi đảo Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và đang chờ tái thống nhất, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Tình báo Anh: Nga gặp khó trong tác chiến ở Ukraine vì thiếu UAV trinh sát
Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay không người lái (UAV) do các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Moskva khó có thể thay thế các UAV bị bắn rơi trong cuộc xung đột với Ukraine.
Nga được cho là đã nhận được lô hàng UAV đầu tiên từ Iran. Ảnh: AFP
Nga đang gặp khó khăn trong việc duy trì kho dự trữ UAV, và ngày càng trầm trọng hơn do tình trạng thiếu các thành phần do các lệnh trừng phạt quốc tế.
Điều này được nêu trong đánh giá tình báo của Bộ Quốc phòng Anh mới đây. Báo cáo cho biết, vào ngày 5/9, các lực lượng Nga đã thực hiện 27 lần xuất kích UAV trên bờ phía Tây của sông Dnepr, so với mức trung bình là 50 lần/ngày trong tháng 8. Vào ngày 21/8, các lực lượng Ukraine thông báo đã bắn rơi 3 UAV chiến thuật Orlan-10 của Nga trong một ngày.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh lưu ý rằng trong vài năm qua, học thuyết của Nga đã nhấn mạnh vai trò ngày càng nổi bật của UAV, đặc biệt là nhằm xác định mục tiêu cho các cuộc tấn công bằng pháo binh. Nhưng UAV dễ bị tổn thương bởi hiệu ứng động năng do bị bắn hạ trực tiếp và gây nhiễu điện tử.
"Khả năng bổ sung hạn chế đối với các UAV trinh sát có thể làm giảm năng lực đánh giá tình huống chiến thuật của các chỉ huy và ngày càng làm phức tạp các hoạt động của Nga", báo cáo nêu rõ.
Đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin cho rằng các biện pháp hạn chế Nga tiếp cận các bộ phận đã ảnh hưởng đến nỗ lực đảm bảo hậu cần kỹ thuật của nước này khi Moskva chuyển hướng sang Iran để cung cấp máy bay không người lái, và Triều Tiên để cung cấp đạn dược và vũ khí.
Tuần trước, lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ một máy bay không người lái do thám "Kartograf" của Nga ở khu vực Mykolaiv và trong đánh giá mới nhất về tổn thất của Nga, các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 6/9 cho biết Moskva đã mất 867 UAV.
Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra đã cản trở khả năng mua vũ khí của nước này, đặc biệt là các thiết bị điện tử cần thiết.
Tờ New York Times đưa tin, Moskva đã kỳ vọng rằng Trung Quốc có thể bù đắp sự thiếu hụt phần cứng và linh kiện quân sự nhưng Bắc Kinh đã phần lớn tôn trọng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vì lo sợ mất quyền tiếp cận công nghệ sản xuất chất bán dẫn của Mỹ.
Tờ Times cho biết, tình báo Mỹ phát hiện Nga đang hướng đến việc mua đạn pháo và tên lửa từ Triều Tiên. Trong khi đó, lô hàng máy bay không người lái đầu tiên do Iran chế tạo được cho là đã đến Nga. Mohajer-6 và loạt UAV Shahed-series được cho là một phần của lô hàng ban đầu được sử dụng cho các hoạt động khác nhau bao gồm thực hiện các nhiệm vụ giám sát, tấn công và tác chiến điện tử.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng Nga đã phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật và "nhiều vấn đề" với các máy bay không người lái do Iran sản xuất, theo hãng tin AP. Trong khi đó, Nga hiếm khi bình luận về những tổn thất của mình.
Tính toán ngoại giao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ đang phát huy thế mạnh ngoại giao trên trường quốc tế trong bối cảnh Tổng thống Erdogan đối mặt với những thách thức bầu cử lớn nhất trong gần 20 năm cầm quyền. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại dinh thự Bocharov Ruchei ở Sochi, Nga, ngày 28/9/2021. Ảnh: EPA...