Trung Quốc trục xuất một nữ phóng viên Pháp
Trung Quốc sẽ trục xuất một nữ phóng viên Pháp của tuần san L’Obs vì đã viết bài chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.
Ursula Gauthier, phóng viên tuần san L’Obs thường trú tại Bắc Kinh – Ảnh: AFP
Ursula Gauthier, phóng viên thường trú của tuần san L’Obs tại Bắc Kinh, sẽ phải rời khỏi Trung Quốc vào ngày 31.12, theo Reuters ngày 26.12.
L’Obs đăng tải bài viết của phóng viên Gauthier với nội dung cho rằng Trung Quốc lợi dụng những vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) vừa qua để lấy cớ tăng cường đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Gauthier công khai xin lỗi và rút lại bài viết này.
“Họ cho biết nếu tôi không công khai xin lỗi về những luận điểm làm tổn thương người Trung Quốc… thì tôi sẽ phải rời khỏi Trung Quốc vào ngày 31.12″, Gauthier nói với AFP.
Video đang HOT
Tuần san L’Obs lên tiếng bảo vệ phóng viên Gauthier, và đăng một bài xã luận gọi vụ trục xuất phóng viên này là “một vụ việc lớn” vào thời điểm mà Pháp và Trung Quốc đang tăng cường quan hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế.
Bộ Ngoại giao Pháp ngày 25.12 ra một thông cáo bày tỏ sự hối tiếc về việc visa (thị thực) của phóng viên Gauthier không được Trung Quốc gia hạn: “Pháp muốn nhắc lại tầm quan trọng của việc nhà báo có thể làm việc tại bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thái Lan hoãn trả 52 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc
Chính quyền quân sự Thái Lan vừa quyết định tiếp tục tạm giữ 52 người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, chưa trả về Trung Quốc, theo tờ The Nation (Thái Lan) ngày 14.7.
Những người được cho là người Duy Ngô Nhĩ di cư từ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, bị giữ tại một trại tị nạn ở biên giới Thái Lan - Malaysia - Ảnh: Reuters
Cuối tuần trước, Thái Lan đã trao trả Trung Quốc 109 người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, 52 người còn lại hiện vẫn được giữ tại Thái Lan và chưa có kế hoạch trả về. Trong khi đó, Trung Quốc muốn Thái Lan trả hết người vì một số trong những người này được cho đã nhập cư bất hợp pháp và thừa nhận có tham gia các tổ chức khủng bố.
"Trong 109 người vừa được trao trả, có 13 người trốn khỏi Trung Quốc trước đó sau khi bị tình nghi có dính líu đến các hoạt động khủng bố, và hai người đã trốn khỏi trại giam", Bộ Công an Trung Quốc cho biết.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha chưa lên tiếng bình luận về việc Trung Quốc nghi ngờ những người Duy Ngô Nhĩ này là khủng bố, ông chỉ cho biết việc trao trả dựa trên nguyên tắc lợi ích quốc gia và nhân quyền.
"Chúng tôi phải dựa trên luật pháp và mối quan hệ quốc tế, chứ không chịu áp lực từ bất cứ quốc gia nào", ông nói.
Việc Thái Lan trao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc gặp sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng quốc tế. Mỹ và Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu chính quyền Thái Lan không tiếp tục trục xuất người Duy Ngô Nhĩ nữa. "Người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc sẽ rơi vào nguy hiểm, có nguy cơ bị tra tấn, nhục hình", một đại diện của Liên Hiệp Quốc nói.
Trong khi đó, chính phủ Thái Lan cho biết Bắc Kinh đã hứa bảo đảm an toàn cho những người Duy Ngô Nhĩ và đồng ý để đại diện Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan (NSC) và các tổ chức quốc tế giám sát việc việc tiếp nhận này.
Từ tháng 3.2014, có hơn 300 người thuộc nhóm tộc người thiểu số Turk đến Thái Lan. Đến nay, chính quyền Thái Lan đã trả 180 người về Thổ Nhĩ Kỳ và 109 người về lại Trung Quốc.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Cảnh sát Trung Quốc bắn chết 28 phần tử khủng bố ở Tân Cương Cảnh sát Trung Quốc đã bắn chết 28 phần tử của một nhóm khủng bố ở khu tự trị Tân Cương, theo cổng thông tin điện tử chính quyền Tân Cương ngày 20.11. Lực lượng cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra ở Tân Cương - Ảnh: AFP AFP dẫn lại thông tin từ trang Tianshan, cổng thông tin điện tử...