Trung Quốc trồng nấm tạo việc làm cho 10 triệu người, sao ĐBSCL không trồng để hơn 1 triệu dân bỏ xứ ra đi?
Đó là 1 trong những vấn đề gợi mở mà ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đặt ra tại diễn đàn “Mekong Connect 2020 với chủ đề “Đưa sản phẩm, dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp.
Tại diễn đàn “Mekong Connect 2020 với chủ đề “Đưa sản phẩm, dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp ngày 21/12, ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, ngành nấm đã mang lại cho Trung Quốc 17 tỉ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu mỗi năm và tạo ra 10 triệu việc làm cho lao động nông thôn. Trong khi đó, toàn bộ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 44 tỉ đô la Mỹ.
Ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại diễn đàn “Mekong Connect 2020″
Theo ông Hoan, Trung Quốc trồng nấm trên phế phẩm cà phê, trên bã mía, lục bình và lõi bắp. “Với hạt cà phê, khi đến người tiêu dùng chỉ mới sử dụng được có 0,2% toàn bộ khối lượng của hạt, tức đã lãng phí đến 99,8% cái đã bị bỏ đi, từ thịt của quả cà phê cho tới bã” – ông Lê Minh Hoan thông tin.
Video đang HOT
Ông Lê Minh Hoan nói tiếp: “Đối với cây mía, chất ngọt trong đường mía chiếm rất nhỏ, trong khi thân, bã còn lại là khối chất rất lớn để tạo ra giá trị”.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, để biến những thứ bỏ đi trở thành giá trị gia tăng trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, khoa học công nghệ ở trong nước “hiện vẫn chưa làm được”.
Do đó, ông Lê Minh Hoan mong các doanh nghiệp dẫn đầu sẽ hợp sức lại, thành lập một viện nghiên cứu tư nhân để nghiên cứu. “Khi đó, tư nhân sẽ bắt tay với nhà nước, tôi tin vấn đề sẽ được giải quyết” – ông Lê Minh Hoan cho biết.
Tỷ lệ người dân di cư, nhập cư và tăng trưởng dân số ĐBSCL
Ông Lê Minh Hoan cho rằng, việc làm trên không phải đơn giản và rất nhiều vấn đề phải bàn nhưng ông Lê Minh Hoan giả sử ĐBSCL làm được y như Trung Quốc và giảm quy mô bằng 1/10 của quốc gia này thì có thể tạo ra 1 triệu việc làm ở khu vực nông thôn bằng nghề trồng nấm với giá trị mang lại khoảng 1,7 tỉ đô Mỹ.
“Khi đó sẽ góp phần giải quyết được câu chuyện 1,3 triệu dân ĐBSCL bỏ xứ, đi đến TP.HCM và Bình Dương vì thiếu việc làm như báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 của VCCI vừa công bố” – ông Hoan nói.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng: Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Trong 10 năm qua, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 10 triệu lao động nông thôn, với 37% học nghề nông nghiệp, 63% học nghề phi nông nghiệp.
Tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 85%.
Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đặt ra. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội mong muốn Hội NDVN phát huy tốt hơn nữa vai trò trong quá trình tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách...
Cũng về vấn đề này, đại diện tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh còn lớn, nhất là nghề nông nghiệp. Tỷ lệ nông dân qua đào tạo mới đạt gần 60%, nguyện vọng của nông dân muốn được học nhiều ngành nghề trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Trong khi đó, quy định nông dân chỉ được học một nghề trong nông nghiệp như thời gian qua là chưa hợp lý.
Được đào tạo nghề bài bản, nhiều nông dân Hải Dương đã đầu tư nuôi thuỷ sản hiệu quả. Ảnh: Ngọc Mai
Theo đại diện tỉnh Sóc Trăng hiện còn hạn chế trong lựa chọn mô hình, xây dựng dự án theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, một số dự án còn trải rộng trên nhiều ấp, chưa chú trọng đầu tư các mô hình mới, chủ yếu tập trung vào mô hình đã có sẵn. Tỉnh Sóc Trăng đề xuất Ban chỉ đạo Đề án 61 tiếp tục hướng dẫn thực hiện Kết luận 61 cho giai đoạn tiếp theo. Tham luận của tỉnh Ninh Bình cho biết, Quỹ Hỗ trợ nông dân rất thiết thực trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ưu điểm là quỹ cho vay không phải thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản. Các cấp Hội ND quản lý quỹ rất hiệu quả, hơn 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh, không có tình trạng nợ xấu. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp ngân sách cho quỹ theo hướng năm sau cao hơn năm trước 20%.
Vĩnh Phúc: Trồng ngô không lấy hạt, cây còn xanh rờn đã chặt bán thân, bán lá, nông dân ở đây cứ trồng là khá Dù mới được trồng, phát triển tại một số xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng ngô sinh khối đã bộc lộ nhiều ưu điểm trên đồng đất Vĩnh Phúc như ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể trồng 3-4 vụ/năm. Trồng ngô sinh khối được coi là hướng đi mới trong sản xuất nông...