Trung Quốc trồng dưa hấu ở Lào-Campuchia: Việt Nam sẽ thua?
Theo chuyên gia, Việt Nam nên học mô hình của Nhậtphát triển liên hiệp hợp tác xã, hỗ trợ trực tiếp nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ.
Áp lực cạnh tranh của nông sản Việt
Xung quanh hiện tượng người Trung Quốc trồng dưa hấu ở Lào, Campuchia rồi tái xuất trở lại, PGS. TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho hay, người Trung Quốc còn trồng nhiều thứ ở Việt Nam, tạo gây áp lực lớn cho nông sản Việt.
Nhà máy phân loại và đóng gói quýt để xuất khẩu ở Nhật. Ảnh: Viện Cây ăn miền Nam
“Trung Quốc trồng dưa hấu ở Campuchia, Lào cũng dễ hiểu. Hiện nay Campuchia chỉ trồng lúa một vụ, trong khi ĐBSCL làm hai vụ, do đó, đất ở Campuchia còn mênh mông lắm. Lào, Campuchia không có được hệ thống thủy lợi như ở Việt Nam, nếu họ đầu tư trị thủy có thể tăng diện tích rất lớn. Trung Quốc trồng dưa theo phương pháp canh tác nghiêm ngặt, đúng yêu cầu của thị trường, lại do người của họ trồng… nên về lâu dài, Việt Nam có nguy cơ bị thua.
Tôi được biết người Trung Quốc còn vào Việt Nam trồng chuối, trồng hoa theo quy trình của họ. Họ trồng thì xuất về Trung Quốc dễ hơn là Việt Nam xuất đi bởi đó là người của họ, họ biết nơi tiêu thụ, biết tiếng… do đó Việt Nam dễ bị thất thế, thị phần dưa hấu nói riêng và nhiều loại nông sản khác của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc sẽ sụt giảm.
Video đang HOT
Hiện nay Trung Quốc còn trồng rất nhiều thanh long ở nước họ nên sắp tới thị phần loại quả này của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với thế mạnh về KHCN, giá sản phẩm của họ bán ra rất rẻ. Đó không phải là những doanh nghiệp quá lớn, chỉ đầu tư được vài chục ha”.
PGS.TS Nguyễn Minh Châu cũng đề cập đến việc người dân Việt không có ý thức giữ giống, cứ có người đặt hàng là đóng gói bán, không cần biết đó là ai. Báo chí cũng từng phản ánh về chuyện giống cây ăn trái của Việt Nam được đóng gói bán sang Trung Quốc, Campuchia, Lào… Chính vì thế, vai trò quản lý, kiểm soát của Nhà nước hết sức quan trọng.
Cho đến nay, trên thị trường Việt Nam đã tràn ngập trái cây ngoại, nhất là từ các nước láng giềng, do đó, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cảnh báo Việt Nam sẽ phải chia sẻ thị trường với Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Đồng quan điểm, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam sẽ phải chia sẻ thị phần ở Trung Quốc và thậm chí cả trong nội địa. Lý do khiến nông sản ngoại dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt, theo bà Mai, là do mẫu mã sản phẩm của Việt Nam kém hơn, giá cả còn cao quá, doanh nghiệp Việt thậm chí còn mua ngược lại để xuất đi.
Cả hai vị chuyên gia đều nhấn mạnh, tình hình trên đòi hỏi người nông dân Việt Nam phải làm đúng cách đã nói nhiều lâu nay, đó là theo theo chuỗi giá trị, tức phải có doanh nghiệp đứng ra làm việc với nông dân, hướng dẫn làm theo cùng một quy trình, doanh nghiệp lại thu mua, đóng gói để tiêu thụ.
“Cứ làm mãi theo kiểu cắt buồng chuối trong vườn đi bán mà không có thương hiệu gì thì chỉ có nước bán rẻ, thậm chí không bán được. Việt Nam đã có những nông dân trồng chuối xuất khẩu sang Mỹ và được đóng gói với thương hiệu chuối Dole nhưng số này rất ít. Muốn nhân rộng ra, Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng nhất trong bốn nhà, đứng ra triệu tập, gắn kết doanh nghiệp với nông dân. Phải thể hiện bằng hành động thực tế chứ không phải chỉ nói, có như thế mới hình thành chuỗi giá trị được”, PGS.TS Nguyễn Minh Châu nói.
Học cách làm của Nhật
Nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam tỏ ra tâm đắc về cách làm thị trường của Nhật Bản. Theo đó, ở Nhật có những liên hợp hợp tác xã có cửa hàng bán lẻ khắp nơi to như siêu thị loại lớn, giúp nông dân trong vùng bán được sản phẩm họ đã làm ra, ví dụ như Liên hiệp HTX JA, một liên hiệp HTX rất lớn ở Nhật.
“Ở Nhật để hỗ trợ sản xuất thì Nhà nước sẽ đào tạo, hỗ trợ cho cả hệ thống sản xuất mà trung tâm của hệ thống này là người nông dân.
Cả hệ thống viện và trường đại học trực thuộc Trung ương, viện trực thuộc tỉnh và trung tâm khuyến nông tỉnh liên kết với nhau rất chặt chẽ. Mỗi năm, họ đều ngồi lại với nhau để thông tin các kết quả đã làm được năm rồi và thống nhất các vấn đề cần phải làm trong năm tới. Việc làm này rất khác ở ta, đôi khi chúng ta cũng có ngồi lại giữa các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao, nhưng không có thảo luận ai sẽ làm công việc nào trong năm tới mà phổ biến là mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết.
Theo_Báo Đất Việt
Người lao động được tăng lương từ hôm nay 1/1/2016
Mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP, từ hôm nay 1/1 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Người lao động được tăng lương từ hôm nay 1/1/2016
Mức lương mới này sẽ áp dụng với các đối tượng:
Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Việc tăng lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động vì trượt giá đồng tiền. Trước đó theo điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 19,9% người lao động cho biết tiền lương hiện nay không đủ sống, 72% phải "thắt lưng buộc bụng" để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Mức lương tối thiểu vùng này là mức thấp nhất để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận lương. Quyết định tăng lương này một mặt cải thiện đời sống người lao động, mặt khác cũng gây không ít gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, từ 1/1/2016 Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này bằng mức lương cơ sở.
Theo_NDH
Hà Nội: Quanh năm ăn rau quả sạch trồng trong... thùng xốp Chỉ bằng những thùng xốp, chị Nguyễn Thu Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) không chỉ trồng được các loại rau củ phục vụ cho gia đình mà còn trồng nhiều loại cây ăn quả cho thu hoạch quanh năm ngay tại ngôi nhà cao tầng của mình. Hơn 3 năm trước, trong quãng thời gian nghỉ ở nhà sinh và nuôi con nhỏ,...