Trung Quốc trong 10 năm chế tạo 18 tàu Aegis, bỏ xa Anh, Pháp, Nhật
Tàu chiến mặt nước hải quân chế tạo quy mô lớn như vậy, tốc độ nhanh, trọng tải lớn, rất giống Hải quân Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn tờ nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada tháng 8 (xuất bản trước) đăng bài viết “Hải quân Trung Quốc có trọng tải thứ hai thế giới” của Andrei Chang. Sau đây là nội dung bài viết:
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Trung Quốc đang chế tạo tàu chiến mặt nước cỡ lớn lớp 7.000 tấn trở lên với tốc độ chưa từng có. Số lượng tàu khu trục tên lửa Type 052D được đông thơi khởi công chế tạo ở Đại Liên, Thượng Hải trong năm 2015 lên tới 7 chiếc,
công vơi 2 chiếc đã bàn giao (số hiệu 172, 173) và 2 chiếc đang chạy thử trên biển, trong 5 năm ngắn ngủi (từ năm 2010), tổng cộng 11 chiếc Type 052D đã đưa vào hoạt động và đang chế tạo.
Nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng sẽ chế tạo một chiếc Type 052D là việc đã lên phương án. Như vậy, số lượng tàu khu trục Type 052D nhìn thấy được đã lên tới 12 chiếc, tổng trọng tải là 84.000 tấn.
Bắt đầu từ năm 2003, đã có 6 tàu khu trục tên lửa Type 052C biên chế cho Hải quân Trung Quốc, 4 chiếc biên chế cho Hạm đội Đông Hải, 2 chiếc biên chế cho Hạm đội Nam Hải, tổng trọng tải 38.400 tấn.
Tàu khu trục Lan Châu số hiệu 170 Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Như vậy, tổng số tàu khu trục Type 052C/D sẽ đạt 18 chiếc, hơn nữa tuổi thọ tàu đều khoảng 10 năm. Tàu chiến mặt nước hải quân chế tạo quy mô lớn như vậy, tốc độ nhanh, trọng tải lớn, rất giống Hải quân Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Ngoài ra, Hạm đội Đông Hải cũng đã biên chế 4 tàu khu trục tên lửa 956E/E kiểu M do Nga chế tạo, lượng giãn nước tối đa 6.700 tấn, tổng trọng tải cũng đã đạt 26.800 tấn.
Video đang HOT
Một chiếc tàu sân bay Liêu Ninh đã đạt lượng giãn nước 70.000 tấn, Trung Quốc hiện còn chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên ở Đại Liên, cũng có lượng giãn nước tối đa là 70.000 tấn. Tổng trọng tải đạt 140.000 tấn.
Mười năm qua, Hải quân Trung Quốc cũng đã chế tạo 22 chiếc tàu hộ vệ tên lửa Type 054A, lượng giãn nước tối đa 4.200 tấn, tổng trọng tải đạt 92.400 tấn. 2 chiếc tàu hộ vệ Type 054, mỗi chiếc lượng giãn nước 3.900 tấn, tổng trọng tải 7.800 tấn.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tổng trọng tải chỉ những tàu chiến mặt nước cỡ lớn, mới nói trên đã cao tới 389.400 tấn, vượt xa hải quân các nước Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nga, trở thành cường quốc trên biển thứ hai có trọng tải tàu chiến mặt nước cỡ lớn chỉ sau Mỹ.
Măc du về tổng số tàu Aegis, Hai quân My vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, tổng số tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke lên tới 62 chiếc, nhưng Mỹ chế tạo những tàu chiến này bắt đầu từ năm 1989, đã trải qua 26 năm.
Không đến 10 năm, tàu Aegis của Hải quân Trung Quốc đã lên tới 18 chiếc. Bởi vậy có thể thấy, một khi cần, trước năm 2025 – 2030, Hải quân Trung Quốc có khả năng đưa số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn trên 7.000 tấn lên 40 chiếc thậm chí nhiều hơn.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Sina động đến nỗi đau chưa nguôi: Type 052D có thể bắn hạ Su-22
Không rõ vì lý do gì mà trang thông tin điện tử của Trung Quốc này lại tỏ ra hiếu chiến như vậy trong lúc dư luận Việt Nam còn đang thương tiếc và lo lắng cho số phận của hai phi công vừa mất tích.
Su-22 của Không quân Việt Nam (phiên bản tấn công mặt đất)
Mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh Trung Quốc vừa có bài viết cho biết các tàu khu trục Type 052D của Hải quân nước này có khả năng đánh chặn và bắn hạ được các máy bay ném ném bom Su-22 của Không quân Việt Nam.
Không rõ vì lý do gì mà trang thông tin điện tử của Trung Quốc này lại tỏ ra hiếu chiến như vậy trong lúc dư luận Việt Nam còn đang thương tiếc và lo lắng cho số phận của hai phi công vừa mất tích ngoài Biển Đông trong một tai nạn không may.
Sina tuyên bố rằng, " các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D của Trung Quốc có thể đánh chặn và bắn hạ Su-22 của Không quân Việt Nam trong một cuộc xung đột trong tương lai trên Biển Đông nếu nó xảy ra".
Sina cho biết: Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 180 máy bay chiến đấu MiG-21, 40 chiếc Su-22M3 có khả năng tấn công mặt đấy và 6 chiếc Su-22U làm công tác huấn luyện vào cuối năm 1979 để thay thế các máy bay tấn công A-37, F-5E mà Việt Nam thu được của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Sau này, Việt Nam nhận thêm các 32 chiếc Su-22M4 tấn công mặt đất và 4 chiếc Su-22UM3 huấn luyện vào năm 1988.
Type 052D
Mạng quân sự Sina cho rằng đối với Trung Quốc, các máy bay Su-22 là "mối đe doạ nguy hiểm nhất đối với lực lượng lục quân TQ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 79 giữa hai nước Trung - Việt.
Trong cuộc chiến (chống lại quân xâm lược Trung Quốc - PV) tại đảo Gạc Ma (Johnson Reef) ở Trường Sa năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đều không được quân đội Việt Nam triển khai để đánh lại tàu Trung Quốc - Sina nói.
Sina cho biết trong trận chiến ở Gạc Ma, các thuỷ thủ Trung Quốc đã được cảnh báo trước về khả năng tấn công của máybay Su-22.
Trang mạng Sina của Trung Quốc trích dẫn thống kê phỏng đoán của Flightglobal - một chuyên trang về hàng không cho biết Không quân Việt Nam hiện nay có khoảng 38 loại Su-22 khác nhau trong biên chế. Trong đó có khoảng 50 chiếc Su-22 được lưu cất trong kho.
Với tầm tấn công trong khoảng 500 km, Su-22 của Không quân Việt Nam có khả năng vận hành và bao quát toàn bộ khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, hiện nay, theo Sina, Không quân Việt Nam có thêm khoảng 24 máy bay tiêm kích ném bom Su-30MK2V trong lộ trình thay thế các máy bay Su-22 thế hệ cũ.
Su-30MK2V
Sina Quân sự của Trung Quốc tự tin khi tuyên bố rằng: "trong một cuộc đối đầu tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, Su-22 của Việt Nam chắc chắn sẽ khó để có thể sống sót và chống đỡ được sự tấn công từ các tàu khu trục Type 052D hiện đại của Trung Quốc.
Về tàu khu trục Type 052D của TQ. Đây là loại tàu chiến thứ 6 trang bị radar mảng pha chủ động 4 mặt và thiết bị bắn thẳng đứng thông dụng, kế tiếp sau tàu hộ vệ lớp Sachsen Đức, tàu hộ vệ lớp De Zeven Provicien Hà Lan, tàu hộ vệ lớp Iver Huitfeldt Đan Mạch, tàu hộ vệ lớp Akizuki và tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Nhật Bản.
Chiếc tàu khu trục Type 052D đầu tiên được Trung Quốc đặt tên là Côn Minh, số hiệu 172, hạ thủy ngày 28 tháng 8 năm 2012, chính thức gia nhập Hải quân Trung Quốc ngày 21 tháng 3 năm 2014, biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông.
Theo giới thiệu của mạng sina Trung Quốc ngày 27 tháng 2, tàu khu trục Type 052D được thiết kế tàng hình, trang bị radar tiên tiến, hệ thống bắn thẳng đứng tăng cường, tua bin khí nội, đại diện cho trình độ cao nhất của tàu chiến mặt nước cỡ lớn hiện có của Hải quân Trung Quốc.
Theo bài báo, tàu này giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách tổng thể về công nghệ với tàu khu trục Arleigh-Burke II của Quân đội Mỹ, đã trang bị rất nhiều vũ khí mũi nhọn.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc sẽ xây dựng 4 - 5 biên đội tàu sân bay, tập trung ở Biển Đông Những biên đội tàu sân bay này sẽ tập trung đuổi Mỹ ra khỏi khu vực có xung đột với Nhật Bản, Đài Loan và ở Biển Đông, đối đầu tàu sân bay Mỹ ở chuỗi đảo thứ2. Trung Quốc cơ bản hoàn thành căn cứ chứa 2 tàu sân bay ở Biển ĐôngTrung Quốc có thể xây đảo Sùng Minh thành căn...