Trung Quốc trỗi dậy: Nixon cũng không ngờ
Khi căng thẳng Trung-Mỹ leo thang, các cố vấn chính sách đối ngoại của Mỹ không còn mối bận tâm nào hơn ngoại trừ vấn đề giải quyết mối quan hệ đang căng thẳng tột độ với Bắc Kinh.
Thời Chiến tranh Lạnh, cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon có một tham vọng là “mở cửa Trung Quốc” và ông hứa hẹn sẽ “Thuyết phục Trung Quốc thay đổi”.
Với tầm nhìn xa, Nixon đã “mở đường cho Trung Quốc”, biến “thù thành bạn”, và Bắc Kinh trở thành một đối tác ngoại giao, đồng thời đưa các giá trị và tư tưởng dân chủ của Mỹ vào Trung Quốc.
Tuy nhiên hiện nay, khi chứng kiến cảnh chính quyền Tập Cận Bình thách thức Mỹ và ôm mộng bá quyền, những dự tính của Nixon có vẻ quá xa vời để trở thành hiện thực.
Có lẽ Nixon sẽ càng thất vọng hơn khi Trung Quốc đã tiến quá xa. Tiềm lực thương mại và công nghiệp hùng hậu khiến nền kinh tế Trung Quốc biến chuyển vượt ngoài mọi khả năng tưởng tượng. Hiện nay, họ đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Tổng thống Nixon và chủ tịch TQ Chu Ân Lai. (Ảnh: The Wall Street Journal)
Video đang HOT
Trong khi đó, phía chính quyền Obama đang cố gắng duy trì chính sách ôn nhu nhưng vẫn không quên can thiệp quân sự vào mối quan hệ của Trung Quốc và châu Á. Trung Quốc cũng đang diễn một trò tương tự. Và một cuộc đụng độ nảy lửa giữa hai cường quốc này là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là quy mô xung đột thế nào và xảy ra bao lâu nữa mà thôi.
Chính phủ Obama đã không ít lần trực tiếp đối đầu với Trung Quốc vì vấn đề đẩy mạnh tự do thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời âm thầm ngăn chặn Anh và Úc ký kết các hiệp ước thương mại song phương với Trung Quốc.
Và mâu thuẫn ngày càng cao trào hơn khi Trung Quốc ồ ạt mở các cuộc tập kích, nạo vét, xây đắp để tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Các nước trong khu vực này hết sức quan ngại và bất bình trước bàn đạp mà Trung Quốc dàn dựng với ý đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông. Trong khi đó cũng là một mối đe dọa thách thức Lầu Năm Góc.
Thực tế, cả hai bên Mỹ-Trung đều không muốn chiến tranh xảy ra, vì Trung Quốc vẫn cần thị trường Mỹ để tồn tại. Chiến tranh với Mỹ sẽ là một thảm họa kinh tế cho Trung Quốc. Còn với Mỹ, mối quan hệ Mỹ-Trung là rất quan trọng và rất khó tính đến chuyện phải hi sinh, vì Trung Quốc ngày nay rất mạnh về tiềm lực kinh tế, công nghiệp và quân sự.
Thời chiến tranh lạnh, việc đối đầu với Liên Xô đã khiến Nixon mở đường cho Trung Quốc. Nhưng “cái đầu lạnh” của ông cũng không tài nào dự đoán được sự bùng nổ vượt trội và chuyển biến mạnh mẽ vươn lên của Trung Quốc như ngày nay.
Theo Thùy Vân/Wall Street Journal
Pháp luật TPHCM
Lý do khiến Trung Quốc "hống hách" trước "Chú Sam"
Sự thất bại trong việc kiểm nghiệm nguồn gốc các hàng hóa trong những năm gần đây của Mỹ - đặc biệt là về thiết bị điện tử và thuốc men, đồng nghĩa với Washington đang phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, chứ không phải chiều ngược lại.
Trong những năm 1990, những người Mỹ chủ trương chính sách thương mại hóa với Trung Quốc khẳng định rằng sự phụ thuộc nền kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến chung sống hòa bình. Song sự phụ thuộc một chiều đó cũng sẽ kèm theo rủi ro, do Trung Quốc hiện nay ngày càng hung hãn hơn bao giờ hết.
Washington bây giờ phải chỉ ra các sơ hở cơ bản trong hệ thống thương mại quốc tế vốn rất có lợi cho Trung Quốc. Nhà Trắng tuyên bố rằng, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ chỉ càng làm cho Trung Quốc mạnh thêm. Thật không may, cũng chính hiệp định bao gồm 11 quốc gia đồng minh trên vành đai Thái Bình Dương đó, sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề.
Mối quan hệ quốc tế ở Đông Á và Nam Á trở nên căng thẳng hơn từ năm 1960. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào năm ngoái đã so sánh vụ việc này giống như tình hình năm 1914 ngay trước khi Thế chiến thứ nhất nổ ra. Hải quân Mỹ thời gian gần đây đã bắt đầu trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên những mảng diện tích lớn của Biển Đông.
Các công nhân tại nhà máy sản xuất bóng đèn tại Trung Quốc
Vấn đề này đi ngược lại với mục tiêu ban đầu sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh tạo ra Tổ chức Thương mại Thế giới vào giữa những năm 1990 và sau đó mời Bắc Kinh cùng tham gia. Tổng thống Bill Clinton khẳng định rằng "sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng sẽ có tác động tự do hóa (thương mại) ở Trung Quốc."
Tệ hơn nữa, chiến lược phụ thuộc công nghiệp do Tổ chức Thương mại Thế giới đề ra dường như đã tạo thế đòn bẩy mạnh mẽ cho Trung Quốc.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã đẩy mạnh tiến trình hội nhập với các đồng minh, trong đó có Nhật Bản, Đức, Anh và Canada. Tuy vậy người Mỹ đã lựa chọn không dựa dẫm hoàn toàn vào bất kỳ đồng minh nào.
Hiện nay, Hoa Kỳ lại phụ thuộc vào Trung Quốc ở các lĩnh vực mặt hàng mà công dân Mỹ cần đến mỗi ngày. Chúng bao gồm 100% thiết bị điện tử và các chất hóa học. Chúng thậm chí còn bao gồm các thành phần cơ bản của một số loại tá dược quan trọng nhất của quốc gia, bao gồm cả thuốc kháng sinh.
Trung Quốc thì ngược lại. Nước này chỉ phụ thuộc vào Hoa Kỳ ở các mặt hàng như năng lượng và kim loại. Và không giống như các đối tác thương mại chính của Washington trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế của Trung Quốc lớn mạnh hơn của Mỹ và tăng trưởng nhanh hơn. Trung Quốc cũng tuyệt đối không phải là một đất nước dân chủ.
Thách thức của Washington hiện tại chính là sự phụ thuộc bất đối xứng của Washington vào Trung Quốc ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền tự do hành động Mỹ như thế nào? Liệu rằng Trung Quốc sẽ không cần lo lắng gì khi cho rằng Mỹ không dám đụng chạm đến tinh thần hiếu chiến của nước này?
Theo Tri Thông
Pháp luật TPHCM
George Soros: Mỹ bên bờ vực thế chiến thứ 3 với Trung Quốc Mỹ có thể bị đẩy vào thế lơ lửng của chiến tranh thế giới thứ 3 với Trung Quốc; một điểm cốt yếu để tránh kết cục này là hội nhập tiền tệ. Đó là đánh giá của George Soros tại Ủy ban Bretton Woods ở Washington D.C hôm 19/5. Xuất hiện trước cử tọa gồm toàn những ông chủ của các quỹ...