Trung Quốc trơ trẽn công bố xây hàng loạt công trình ở Trường Sa
Theo kế hoạch xây dựng mới được Trung Quốc ngang ngược công bố, sẽ có hàng loạt công trình “dân sự” được nước này dựng lên ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tin tức từ hãng tin Reuters cho hay, Bắc Kinh ngày 17/6 đã công bố một số chi tiết về kế hoạch xây dựng ở những bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau khi thông báo sắp hoàn thành việc cải tạo (trái phép) tại đây.
Kế hoạch trên được Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố trong một thông cáo ngắn. Theo đó, Bắc kinh sẽ xây dựng một số cơ sở dân sự phục vụ công tác nghiên cứu, hỗ trợ cứu nạn và giao thông hàng hải tại các bãi đá mà Trung Quốc cải tạo phi pháp.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập của Việt Nam hồi giữa tháng 5. Ảnh: Reuters
Theo thông báo trên, kế hoạch xây dựng các công trình dân sự trái phép tại Trường Sa của Trung Quốc chủ yếu gồm các công trình sau:
1/. Xây dựng hải đăng cỡ lớn, đồng thời lắp đặt thiết bị dẫn hướng không dây như trạm AIS, và các thiết bị an toàn thông tin trên biển như trạm VHF.
2/. Xây dựng công trình cứu trợ khẩn cấp trên biển, tại các công trình cứu trợ này có bố trí các thiết bị cứu vớt khẩn cấp và xử lý tràn dầu, bảo đảm an toàn hàng hải, công trình này có thể cung cấp phục vụ tiếp tế, tránh gió cho các tàu qua lại tại Biển Đông;
Video đang HOT
3/. Xây dựng trạm quan trắc khí tượng biển và trung tâm quan trắc biển;
4/. Xây dựng công trình điều trị tổng hợp và khẩn cấp trên biển;
5/ Xây dựng công trình xử lý rác thải và nước thải.
Trung Quốc ngụy biện rằng các cơ sở này nhằm “giúp cải thiện điều kiện sống” ở Trường Sa và giúp nước này “hoàn thành trách nhiệm quốc tế về giám sát môi trường, cứu trợ thảm họa và an toàn hàng hải”.
Thông báo của NDRC viết: “Phương án xây dựng công trình dân sự tại quần đảo Trường Sa để cải thiện cuộc sống sinh hoạt và công tác cho nhân viên và binh lính Trung Quốc đồn trú trên đảo, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế, duy trì an ninh hàng hải trên Biển Đông, tăng cường hợp tác với các quốc gia”.
Dù thông báo của NDRC cho biết Trung Quốc sẽ xây dựng bến cảng cho các tàu tìm kiếm, cứu nạn và nơi tránh bão, sửa chữa cho tàu cá, song không nêu rõ sẽ xây dựng loại cảng hoặc bến nào.
Cơ quan này cũng không cho biết cơ sở nói trên khi nào được hoàn thành, đồng thời không chỉ rõ họ sẽ xây dựng những hạ tầng này trên bãi đá nào ở Trường Sa.
Trung Quốc ngày 16/6 cũng cho biết sau khi xây xong các đảo nhân tạo (phi pháp) trên Biển Đông, sẽ tiếp tục xây dựng các công trình trên những hòn đảo này để phục vụ các mục đích khác nhau, bao gồm cả quân sự.
Bắc Kinh đã “tuyên bố chủ quyền” với gần như với toàn bộ diện tích Biển Đông – nơi có tiềm năng dầu khí và là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất. Mỗi năm có tới 5.000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua khu vực này.
Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines. Gần đây, để đẩy mạnh yêu sách vô lý trên Biển Đông, Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự và chiếm quyền kiểm soát hàng hải, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như của Mỹ và các đồng minh.
Giới chức Mỹ trước đó từng công bố thông tin Bắc Kinh đã cải tạo hơn 6 km2 đất chỉ trong năm nay. Nhiều cơ sở quân sự, gồm một đường băng dài 3.000 m và hệ thống radar cảnh báo sớm được Trung Quốc thiết lập tại các diện tích bồi đắp, có thể được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Sau khi một số nước và tổ chức nghiên cứu về quốc phòng lên tiếng về việc Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp các đá ở Biển Đông từ tháng 5 năm ngoái, Bắc Kinh đã công khai hoạt động phi pháp này, thậm chí còn đề cập đến khả năng sử dụng hạ tầng cho mục đích quân sự.
Mỹ và các nước quan tâm đến tự do hàng hải ở Biển Đông phản đối mạnh mẽ việc xây dựng của Trung Quốc. Việt Nam cũng nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các thỏa thuận đa phương.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ phản ứng tuyên bố của Trung Quốc về biển Đông
Mỹ cho biết nước này lưu ý thông báo của Trung Quốc về việc sắp hoàn thành cải tạo ở các bãi đá ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) trên biển Đông và quan ngại về kế hoạch xây dựng thêm của Bắc Kinh
Trung Quốc cải tạo trái phép trên đá Vành khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Hãng tin Reuters dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 16-6 cho rằng: "Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng, hỗ trợ các giải pháp ngoại giao và hòa bình khẩn cấp hay củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển.
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép từ năm ngoái, báo động nhiều quốc gia châu Á và đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gay gắt từ Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16-6 đã ra tuyên bố cho biết hoạt động cải tạo trái phép này sắp hoàn thành nhưng chỉ nói chung chung mà không chỉ rõ hoạt động cải tạo tại khu vực nào trong số 7 bãi đá sắp hoàn tất. Bắc Kinh còn ngang ngược cho rằng điều này "phù hợp với kế hoạch làm việc", đồng thời tuyên bố sẽ xây cơ sở hạ tầng trên các đảo để "hoàn thiện những chức năng liên quan".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỉ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.
Ngoài các hoạt động xây dựng phi pháp trên biển Đông, Trung Quốc còn bị giới chức Mỹ cáo buộc tấn công máy tính chính phủ nước này, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước trước thềm cuộc gặp thường niên Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung, diễn ra từ 22 đến 24-6 tại Washington.
Bà Mira Rapp Hooper, chuyên gia biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định động thái thông báo kế hoạch kết thúc xây dựng mà Trung Quốc vừa đưa ra có thể chỉ là sự điều chỉnh nhằm giảm căng thẳng ngoại giao trước thềm cuộc đối thoại nói trên. Bà Hooper còn nhấn mạnh rằng động thái này không phải là dấu hiệu thể hiện sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc.
Đỗ Quyên (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Máy bay Nga áp sát chiến hạm NATO trên biển Baltic Một phi cơ trinh sát quân sự Nga hôm 11/6 bay sát phía trên 4 chiến hạm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang hoạt động trong khu vực biển Baltic, có lúc chỉ cách boong tàu khoảng 150m. Máy bay tuần tra hàng hải Ilyushin II-38 May của hải quân Nga. Ảnh minh họa:Military-Today Camera từ tàu khu...