Trung Quốc triệt phá đường dây bao cao su giả trị giá 7 triệu USD
Giới chức Trung Quốc đã phá vỡ một đường dây sản xuất bao cao su giả và tịch thu hàng trăm nghìn hộp bao cao su hàng nhái ước tính giá thị trường vào khoảng 7 triệu USD.
Đường dây sản xuất rất mất vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh: Du Shi Kuai Bao)
RT đưa tin, chính quyền Trung Quốc ngày 20/11 đã triệt phá một đường dây chuyên làm bao cao su giả và bắt 17 nghi phạm. Nhóm này đã sản xuất bao cao su giả để đưa ra bán ở các khách sạn và siêu thị.
Theo đó, cảnh sát Trung Quốc đã bắt quả tang 500.000 hộp sản phẩm làm giả một thương hiệu bao cao su nổi tiếng thế giới tại các nhà máy thuộc 3 tỉnh Hà Bắc, Hà Nam và Chiết Giang. Số hàng này có giá trị trường xấp xỉ 7 triệu USD. Bao bì có thương hiệu được in giả tinh vi, sau đó các nghi phạm đã đóng gói những chiếc bao cao su tái chế vào bên trong. Sự việc bị phanh phui sau khi cảnh sát đã khai thác thông tin về nguồn cung từ một doanh nhân địa phương, người đã đi rao bán các mặt hàng bao cao su với giá rẻ bất ngờ.
“Điều kiện vệ sinh ở những nhà máy này là rất tồi tệ và không đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi đã chứng kiến quá trình sản xuất bao cao su giả. Họ trộn những chiếc bao cao su đã được tái chế với dầu silicone trong một chiếc xô”, trưởng sở cảnh sát huyện Thương Nam, Chiết Giang Zheng Xidan nói.
Video đang HOT
Theo ông Zheng, những chiếc bao cao su giả được sản xuất ở Hà Nam và Hà Bắc, sau đó được đóng gói ở Chiết Giang trước khi mang ra thị trường.
Do quá trình sản xuất rất mất vệ sinh, những chiếc bao cao su giả chứa nấm, độ dày mỏng không đều và đôi khi có cả lỗ thủng. Vì tham lợi trước mắt, những người bán lẻ đã bỏ qua mối nguy hại và vẫn nhập hàng về bán. Đường dây trên chỉ bán hàng giả với giá bán buôn chỉ 0.14 USD/gói trong khi hàng thật có giá bán lẻ cao gấp nhiều lần.
Nhiều vụ sản xuất bao cao su giả đã được phát hiện tại Trung Quốc. Từ năm 2014, giới chức tỉnh Hà Nam đã bắt 10 vụ làm giả tương tự. Các nghi phạm bị bắt đều bị xử tù với mức tối đa lên tới 4 năm. Hồi tháng 2, cảnh sát đã bắt quả tang 2 triệu hộp bao cao su giả các nhãn hiệu nổi tiếng ở Vận Thành, Sơn Tây.
Hồi năm 2015, cảnh sát Thượng Hải đã tịch thu 3 triệu chiếc bao cao su giả trị giá 1,67 triệu USD. Sau khi khám nghiệm, họ phát hiện ra những sản phẩm này có chứa kim loại độc hại. Khác với đường dây bị bắt quả tang hôm qua, thủ phạm trong vụ việc năm 2015 bán những sản phẩm giả bằng với giá hàng thật trên các trang mua hàng trực tuyến.
Bao cao su giả cho Trung Quốc sản xuất thậm chí còn tràn lan ra các thị trường nước ngoài. Tháng 3/2017, hải quan Mỹ đã bắt quả tang 40.000 bao cao su giả ở San Juan, Puerto Rico. Bao cao su giả do Trung Quốc sản xuất cũng xuất hiện ở Ghana.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ RT
Nghị sĩ Bỉ bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc
Nguồn tin của Het Laatste Nieuws cho hay, cuộc điều tra được tiến hành bởi văn phòng công tố liên bang Bỉ.
An ninh Bỉ - ảnh minh họa
Báo Sputnik của Nga dẫn thông tin từ mạng Het Laatste Nieuws cho hay, 1 nghị sĩ quốc hội liên bang Bỉ của đảng quốc gia "Flemish Interest" có tên Philip Devinter bị tình nghi là gián điệp cho Trung Quốc.
Nguồn tin của Het Laatste Nieuws cho hay, cuộc điều tra được tiến hành bởi văn phòng công tố liên bang Bỉ.
Cơ quan an ninh quốc gia Bỉ nghi ngờ rằng ông Philip Devinter đã tham vấn cho hiệp hội phi lợi nhuận của Trung Quốc ở Antwerp trong nhiều năm, nhằm tạo ra một "mạng lưới chính trị và doanh nghiệp" ở Bỉ với sự hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc.
Trong 5 năm liên tục, hiệp hội chủ yếu tham gia tổ chức các sự kiện văn hóa, nhằm thu hút các chính trị gia và doanh nhân Bỉ để gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định ở cấp tiểu bang.
Người sáng lập hiệp hội, công dân Trung Quốc Shao Changchun đã bị dẫn độ đến Trung Quốc năm ngoái. Cuộc điều tra cho thấy Devinter duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Shao Changchun.
Về phần mình, ông Devinter phủ nhận việc có quan hệ với hiệp hội và chính phủ Trung Quốc, theo báo cáo của trang Het Laatste Nieuws.
Hòa Bình (theo Sputnik)
Theo baogiaothong
Tính mạng ngư dân nghèo Nam Phi và cơn khát bào ngư tại Trung Quốc Nhiều thợ lặn nghèo ở Nam Phi đã bất chấp tính mạng trong những chuyến ra khơi đầy nguy hiểm để kiếm kế sinh nhai khi nhu cầu tiêu thụ bào ngư và tôm hùm tại Trung Quốc ngày càng tăng lên. Các thợ lặn săn bào ngư ở châu Phi (Ảnh: Shaun Swingler/Guardian) Một buổi tối thứ 7 tháng 8, Deurick van...