Trung Quốc triển khai tuyến tuần tra mới trên Biển Đông
Hải quân Trung Quốc đã thiết lập và triển khai tuyến tuần tra mới ở Biển Đông đi qua tất cả các bãi đá ngầm, bãi cạn và các đảo tranh chấp. Trong khi đó, Ngoại trưởng nước này tuyên bố Trung Quốc chưa cần vội vàng ký COC.
Hoat động tuần tra mới của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc trên Biển Đông đang gây quan ngại lớn cho dư luận khu vực.
Theo thông tin do hãng Kyodo của Nhật Bản cung cấp, sau khi củng cố các đơn vị tiền tiêu của hải quân trên Biển Đông, Trung Quốc đã cho thiết lập và triển khai tuyến tuần tra giám sát mới đi qua toàn bộ các điểm tranh chấp, thậm chí cả những khu vực nằm trong phạm vi 85 hải lý của tỉnh Palawan, cực Tây Philippines.
Kyodo dẫn báo cáo mật của quân đội Philippines cho biết Hạm đội Nam hải của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là đơn vị chịu trách nhiệm thành lập tuyến tuần tra trên, động thái đã dẫn tới một số vụ xâm nhập gây căng thẳng cao độ trong khu vực.
Cũng theo báo cáo, tuyến tuần tra trải dài qua các quần đảo, bãi đá ngầm và bãi cạn tranh chấp trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là “đường đứt đoạn 9 khúc” đối với hầu hết, nếu không nói là toàn bộ Biển Đông.
“Toàn bộ các vỉa đá ngầm, bãi cạn và các hòn đảo, trong đó bãi đá ngầm Second Thomas, bãi Reed Bank và bãi Mischief đều nằm trong hoặc trên tuyến tuần tra (của Hải quân Trung Quốc)”, báo cáo có đoạn viết.
Video đang HOT
Ba bãi trên có tên Việt Nam lần lượt là Cỏ Mây, Cỏ Rong và Vành Khăn. Tuy nhiên, Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền và gọi tên là Nhân Ái, Reed Bank và Tế Tiêu.
Báo cáo còn cho biết Trung Quốc đã củng cố bãi Vành Khăn thành tiền đồn hải quân có bãi đáp trực thăng; sân bêtông; các ụ súng đôi dành cho súng phòng không và súng máy; rađa; các thiết bị liên lạc bằng vệ tinh như chảo parabol, ăngten lưỡng cực; pin mặt trời, đèn pha và cả sân bóng rổ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cho xây đài quan sát cao 3 tầng tại đây.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nâng cấp các cơ sở quân sự tại 7 điểm chiếm đóng khác. Các địa điểm này đều nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc.
Cùng với thời điểm xuất hiện thông tin trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đưa ra một tuyên bố cứng rắn về vấn đề Biển Đông khi nói rằng Trung Quốc chưa cần vội vàng ký thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
“Trung Quốc tin rằng không nên vội vàng. Có một số nước hy vọng có thể đạt được nhất trí về COC một sớm một chiều và đây là những nước đang ôm ảo vọng phi thực tế… COC liên quan tới lợi ích của nhiều bên và những yếu tố cấu thành COC yêu cầu phải có khối lượng lớn công việc phối hợp (của các bên). Không quốc gia đơn lẻ nào có thể áp đặt ý chí của mình lên các nước khác”, hãng Xinhua dẫn lời ông Vương Nghị nói.
Trước đó, phát biểu tại Bangkok, Thái Lan, ông Vương Nghị đưa ra đề xuất về 3 cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trong đó vẫn duy trì quan điểm chỉ tiến hành đối thoại giữa các bên có liên quan tranh chấp trực tiếp và kêu gọi các bên cùng thăm dò và khai thác chung.
Tuyên bố của ông Vương Nghị đang làm dấy lên hoài nghi về kết quả của vòng đàm phán COC đầu tiên sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới. Vòng đàm phán này được dự kiến sẽ có sự tham gia của quan chức cấp cao 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.
Theo Dantri
Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển Nhật Bản
Tối qua, 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển của Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng thời điểm Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đang có cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama để thảo luận khả năng cải thiện quan hệ.
Từ tháng 9 năm ngoái, tàu Trung Quốc thường xuyên tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu hải giám trên tiến đến gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tối 3/8 và đây là ngày thứ hai liên tiếp các tàu này có mặt ở vùng biển tranh chấp.
Theo JCG, các tàu trên vốn là 3 trong 4 tàu đi vào vùng biển Senkaku vào sáng 2/8 nhưng bị phát hiện tiến vào vùng biển của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp vào khoảng 17h15' chiều cùng ngày.
Phản hồi cảnh báo của JCG thông qua radio, một trong ba tàu hải giám đã tuyên bố bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc.
Những động thái trên hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama diễn ra gần như cùng thời điểm.
"Quan hệ hai nước đang đối mặt với những khó khăn to lớn. Hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế và tìm hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề trong quan hệ song phương", ông Lý Nguyên Triều nói tại cuộc gặp.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ý mong muốn phía Nhật Bản rút ra những bài học từ quá khứ và duy trì con đường phát triển hòa bình.
Về phần mình, ông Hatoyama nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Nhật - Trung, đồng thời kêu gọi hai bên giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Cựu Thủ tướng Nhật Bản cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng.
Thời gian qua, các đại diện của Nhật Bản đã tới Bắc Kinh để thảo luận về biện pháp giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Hiện mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ Nhật Bản quôc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu như hồi tháng 9 năm ngoái, động thái đã khiến Trung Quốc liên tục cử các tàu đi vào vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản.
Vũ Anh
Theo Dantri
Công nhân Trung Quốc bỏ thuốc độc vào bánh bán sang Nhật Một công nhân nhà máy thực phẩm của Trung Quốc thú nhận trước một tòa án của tỉnh Hà Bắc là đã bỏ thuốc độc vào sủi cảo đông lạnh bán sang Nhật, làm 10 người ở Nhật trúng độc vào năm 2008. Lư Duyệt ình bị xét xử tại tòa án Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, 30/7/2013 Vụ này đã khiến...