“Trung Quốc triển khai tên lửa hạt nhân nhằm vào Nhật”
Một tờ báo Trung Quốc hôm 18/1 đưa tin nước này đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 nhằm vào Nhật tại núi Trường Bạch/Beakdu đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Hình ảnh về quân đoàn hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc. (Ảnh: Chosun Ilbo)
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết báo International Herald Leadercủa Trung Quốc ngày 18/1 đã đưa thông tin trên sau khi phân tích đoạn phim tài liệu của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc về một quân đoàn trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa đang huấn luyện ở vùng núi đông bắc Trung Quốc.
Tuy nhiên, Chosun Ilbo nhận định rằng do International Herald Leader là một ấn bản chính thức nên bài báo đó giống một bài tuyên truyền cho chính phủ hơn là một bài điều tra.
Vị trí Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 là núi Trường Bạch, một vùng lãnh thổ tranh chấp nằm trên đường biên giới chung giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, được Bình Nhưỡng gọi là núi Baekdu.
Theo báo Hàn Chosun Ilbo, tên lửa Đông Phong-21 lần đầu tiên được công khai trong cuộc diễu hành quân sự tại Bắc Kinh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 1999. Các tên lửa Đông Phong-21 nguyên gốc là loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm xa 1.700 – 2.100km. Các phiên bản này có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào ở Hàn Quốc và Nhật, gồm cả căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa.
Video đang HOT
Tên lửa Đông Phong-21 có thể chở theo một đầu đạn hạt nhân 200-500 kiloton, dài 10,7m và có thể bay với tốc độ Mach 10 (3.402,9m/s). Độ chính xác của Đông Phong-21 cũng đã được cải thiện, tăng gấp 10 lần với bán kính sai lệch chỉ còn 30-40m.
Tên lửa Đông Phong-21 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu hành quân sự tại Bắc Kinh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 1999 (Nguồn: GlobalMil)
Tuy nhiên, phiên bản mới nhất của Đông Phong-21 đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm xa lên tới 3.000km, có thể đe dọa hạm đội tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Phiên bản này có thể tấn công hạm đội tàu sân bay Mỹ ở gần Guam, khu vực đầu cầu chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương hay bất kỳ mục tiêu nào ở khu vực biển Hoa Đông. Loại tên lửa này rất khó đánh chặn vì nó bay rất nhanh và có thể thay đổi đường bay ở giai đoạn cuối.
Báo Hàn Quốc cũng cho hay Trung Quốc được cho là đã triển khai tên lửa Đông Phong-21 ở bờ biển tỉnh Sơn Đông để chuẩn bị cho các trường hợp xung đột với Nhật về vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tại Hoa Đông. Tỉnh Sơn Đông nằm gần biển Hoa Đông và là nơi dễ bị không quân Nhật tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trung Quốc được cho là có tới 50-100 tên lửa Đông Phong-21 các loại.
Chosun Ilbo dẫn lời Giáo sư Cho Yang-hyun của Học viện Ngoại giao Hàn Quốc nhận xét: “Nếu Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 tại núi Baekdu thì đó là một lời cảnh báo với liên minh quân sự 3 bên giữa Mỹ-Nhật-Hàn”.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Chosun Ilbo
Nhật thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải với Ấn Độ
Nhân chuyến thăm Ấn Độ trong 2 ngày 16-17/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ về an ninh hàng hải giữa hai nước, cho rằng cả hai nên chủ động nhận trách nhiệm đảm bảo tự do và ổn định hàng hải.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp tại New Delhi ngày 16/1. (Nguồn: AFP/PIB).
Báo India Times dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhận định, Nhật và Ấn đều có những lợi ích to lớn trong khu vực kéo dài từ Ấn Độ Dương, qua biển Đông đến Thái Bình Dương. Bởi vây, hai nước cần phải tăng cường hợp tác trong "mối quan hệ đối tác đặc biệt" để bảo đảm an ninh hàng hải khu vực.
Phát biểu trước Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, Ngoại trưởng Kishida đã khéo léo đề cập đến Trung Quốc trong các xung đột ở biển Đông và nhắc lại lời đề nghị của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về 3 nguyên tắc hành xử trên biển, bao gồm "không đe dọa hay sử dụng vũ lực" để đạt được các yêu sách lãnh thổ.
Ngoại trưởng Nhật kết luận rằng vai trò lãnh đạo của 2 nước là hết sức cần thiết cho khu vực và khẳng định: "Cả Nhật và Ấn đều là những nước ven biển có lợi ích phụ thuộc vào tự do hàng hải".
Theo India Times, các nguồn tin ngoại giao Nhật cho biết nước này muốn New Delhi giữ vai trò trung tâm trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bởi hiện Bắc Kinh đang tăng cường sự hiện hiện trên biển cũng như trên không gần biên giới Nhật Bản, đồng thời Trung-Nhật đang có những tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tokyo ngày 14/1 đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2015 ở mức 42 tỷ USD, lần tăng thứ 3 liên tiếp sau hơn một thập niên cắt giảm chi tiêu quốc phòng, để đối phó với ảnh hưởng quân sự đang ngày một gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ India Times
Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật. TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo...