Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh lớn nhất thế giới
Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh Haijing 2901 tới một quần đảo ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, cách khu vực có tranh chấp với Nhật Bản chỉ 320 km.
Tàu Haijing 2901. Ảnh: Want China Times.
Tàu Haijing 2901 được điều động tới quần đảo Chu Sơn, ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, cách Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp chủ quyền, chỉ 320 km, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin.
Với mức giãn nước hơn 10.000 tấn, Haijing 2901 hiện là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, vượt qua cả các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu được trang bị pháo hạm H/P J-26 76 mm, hai tháp pháo 30 mm và hai súng máy phòng không. Thông tin trước đó cho biết Haijing 2901 có mức giãn nước gần 12.000 tấn và có vận tốc lên đến 25 hải lý/giờ (hơn 45 km/h).
Trung Quốc được cho là có ý định sử dụng tàu tuần duyên có khả năng tương tự tàu chiến để đe dọa tàu các nước khác mà không tạo ra chiến tranh hoặc vượt quá ranh giới ngoại giao.
Video đang HOT
Trung Quốc còn đang xây dựng một căn cứ tuần duyên ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, để có thể điều động nhiều tàu tuần tra hơn ra vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Chinanews hồi tháng 5 tiết lộ Trung Quốc sắp chế tạo xong một tàu hải cảnh khác cũng lớn như Haijing 2901 và có thể được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, phụ trách tuần tra Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật Bản, Trung Quốc sắp có cơ chế ứng xử trên biển
Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đang bàn thảo để đưa ra một cơ chế ứng xử trong trường hợp tàu hai nước đối đầu trên biển.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Want China Times ngày 23.6 trích dẫn các nguồn tin Trung Quốc từ Want Daily, tờ báo chung cơ quan chủ quản với Want China Times, cho biết đại diện của 2 nước đã có những cuộc gặp để bàn cơ chế phối hợp trên biển.
Với cơ chế này, tàu tuần duyên, tàu hải cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản có thể liên lạc và ứng xử với nhau bằng tiếng Anh hoặc thông báo với nhau khi có tranh chấp hay bất đồng trên biển. Cơ chế này sẽ được hai bên thống nhất và cho ra mắt vào tháng 7 tới, Want China Times trích các nguồn tin từ Trung Quốc cho hay.
Cơ chế ứng xử này sẽ áp dụng cho cả vùng nhận dạng phòng không, vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển mỗi nước 370 km và cả vùng biển mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, tờ Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo lại cho biết các quan chức hai nước vẫn chưa thống nhất liệu cơ chế ứng xử này có áp dụng cho vùng biển tranh chấp hay không.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Máy bay Nhật Bản bay trên vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP
Want China Times cho biết thêm cơ chế ứng xử sẽ không áp dụng cho vùng lãnh hải và vùng trời của 2 nước.
Đây sẽ là cơ chế ứng xử trên biển đầu tiên của Trung Quốc với một nước láng giềng, trong khi một cơ chế ứng xử tương tự với các nước trong khu vực Đông Nam Á được đề cập đến hơn chục năm nay vẫn chưa được Bắc Kinh xúc tiến hoàn tất.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cố tình trì hoãn việc hoàn tất bộ quy tắc ứng xử với các nước ở Biển Đông vì không muốn sử dụng luật để ứng phó với xung đột trên biển, thay vào đó Trung Quốc muốn sử dụng "luật của kẻ mạnh".
Theo Thanhnien
Nhật Bản lập web về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc phản ứng Nhật Bản đã lập giao diện về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong trang web chính thức của Chính phủ Nhật Bản, khiến Trung Quốc phản ứng. Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku xuất hiện thêm nhiều diễn biến căng thẳng mới. Quần...