Trung Quốc triển khai hàng nghìn lính diễn tập gần Ấn Độ
Trung Quốc điều hàng nghìn lính dù diễn tập ở vùng cao nguyên tây bắc, cho biết lực lượng này có thể triển khai sát Ấn Độ trong vài giờ.
Hàng nghìn binh sĩ quân đội, xe thiết giáp và trang bị quân sự được huy động từ tỉnh Hồ Bắc, di chuyển bằng máy bay chở khách và phương tiện cơ giới đến khu vực bí mật ở cao nguyên tây bắc Trung Quốc hôm 6/6, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết lực lượng lính dù tham gia diễn tập có thể hiện diện ở biên giới với Ấn Độ “chỉ trong vài giờ” sau khi có lệnh.
Tướng Mao Lei, chỉ huy lữ đoàn không quân tham gia diễn tập, cho biết quân đội Trung Quốc đã đạt bước đột phá đáng kể về quy mô và phương án cơ động lực lượng. “Sử dụng phương tiện vận tải dân dụng mở rộng đáng kể năng lực chuyển quân, cũng như tăng hiệu quả cơ động binh sĩ ở quy mô lớn”, ông cho hay.
Ấn Độ chưa bình luận về hoạt động này.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc lên máy bay đến cao nguyên tây bắc hôm 6/6. Ảnh: CCTV.
Thông tin về đợt diễn tập được công bố cùng ngày lãnh đạo quân đội hai nước gặp nhau trong một nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới. “Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí thân mật và tích cực, hai bên đã nhất trí giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay. New Delhi cho biết hai bên cũng nhất trí “tiếp tục các giao thiệp ngoại giao và quân sự để đảm bảo hòa bình” ở khu vực biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung một trong những đường biên giới trên đất liền dài nhất thế giới, với các cuộc xung đột nổ ra liên tục kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1962.
Lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ hôm 9/5 ẩu đả ở khu vực hồ Pangong Tso tại biên giới khiến nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên hai nước xảy ra căng thẳng tại biên giới kể từ sau cuộc đối đầu tại khu vực Doklam hồi năm 2017. Hai bên sau đó họp và thống nhất hạ nhiệt, tránh để căng thẳng leo thang, nhưng vẫn tiếp tục điều thêm quân đến khu vực và tình hình chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Ấn Độ cáo buộc các lực lượng Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói rằng “một lượng đáng kể” quân đội Trung Quốc đã vượt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước. Trong khi đó, Bắc Kinh nói nước này “đang thực hiện tuần tra bình thường trên phần lãnh thổ Trung Quốc giáp LAC và tránh mọi hành động gây phức tạp”.
LAC là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát được lập ra năm 1993. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, khiến hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Khu vục biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Lần gần nhất căng thẳng biên giới Trung – Ấn dâng cao là vào năm 2017, khi quân đội hai nước tập trung tại khu vực cao nguyên Doklam, một dải đất nằm ở ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Khu vực này không nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, nhưng được xem là hành lang chiến lược đóng vai trò “huyết mạch” nối giữa Delhi với các bang phía đông bắc.
Bhutan cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ nước này, trong khi Bắc Kinh phủ nhận. Ấn Độ đã đưa quân hỗ trợ Bhutan, dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng.
Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự
Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ - Australia.
Australia và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự, đặt nền tảng cho các cuộc trao đổi và tập trận quân sự giữa 2 nước ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự. Ảnh: Statesman
Trong một tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ - Australia. Theo đó, các tàu và máy bay quân sự của 2 nước có thể tiếp nhiên liệu và tiếp cận các cơ sở bảo trì tại căn cứ quân sự của nhau. Phía Ấn Độ cũng cho biết đang cân nhắc sự tham gia của Australia trong các cuộc tập trận hải quân hàng năm mà Mỹ và Nhật Bản tổ chức ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, để củng cố mối quan hệ an ninh giữa 4 quốc gia.
Trước đó, Ấn Độ đã từng ký kết một thỏa thuận tương tự với Mỹ . Thỏa thuận lần này với Australia cũng được xem là một bước mở rộng chiến lược quân sự của Ấn Độ trong khu vực./.
Ấn Độ từ chối đề nghị của Trump Ắn Độ khước từ đề nghị làm trung gian hòa giải của Trump, khẳng định sẽ đàm phán với Trung Quốc để giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới. "Hai bên đã thiết lập các cơ chế ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong khu vực biên giới bằng...