Trung Quốc triển khai giàn khoan nước sâu thứ hai ở Biển Đông
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo giàn khoan nửa nổi nửa chìm Nam Hải 9 vừa hoàn thành lần khoan thăm dò nước sâu đầu tiên trên Biển Đông.
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
China Daily dẫn thông báo từ Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 5/11 cho biết giếng vừa thăm dò có tên Lingshui 25-1-1 (Lăng Thủy 25-1-1) nằm ở bồn trũng mà Trung Quốc gọi là Qiongdongnan, có độ sâu 3.930 m. Công ty này nói sẽ tiếp tục xác thực nguồn tài nguyên tại đây.
Nam Hải 9 (Nanhai Jiu Hao) là giàn khoan nước sâu thứ hai của Trung Quốc đưa vào sử dụng, sau Hải Dương 981, cho thấy Trung Quốc đã có thiết bị và công nghệ để thực hiện những đợt thăm dò dầu khí quy mô lớn ở những khu vực nước sâu, thông báo cho biết thêm.
Huang Benhui, người làm việc trên Nam Hải 9, mô tả Biển Đông là khu vực có điều kiện làm việc khó khăn nhưng giàn khoan này có nhiều tính năng giúp đối phó với thời tiết xấu. Nam Hải 9 đã khoan thăm dò 6 giếng dầu trên Biển Đông, Huang nói.
Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL), thuộc sở hữu của CNOOC, là đơn vị vận hành Nam Hải 9. Yuan Xiaosong, phó tổng giám đốc phân đoạn khoan của COSL, cho biết công ty quản lý 43 giàn khoan, trong đó hơn 20 giàn khoan hoạt động ở Trung Quốc, số còn lại đang tham gia vào các dự án nước ngoài.
Video đang HOT
“Nam Hải 9 sẽ giúp tăng cường khả năng thăm dò dầu khí ngoài khơi Trung Quốc bằng cách phối hợp với giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở những vùng biển khác nhau trong cùng một thời điểm, từ đó cải thiện khả năng khai thác dầu khí cho Trung Quốc”, Yuan nói.
Hải Dương 981 là giàn khoan nước sâu đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc, có thể hoạt động ở độ sâu khoảng 3.000 m nhưng thường được sử dụng ở độ sâu từ 800 đến 1.500m. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã đưa trái phép Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước khi cho rút về Hải Nam vào trung tuần tháng 7.
Theo Yuan, lựa chọn tốt nhất cho những dự án có độ sâu lớn hơn là Nam Hải 9 bởi chi phí hoạt động của nó ít hơn Hải Dương 981.
Độ sâu hoạt động tối đa của Nam Hải 9 là 1.524 m. Theo CNOOC, giàn khoan này đã được sử dụng ở Na Uy và phía tây châu Phi. Nó có chiều dài 99 m, rộng 88m và cao 116m.
Theo VnExpress
Trung Quốc: Phải "ăn miếng trả miếng" với Việt Nam, Ấn Độ?!
Ông Bình kêu gọi Trung Quốc hành động, chiếm được bao nhiêu thì chiếm, lấy được bao nhiêu thì lấy và bỏ giấc mộng đàm phán tay đôi đi?!
Tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh lao về phía tàu Kiểm ngư Việt Nam trong khủng hoảng giàn khoan 981 Bắc Kinh đơn phương hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam vừa qua.
Đài Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 31/10 dẫn bình luận của Đỗ Bình, một bình luận viên thời sự quen thuộc của Trung Quốc tức tối (PV) kêu gọi Bắc Kinh "ăn miếng trả miếng" với hoạt động hợp tác quân sự hết sức bình thường và hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Việt - Ấn trong vùng biển Việt Nam?!
Trước việc hai nước Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh và năng lượng ở Biển Đông sau chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Bình cho rằng Trung Quốc đang thực hiện chiến lược "bắt cá 2 tay". Một mặt Bắc Kinh vẫn "theo đuổi" việc cải thiện quan hệ song phương với Việt Nam và Ấn Độ, mặt khác vẫn tiếp tục "một bước không đi một ly không dời trên Biển Đông, kiên quyết không thỏa hiệp"?!
Đỗ Bình kêu gọi: "Trước việc Ấn Độ giành được hợp đồng khai thác thăm dò nhiều lô dầu khí của Việt Nam như thế, việc cần làm của Trung Quốc cũng tương tự. Tức là ngoài việc bày tỏ &'quan ngại', khuyến cáo Ấn Độ không được can dự vào Biển Đông, Trung Quốc cần dùng hành động để khẳng định chỗ này là của Trung Quốc, chỗ kia là nơi Trung Quốc có quyền thăm dò khai thác".
"Cần phải làm như vậy, nếu Trung Quốc không làm thì phản đối cũng vô dụng. Vì vậy phải ăn miếng trả miếng. Hai nước kia làm gì thì Trung Quốc cần phải làm thế, thậm chí phải làm với quy mô và tần suất lớn hơn, có như thế trong đàm phán hay đối đầu Trung Quốc mới có chỗ dựa. Nếu không chiếm được cái gì trong khi mình có thực lực và khả năng chiếm được đồng nghĩa với bỏ qua lợi ích", Đỗ Bình ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ phi pháp.
Việc các quốc gia ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ lên tiếng bảo vệ tự do và an toàn hàng hải, duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông trước nạn bành trướng của Trung Quốc bị Đỗ Bình chụp mũ thành "kéo bè kết đảng thành lập liên minh bao vây Trung Quốc. Chủ trương đòi đàm phán tay đôi, bẻ từng chiếc đũa của Bắc Kinh không một nước nào hưởng ứng, kể cả cái gọi là "gác tranh chấp cùng khai thác" cũng không một nước nào chấp nhận bởi cái tiền đề vô lý và trịch thượng: Phải thừa nhận chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc - PV.
Đỗ Bình bình luận trên đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Tuy nhiên Đỗ Bình tiếp tục ngụy biện và đổ lỗi cho các bên liên quan "không thiện chí đàm phán tay đôi với Bắc Kinh, lại còn một mình khai thác" (?!), đồng thời ông Bình kêu gọi Trung Quốc hành động, chiếm được bao nhiêu thì chiếm, lấy được bao nhiêu thì lấy và bỏ giấc mộng đàm phán tay đôi đi?!
Hợp tác Việt - Ấn là hoạt động đối ngoại hết sức bình thường và không xâm phạm quyền lợi hay đe dọa bất cứ ai. Ấy vậy nhưng Đỗ Bình cho rằng Việt Nam và Ấn Độ đang liên thủ lấy 2 địch 1 đối đầu với Trung Quốc, vì vậy Bắc Kinh phải ăn miếng trả miếng, có những hành động cứng rắn tương ứng để "chiến thắng" 2 nước Việt Nam, Ấn Độ.
Trong một động thái có liên quan, tờ Business Insider ngày 31/10 đăng phân tích của Jeremy Bender bình luận, Việt Nam đã trở thành quốc gia được ủy nhiệm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bất kỳ cuộc đối đầu nào có thể.
Theo Jeremy Bender, Ấn Độ công bố bán các tàu hải quân cho Việt Nam và hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí ở Biển Đông hôm 28/10 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung gia tăng căng thẳng trên Biển Đông cũng như căng thẳng Trung - Ấn cứ âm ỉ leo thang ngoài biên giới.
Trung Quốc đã lợi dụng triệt để thực tế thiếu các cột mốc biên giới để gặm nhấm dần lãnh thổ Ấn Độ bằng cách từ từ đẩy quân vào khu vực tranh chấp và bình thường hóa hoạt động kiểm soát của Trung Quốc tại đây. Các cuộc xâm nhập lãnh thổ không bao giờ đủ lớn để New Delhi phản ứng bằng một hoạt động quân sự, nhưng nếu thiếu phản ứng cứng rắn càng tạo cho Bắc Kinh một lợi thế chiến lược ăn mòn lãnh thổ láng giềng.
Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú ý tới vai trò của Việt Nam như một quốc gia ủy nhiệm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Một quan chức ngoại giao Mỹ nói với Reuters, đây là một bước đi đầu tiên rất quan trọng và sẽ tạo ra sự hợp tác Việt - Mỹ lớn hơn trong tương lai.
"Sửa đổi chính sách này cho phép chung tôi giúp Việt Nam nâng cao khả năng tự bảo vệ mình trong bối cảnh Trung Quốc ngày một hung hăng trên Biển Đông", quan chức giấu tên này cho biết.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc làm cảng nổi ở Trường Sa Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho các dự án cải tạo đảo tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền VN) ở Biển Đông, theo các quan chức công nghiệp đóng tàu và thông tin được cung cấp tại triển lãm Shiptec China 2014 ở Đại Liên. Mô hình cảng nổi gồm nền tảng đa năng có...