Trung Quốc triển khai dự án siêu đập ở Pakistan
Trong một động thái có thể khiến Ấn Độ tức giận nhưng giúp thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Pakistan đã trao hợp đồng xây dựng một đập lớn tại khu vực tranh chấp Kashmir cho liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc.
Pakistan đã có được nguồn tài trợ vốn đối từ Trung Quốc đối với dự án đập Diamer Bhasha.
Ảnh: Reuters
Giai đoạn đầu của dự án xây đập Diamer Bhasha trị giá 2,75 tỉ USD đã được trao cho liên doanh giữa Tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc với một đơn vị của quân đội Pakistan. Đập Diamer – Bhasha nằm trên sông Indus, tại vùng Gilgit-Baltistan thuộc Kashmir do Pakistan kiểm soát, cách biên giới Trung Quốc 320 km.
Đây là dự án lớn đầu tiên của Trung Quốc đặt ở Kashmir và là nằm trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Đập Diamer Bhasha đảm nhận chức năng phát điện, chứa nước, điều tiết lũ. Đập thủy điện dự kiến công suất 4.500 megawatt. Năm 2018, Trung Quốc cũng từng lắp đặt 820 km cáp quang dọc theo CPEC, đi qua khu vực xây đập.
Dự án được thực hiện theo tỉ lệ vốn góp của Trung Quốc và Pakistan lần lượt là 70% và 30%. Theo ông Muzammil Hussain, Chủ tịch Cơ quan Phát triển nguồn nước và năng lượng Pakistan (WAPDA), đơn vị này sẽ đóng góp 30% vốn của Pakistan, số còn lại là nguồn vốn từ chính phủ. Tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 8,77 tỉ USD.
Pakistan rõ ràng đang gặp khó khăn về tài chính và không đủ khả năng một mình theo đuổi dự án. Tuần trước, chính phủ nước này đã phải trích 6,23 triệu USD từ quỹ chống dịch COVID-19 để trả các khoản nợ liên quan đến năng lượng.
James M. Dorsey, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Rajaratnam (Singapore) cho rằng Trung Quốc sẽ tài trợ dự án thông qua các khoản vay dành cho Pakistan, nhưng điều khoản trả nợ ra sao còn chưa rõ. Theo ông, dự án đập Diamer Bhasha phục vụ lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn là cho Pakistan, bởi Trung Quốc có ưu thế trong việc mặc cả, gây sức ép thông qua hậu thuẫn kinh tế đối với Islamabad trong khuôn khổ CPEC.
Một số nhà quan sát tin rằng, Pakistan nôn nóng muốn xây đập sớm và để những quan ngại tài chính giải quyết sau. “Không có dầu hiệu nào cho thấy Pakistan đã suy tính kĩ về việc bằng cách nào để có thể chi trả khoản chi tiêu khổng lồ này. Hoặc là Islamabad đã nghĩ đến việc đó, nhưng chưa công bố trước công chúng. Pakistan không có nhiều lựa chọn, không có ưu thế trong việc nêu điều kiện tái cấu trúc khoản vay tiềm tàng”, Michael Kugelman, Phó Giám đốc chương trình châu á tại Trung tâm Wilson ở Washington D.C., Mỹ chia sẻ.
Tháng 11/2017, Pakistan tuyên bố loại dự án xây đập ra khỏi CPEC, không chấp nhận các điều kiện của Bắc Kinh, trong đó có yêu sách được sở hữu đập. Chính quyền Islamabad trước đó cũng tìm kiếm nguồn tài trợ từ nước ngoài, nổi bật là việc tiếp cận Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hồi năm 2016, nhưng đều bị từ chối bởi lo ngại tranh chấp, thù hằn dai dẳng giữa Ấn Độ và Pakistan liên quan đến Kashmir.
Ấn Độ ngay tức khắc đã lên án thỏa thuận mới đạt được giữa Trung Quốc với Pakistan. “Chúng tôi nhất quán bày tỏ phản đối và quan ngại với cả Trung Quốc và Pakistan về mọi dự án tại những khu vực lãnh thổ của Ấn Độ bị Pakistan chiếm giữ trái phép”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Shri Anurag Srivastava ra tuyên bố.
Về phần mình, Bắc Kinh bác bỏ phản đối của Ấn Độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Lijian Zhao) cho rằng dự án xây đập mang lại lợi ích cho các bên. “Quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề Kashmir là nhất quán. Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan là nhằm phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân địa phương”, ông Triệu Lập Kiên nêu quan điểm.
Giới quan sát nhìn nhận phản ứng của Ấn Độ đủ sức cản trở dự án. Theo ông Dorsey, New Delhi không thể sử dụng sức ép ngoại giao để dừng dự án, bởi cả thế giới đang dồn chú ý vào đại dịch COVID-19.
Còn ông Kugelman đánh giá, Ấn Độ từ lâu luôn lên tiếng phản đối BRI vì những dự án trong khuôn khổ sáng kiến này nằm trong khu vực tranh chấp, trong đó có vùng Gilgit-Baltistan. Thế nhưng Ấn Độ không thể buộc Bắc Kinh và Islamabad dừng CPEC và vì vậy dự án xây dựng đập Diamer Bhasha cũng sẽ đi theo xu hướng đó.
'Cánh tay mò mẫm' trong đêm tối đẩy phụ nữ ở Pakistan vào đường cùng
Tại khu vực Kashmir đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nhiều phụ nữ phải lựa chọn liều mạng ở lại nhà với mưa bom bão đạn hoặc xuống hầm trú ẩn và bị xâm hại tình dục.
Trong khi các quốc gia áp lệnh phong tỏa vì đại dịch Covid-19, nhiều người dân đang phải sống dưới tình trạng phong tỏa vì một lý do khác là chiến tranh. Điều này khiến những người phụ nữ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: liều mạng với cơn mưa bom đạn hoặc bị xâm hại.
Trong các tháng gần đây, ngày càng có nhiều cuộc pháo kích xuyên biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ, dọc theo ranh giới ở Kashmir. Khi còi báo động reo, các gia đình đổ xô đến các boong-ke trú ẩn, đặc biệt là người dân phía Pakistan, theo New York Times.
Tuy nhiên, một số gia đình bỏ lại trẻ em gái và phụ nữ ở nhà trong vùng chiến sự, mạo hiểm đặt mạng sống của họ dưới làn bom đạn thay vì đến các hầm ngầm, nơi họ có thể bị tấn công tình dục.
Một người lính Pakistan tại ranh giới tranh chấp ở Kashmir. Ảnh: New York Times.
"Cánh tay mò mẫm"
Một trong những người ở lại nhà là Mehnaz, 25 tuổi. Cô cho biết sẽ không đi đến hầm trú ẩn trừ khi tình hình diễn biến tích cực hơn.
Khi súng cối bắt đầu nã xuống ngôi làng của Mehnaz ở thung lũng Neelum, thuộc khu vực Kashmir do phía Pakistan kiểm soát, Mehnaz và gia đình cô đã chạy trốn đến hầm trú ẩn của hàng xóm. Hàng chục người nhồi nhét trong đó cho tới khi đợt pháo kích lắng xuống.
"Một người đàn ông bắt đầu chạm vào tôi. Ở trong hầm rất tối và các bậc cha mẹ đều lo lắng về vụ pháo kích. Không ai để ý cả", Mehnaz nói với New York Times.
Suốt nhiều giờ đồng hồ, cô gái trẻ sợ hãi cố gắng gạt đôi tay đang mò mẫm của người đàn ông ra khỏi người cô, nhưng không thành công. Khi vụ pháo kích kết thúc và mọi người trở về nhà, Mehnaz kể cho mẹ cô những gì đã xảy ra.
"Bà ấy nói bà ấy không thể làm gì được", Mehnaz nói, tỏ vẻ tức giận. Người đàn ông quấy rối cô chính là chủ hầm trú ẩn. Mẹ của Mehnaz lo rằng ông ta sẽ không cho gia đình bà vào đó nữa nếu họ nói về vụ việc.
"Giờ thì tôi ở lại nhà với chị gái và chị dâu của mình", cô gái trẻ cho biết.
Do không được chính phủ hỗ trợ, các gia đình giàu có ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát tự xây boong-ke trú ẩn. Còn những gia đình nghèo như nhà Mehnaz phải dựa dẫm vào hàng xóm để được an toàn, khiến họ trở thành con mồi béo bở cho những kẻ tấn công tình dục, những người sở hữu hầm ngầm.
Dĩ nhiên, để đổi lấy quyền được trú ẩn an toàn, gia đình nạn nhân phải im lặng.
Một hầm trú ẩn ở làng Athmuqam, thuộc khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Ảnh: AFP.
Tại Pakistan, các nạn nhân bị xâm hại tình dục thường không lên tiếng vì họ có nguy cơ bị cha mẹ bỏ rơi, bị buộc phải kết hôn với những kẻ hiếp dâm hoặc bị giết vì danh dự gia đình.
Tuy không thể ước tính quy mô của nạn xâm hại tình dục trong các boong-ke dọc biên giới Pakistan, nhưng qua phỏng vấn hơn 20 người đàn ông và phụ nữ, New York Times nhận thấy rằng tình trạng này khá phổ biến.
Amina Mir, nhà nghiên cứu và học giả người Kashmir, cho biết: "Quấy rối tình dục ở các boong-ke là vấn nạn nghiêm trọng mà phụ nữ ở khu vực biên giới phải đối mặt, nhưng cộng đồng địa phương lại phủ nhận và không muốn thừa nhận tình trạng lạm dụng trên cơ sở giới này".
"Không có quy định nào về mặt thể chế để hỗ trợ phụ nữ trong những trường hợp này", chuyên gia Mir nói thêm.
Người dân mắc kẹt giữa xung đột
Là tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan trong 73 năm, Kashmir rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 8/2019, khi chính phủ Ấn Độ tuyên bố tước quyền tự trị của khu vực Kashmir do nước này kiểm soát.
Kể từ tháng 1, đã có 45 cuộc tấn công vào phía Kashmir của Pakistan, khiến 9 người chết và 60 người bị thương, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Pakistan.
Pakistan gần đây đã bắt đầu cung cấp thêm boong-ke cho dân thường ở phía Kashmir do Pakistan nắm giữ, được gọi là Azad Jammu và Kashmir.
Truyền thông địa phương đưa tin quân đội Pakistan đã tài trợ xây boong-ke từ mùa hè năm 2019 và đã xây dựng ít nhất 70 boong-ke đến nay. Con số này không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Các quan chức địa phương cho biết 110.000 hộ gia đình đang ở trong tình trạng cần nơi trú ẩn.
Người dân Pakistan xây hầm trú ẩn để tránh bom đạn tại làng Dhanna. Ảnh: AFP.
Chính quyền khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát đã cung cấp khoảng 120.000 USD để xây dựng boong-ke ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là thung lũng Neelum. Tuy nhiên, các khu vực dễ bị tấn công khác chưa nhận được đồng tiền tài trợ nào.
"Dựa trên đánh giá của chúng tôi, chúng tôi cần khoảng 34 triệu USD để xây hầm trú ẩn", Syed Asif Hussein, quan chức chính quyền khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, cho biết.
Kết hôn với kẻ cưỡng hiếp để đổi lấy danh dự
Nasreen, người dân ở thị trấn biên giới Athmuqam, hồi tưởng lại khung cảnh năm 1998. Khi đó, cô đang cùng các con ở nhà thì đạn súng cối bắt đầu nã xuống. Chồng cô, một tài xế xe tải, đang đi trên đường.
Nasreen cùng các con chạy đến hầm trú ẩn gần đó và cùng 5 gia đình khác chen chúc trong không gian 3 m2. Vai, lưng và bàn chân của họ dính vào nhau thành một mớ hỗn độn đến nghẹt thở.
"Chúng tôi đã dành cả ngày và đêm trong hầm, không có ánh sáng, không có hệ thống thông gió", Nasreen nói.
Tại thời điểm đó, cô con gái lớn của cô tên là Ayesha, 13 tuổi, đã bị một người đàn ông đáng tuổi cha chú quấy nhiễu. Ông ta vồ vập cô bé vào ban đêm khi mọi người đi ngủ hoặc khi Nasreen và những người lớn khác rời khỏi nơi trú ẩn để đi lấy thực phẩm cho con cái trong thời gian bom đạn tạm lắng.
Pháo kích phá hủy một nhà dân ở làng Dhanna, thuộc khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Ảnh: AFP.
Nasreen đã phải đưa một lựa chọn đau đớn. Bất chấp lời cầu xin của con gái Ayesha, cô buộc các con mình tiếp tục xuống hầm trú ẩn. Nasreen cố gắng giữ khoảng cách với người xâm hại con gái mình nhưng cô bé vẫn nhìn thấy hắn.
"Tôi không có lựa chọn nào khác để bảo vệ con khỏi làn đạn. Không có hầm trú ẩn nào khác cho chúng tôi. Tất cả những gì tôi có thể làm là bảo Ayesha giữ khoảng cách với hắn", Nasreen nói.
Vài tháng sau, Ayesha nôn mửa và bị sốt. Khi Nasreen đề nghị đưa con đến bệnh viện, cô bé tỏ vẻ kinh hoàng. Tại phòng khám, hai mẹ con được thông báo Ayesha đang mang thai ba tháng.
"Ayesha khóc nức nở", Nasreen đau đớn nói. "Cuối cùng con bé cũng cất lời và nói rằng người đàn ông trong hầm trú ẩn đó đã đè con bé xuống và cưỡng hiếp nó".
Gia đình Nasreen muốn đòi công lý, nhưng làng của cô lại nghĩ khác. Người dân cho rằng Ayesha nên kết hôn với kẻ cưỡng hiếp con bé để đổi lấy danh dự cho gia đình. Dân làng cho rằng những gì xảy ra là ý trời.
Vài tháng sau, Ayesha qua đời trong khi sinh. Cơ thể cô bé không đủ sức để vượt cạn, các bác sĩ bất lực khi cô bé chảy máu đến chết. Bé trai mà Ayesha sinh non cũng qua đời vài tháng sau đó.
"Giá như chúng tôi có hầm trú ẩn riêng, con gái tôi đã không bị hãm hiếp và không chết", Nasreen nói. "Để bảo vệ mạng sống và danh dự cho các con, tôi sẽ không bao giờ đưa con đến hầm trú ẩn chung nào nữa".
Thái Lan phạt gần 400 năm tù với tội phạm xâm hại trẻ em
Tòa bán tỉnh Phang Nga, Thái Lan, đã tuyên án 374 năm tù với Yuttana Kodsap, 31 tuổi, vì tội xâm hại trẻ em rồi quay video bán trên mạng.
Ấn Độ và Pakistan đấu pháo tại Kashmir, 3 dân thường thiệt mạng 3 dân thường đã thiệt mạng khi đạn pháo từ phía quân đội Pakistan rơi trúng nhà tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát tối 12/4. Căng thẳng giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan lại gia tăng sau khi quân đội hai nước nã pháo hạng nặng vào nhau tại huyện Kupwara thuộc vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir,...