Trung Quốc triển khai DF-41 buộc Mỹ ủng hộ Nhật phát triển vũ khí hạt nhân
Bước tiếp theo của ông Shinzo Abe là phát triển vũ khí hạt nhân, Mỹ rất có thể ủng hộ nhằm đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
Hình ảnh này được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 10 tháng 8 cho biết, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra một loại tên lửa xuyên lục địa có thể tấn công bất cứ khu vực nào của Mỹ, điều này có nghĩa là Quân đội Trung Quốc đã đạt được một bước nhảy quan trọng về việc thông qua chiến lược “phi đối xứng” chống lại thực lực quân sự toàn cầu của Mỹ.
Theo bài báo, loại chiến lược này có nguồn gốc từ “Binh pháp Tôn Tử”, đó là tránh kẻ địch mạnh, tìm cách tạo ra mối đe dọa, từ đó buộc kẻ thù đưa ra phản ứng trả giá đắt.
Dựa vào sự tính toán này, Trung Quốc dường như chuẩn bị trang bị tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41. Các nhà phân tích cho rằng, điều này sẽ gây phản ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu, đồng thời làm thay đổi kế hoạch quân sự của Mỹ-Nhật.
Nhà quan sát quân sự Hoàng Đông ở Ma Cao cho rằng, sau khi chứng thực Quân đội Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu chế tạo tên lửa Đông Phong-41, Mỹ sẽ đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hoàng Đông cho rằng, sau khi Mỹ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D, thậm chí mở rộng tầm bắn của loại tên lửa được coi là “sát thủ tàu sân bay” này.
Hình ảnh này được cho là tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Học giả quân sự Đài Loan Đinh Thụ Phạm cho rằng, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tên lửa Đông Phong-41 sẽ thúc đẩy Lầu Năm Góc hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản, tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Theo Đinh Thụ Phạm: “Quân đội Trung Quốc sắp trang bị tên lửa Đông Phong-41 sẽ thúc đẩy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy hoạt động &’bình thường hóa’ sức mạnh quân sự của Nhật Bản”.
Ông nói: “Quả thực, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, bước tiếp theo của ông Shinzo Abe có thể chính là nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ rất có thể sẽ ủng hộ Nhật Bản phát triển khả năng này”.
Căn cứ vào một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu an ninh mới Mỹ ở Washington, đến nay, Lầu Năm Góc luôn đặt trung tâm chú ý vào mối đe dọa từ tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc. Mỹ lo ngại, tên lửa Đông Phong-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay, làm suy yếu ưu thế trên biển của Mỹ.
Nhà nghiên cứu lâu năm Bitzinger, Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore cho rằng: “Nhiều đầu đạn độc lập luôn là thứ làm đau đầu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ”. Ông còn cho rằng, Mỹ rất có thể vì vậy mà đẩy nhanh phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của họ.
Hình ảnh này được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
Gần đây, có trang mạng của Trung Quốc đã gián tiếp xác nhận, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 là có thực, gây ra sự chú ý cho dư luận.
Theo báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc do Lầu Năm Góc công bố vào tháng 6 năm 2014, Quân đội Trung Quốc đã trang bị tên lửa Đông Phong-31A, đang phát triển tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41.
Theo báo Đài Loan, tên lửa Đông Phong-41 được dư luận Trung Quốc cho là không thua kém máy bay chiến đấu J-20 và tàu sân bay Liêu Ninh, là vũ khí chiến lược có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh quốc gia nước lớn.
Được biết, tên lửa Đông Phong-41 bắt đầu lập chương trình nghiên cứu từ năm 1984, lần đầu tiên bắn thử vào năm 2012, tầm bắn 12.000 – 14.000 km, có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.
Theo một báo cáo tình báo Mỹ, dự kiến trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ có trên 100 đầu đạn phóng từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ. Được biết, tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41 có thể lắp 10 đầu đạn hạt nhân. Ngoài nhiều đầu đạn độc lập, Quân đội Trung Quốc có thể lắp thiết bị đột phá phòng không trên tên lửa, dùng để đột phá phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Theo tờ “ Thế giới” Đức ngày 1 tháng 8, tên lửa Đông Phong-41 Trung Quốc có thể sánh ngang với tên lửa Minuteman Mỹ, tên lửa RS-24 và RS-24M của Nga. Để đối phó mối đe dọa, Mỹ đang chi mạnh xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Họ đã triển khai 30 quả tên lửa công nghệ cao ở Alaska.
Nhưng, bài báo cho rằng, đánh chặn tên lửa xuyên lục địa đang bay là một vấn đề có yêu cầu rất cao về công nghệ và rất phức tạp. Điều rất quan trọng đối với đánh chặn là, thông qua vệ tinh do thám và thiết bị radar nhanh chóng nhận biết thời gian phóng tên lửa và quỹ đạo bay của nó. Căn cứ vào quỹ đạo bay khác nhau, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ châu Á đến được nước Mỹ mất khoảng 20 – 25 phút.
Trong quá trình bay, nó có thể leo cao lên trên 1.000 km, còn cao gấp đôi trạm không gian quốc tế. Do đó, tên lửa đánh chặn càng sớm bắn trúng tên lửa tấn công thì càng có lợi cho bên phòng thủ.
Mặc dù hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã nhiều lần chứng minh độ tin cậy của nó, nhưng trong nhiều năm qua, nhiều nhà phê bình đã luôn giữ thái độ hoài nghi về tính năng của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Hình ảnh này được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Nga - Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác quân sự?
Nga có thể dịch chuyển trọng tâm về phương Đông sau cuộc khủng hoảng tại bán đảo Crimea. Như vậy, việc Nga sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc là điều khó tránh khỏi.
Nhận định trên do Trung tâm Thông tin Kanwa tại Canada đưa ra mới đây. Theo Kanwa, mối quan hệ giữa Nga, châu Âu và Mỹ rơi vào tình trạng bế tắc suốt một thời gian dài. Do đó, đây là cơ hội để Moscow và Bắc Kinh đưa mối quan hệ hợp tác quân sự vào một kỷ nguyên mới.
Đơn cử, một tờ báo Nga ngày 29-3 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp thuận bán hệ thống tên lửa phòng không chiến lược tầm xa S-400 Triumf cho Trung Quốc. Việc truyền thông nêu đích danh Tổng thống Putin đồng ý bán S-400 Triumf cho Trung Quốc được xem là chuyện lạ. Do đó, đây có thể được xem là một thông điệp chính trị mạnh mẽ mà Nga muốn nhắn gửi tới phương Tây và Nhật Bản.
ga đang tiến hành thảo luận chương trình mua bán tên lửa S-400 Triumf với Bắc Kinh. Ảnh: CFP
Nga vẫn đang tiến hành thảo luận việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 với Bắc Kinh. Nếu đàm phán thành công, Trung Quốc sẽ trở thành nước bên đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa S-400 thế hệ mới do Nga sản xuất. Giới chức Nga nhấn mạnh nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp nhận các tên lửa S-400 vào năm 2016.
Một số chuyên gia nhận định Trung Quốc hiện chưa cần tăng tốc hợp tác quân sự với Nga vì công nghệ quân sự của Bắc Kinh vẫn đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, Kanwa cho rằng mốiquan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc sẽ ngày càng gắn bó mật thiết vì 2 lý do chính. Thứ nhất, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp các thiết bị kỹ thuật chủ chốt của Nga, như động cơ. Thứ hai, nhiều hệ thống vũ khí Trung Quốc mua của Nga đang cần được nâng cấp.
Trong một diễn biến khác, tờ Die Welt - Đức nhận định không một hệ thống phòng không nào đang được Mỹ triển khai có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa di động nhiên liệu rắn DF-41 mà Trung Quốc mới phát triển.
Việc đánh chặn tên lửa DF-41 trên không được cho là một thách thức. Ảnh: WCT
Cố vấn lĩnh vực phòng không của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA Karl Josef Dahlem cho rằng việc đánh chặn tên lửa DF-41 trên không là nhiệm vụ thách thức không kém so với việc sử dụng đạn súng trường để bắn trúng một viên đạn khác. Theo chuyên gia này, muốn đánh chặn tên lửa liên lục địa, điều Mỹ bắt buộc phải làm được là phát hiện sớm bằng các hệ thống trinh sát và radar. Tùy thuộc vào quỹ đạo bay, một tên lửa được phóng từ châu Á có thể chỉ mất khoảng 20-25 phút để đến được một mục tiêu ở Mỹ, ông Dahlem cho biết.
Với tầm bắn khoảng từ 12.000-15.000km, tên lửa DF-41 có tính năng tương tự như tên lửa Minuteman của Mỹ hoặc RS-24M Yars của Nga. Die Welt khẳng định hiện chưa có bất kì biện pháp đối phó nào có thể bảo đảm an ninh tuyệt đối cho nước Mỹ trước các cuộc tấn công của tên lửa liên lục địa.
Theo H.Bình
Báo Người lao động/Want China Times
Tên lửa liên lục địa Trung Quốc đe dọa hệ thống phòng thủ của Mỹ Không một hệ thống phòng không nào của Mỹ hiện thời có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 mà Trung Quốc phát triển mới đây, tờ Die Welt của Đức nhận định. Một bệ phóng di động DF-41. Chuyên gia Karl Josef Dahlem, trưởng cố vấn về phòng thủ của hãng chế tạo vũ khí châu Âu...