Trung Quốc “trên cơ” Nga
Một báo cáo công bố ngày 3-10 cho rằng Trung Quốc đang âm thầm chiếm ưu thế trong mối quan hệ với Nga bằng cách dần dần bớt phụ thuộc vào vũ khí cũng như nguồn năng lượng của nước này.
Trong khi lãnh đạo hai nước không ngừng tuyên bố nâng tầm quan hệ chiến lược, có vẻ như mối bang giao thực sự không hề có thêm bước tiến nào quan trọng, Viện Nghiên cứu Hòa bình thế giới Stockholm của Thụy Điển (SIPRI) nhận định.
“Trong những năm tới, mặc dù quan hệ ngoại giao vẫn khắng khít nhưng 2 nền tảng trong mối quan hệ kéo dài 2 thập kỉ qua của Nga và Trung Quốc – hợp tác quân sự và năng lượng – đang dần sụp đổ. Tầm ảnh hưởng của Nga đối với Trung Quốc càng lúc càng thu nhỏ” – báo cáo trên viết.
Nga e ngại bán vũ khí công nghệ cao cho Trung Quốc vì sợ bị sao chép. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm, từ chỗ là đồng minh thân cận trong những năm 1950 đến bờ vực chiến tranh do tranh chấp biên giới năm 1969. Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc vẫn bắt tay chặt chẽ tại Liên Hiệp Quốc và thường xuyên đưa ra những ý kiến phản đối các chính sách của Mỹ
Trung Quốc từng có thời dựa dẫm vào vũ khí Nga, nhưng những bước phát triển đáng nể trong vài năm gần đây minh chứng Bắc Kinh hoàn toàn đủ khả năng trở thành đối thủ của Moscow trong lĩnh vực này. Đó cũng là một lý do khiến Nga không muốn xuất khẩu những thiết bị công nghệ cao cho Trung Quốc.
Báo cáo trên phân tích: “Ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng tân tiến của Trung Quốc có thể đáp ứng được nhu cầu của quân đội, dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu vũ khí. Cùng lúc đó, Nga dường như không sẵn lòng bán vũ khí cho Trung Quốc do lo ngại nước này sẽ sao chép công nghệ và cạnh tranh với Nga trên thị trường thế giới”.
Còn trong lĩnh vực hợp tác năng lượng, cả 2 gặp nhiều khúc mắc về các nhu cầu nhập khẩu dầu và khí đốt của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh quay ra tìm kiếm các nhà cung cấp khác, chủ yếu ở Trung Á.
Ví dụ điển hình là thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá 1.000 tỉ USD của Nga cho Trung Quốc trong vòng 30 năm – được xem là điểm sáng trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 6 – đã thất bại trong đàm phán chi tiết.
“Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn ở Nga, trong khi Nga vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cụ thể hóa mối quan hệ với cường quốc kinh tế mới này. Cả 2 nước sẽ tiếp tục là đối tác, nhưng không phải là kiểu đối tác chia sẻ sâu sắc quan điểm về các vấn đề thế giới cũng như các lợi ích chiến lược” – báo cáo của SIPRI kết luận.
Theo Người Lao Động
Mỹ triển khai tàu tuần duyên 'kỳ dị' đến châu Á
Nhằm duy trì sự hiển diện lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này loại tàu tuần duyên LCS mới, cùng với một số vũ khí công nghệ cao.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiển diện mạnh mẽ và lâu dài trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này các hệ thống vũ khí công nghệ cao để bảo vệ các đồng minh và lợi ích cốt lõi của Mỹ cũng như đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Washington cam kết, sự hiện diện của Mỹ tại đây không hề giảm sút như nhiều người vẫn nghĩ, quân đội Mỹ sẽ mở rộng hợp tác và chia sẽ các căn cứ với Autralia tại Ấn Độ Dương.
Theo đó, trong thời gian tới Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến Singapore loại tàu tuần duyên LCS mới.
Tàu tuần duyên LCS USS Independence trông rất hầm hố.
Chiến hạm loại LCS được thiết kế để hoạt động tại các vùng biển nông xung quanh Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN. Khu vực có tuyến đường biển thương mại bận rộn nhất thế giới.
Trước mắt, Lầu Năm Góc dự định sẽ triển khai đến Singapore 1 hoặc 2 tàu LCS, nhằm đánh giá hoạt động cũng như tăng cường sự hợp tác với hải quân các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện thủy thủ.
Ngoài việc triển khai hoạt động tàu tuần duyên thế hệ mới đến châu Á, Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các loại máy bay trinh sát không người lái mới, cùng với các tàu chiến mới, hệ thống vũ khí không gian và các biện pháp đối phó với an ninh mạng.
Các hệ thống vũ khí công nghệ cao này sẽ tiếp tục được triển khai đến châu Á nhằm xây dựng và tăng cường năng lực phòng thủ hợp nhất liên quốc gia, đảm bảo an ninh, chủ quyền, tự do hàng hải của Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực.
LCS có khả năng hoạt động như một tàu đổ bộ trực thăng mini.
Việc triển khai tàu tuần duyên cao tốc thế hệ mới LCS đến châu Á sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và ứng phó trước các nguy cơ đối với an ninh hàng hải của Mỹ cũng như các nước đồng minh trong khu vực. Nếu không muốn nói thẳng ra là việc triển khai tàu tuần duyên LCS, cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí công nghệ cao là để đối phó với những thách thức mới đến từ Hải quân Trung Quốc.
LCS Littoral Combat Ship, tàu tấn công khu vực duyên hải, là một loại tàu chiến được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại các vùng biển nông.
LCS được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu, trang bị hỏa lực mạnh. Đây là một biện pháp để đối phó trước các cuộc tấn công, xâm nhập theo kiểu tác chiến phi đối xứng, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực duyên hải gần bờ.
So với tiêu chuẩn của các tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, LCS có thiết kế nhỏ hơn, tuy nhiên đuôi tàu được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa khá lớn cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoạt động.
Đuôi tàu được thiết như một hệ thống đổ bộ mini với khả năng mang theo 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker , hoặc xe chiến đấu bộ binh Humvee. Một hệ thống đường nối kiểu roll-on/roll-off cho phép nhanh chóng triển khai các xe chiến đấu bộ binh cho nhiệm vụ đổ bộ nhẹ.
Hệ thống vũ khí trên tàu chủ yếu cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh ven biển, pháo hạm Mk-110 57mm, 4 súng máy caliber 50 (2 đặt phía trước, 2 đặt phía sau), 2 pháo Mk44 30mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Evolved SeaRam được bố trí phía trên nhà chứa máy bay.
Với thiết kế 3 thân độc đáo, LCS có thể đạt tốc độ tối đa hơn 44 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.000 hải lý.
LCS được trang bị hệ thống điện tử hàng hải rất hiện đại, radar tìm kiếm mục tiêu 3D Sea GiRaffe, radar dẫn đường hàng hải BridgeMaster E, cảm biến chỉ thị mục tiêu quang-điện tử AN/KAX-2, hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR.
Đặc biệt, trung tâm của LCS là hệ thống quản lý thông tin chiến đấu tích hợp ICMS được thiết kế bởi Northrop Grumman, hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp ES-3601. 4 hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Mark 36 SRBOC, hệ thống phóng mồi bẫy radar Nulka.
Theo Báo Đất Việt