Trung Quốc tranh cãi vì học sinh đột tử lúc chạy đeo khẩu trang
Bố của một học sinh ở Trung Quốc nghi ngờ con trai đột tử do thiếu oxy vì đeo khẩu trang chạy bộ, nhưng chuyên gia y tế phản đối.
Hai nam sinh 14 tuổi đều đột tử khi đang thực hiện bài kiểm tra giáo dục thể chất. Ông Lý, bố của học sinh trường Caiyuan ở huyện Đan Thành, tỉnh Hà Nam, cho biết camera an ninh đã ghi lại hình ảnh con trai ngã gục trên đường chạy điền kinh hôm 24/4.
“Chuyện xảy ra chỉ trong 2-3 phút trong giờ thể dục. Thằng bé vừa chạy vừa đeo khẩu trang, sau đó bất ngờ ngã ngửa, đập đầu xuống đất. Giáo viên và bạn cùng lớp cố dựng cháu dậy”, ông nói, cho biết con trai đeo khẩu trang y tế thông thường, không phải khẩu trang N95.
Học sinh trong giờ thể dục ở trường tiểu học thuộc Đại học Sư phạm Hợp Phì, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, hôm 6/5. Ảnh: Reuters.
Bệnh viện địa phương đã cấp giấy chứng tử cho cậu bé, ghi nguyên nhân tử vong là “suy tim”. Gia đình từ chối khám nghiệm tử thi.
“Tôi nghi ngờ cháu chết vì đeo khẩu trang. Trời nắng, lớp thể dục lại học buổi chiều khi nhiệt độ thấp nhất cũng lên tới 20 độ C. Không thể thoải mái được khi vừa chạy vừa đeo khẩu trang”, ông bày tỏ.
Nhà trường đã bồi thường cho gia đình ông Li 370.000 nhân dân tệ (52.000 USD), dù nguyên nhân tử vong không kết luận có liên quan tới việc cậu bé đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Cậu bé mới đi học lại 4 ngày, sau khi trường đóng cửa vì Covid-19 từ cuối tháng 1. Ông Lý, 45 tuổi và vợ, 38 tuổi, chôn cất con trai hôm 30/4, cùng ngày với một ca tử vong khác của nam học sinh ở trường thực nghiệm Xiangjun Tương lai, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.
Học sinh này cũng ngã gục khi vừa đeo khẩu trang vừa tham gia bài thi chạy 1.000 mét. Hiện chưa rõ gia đình cậu bé có khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong không.
Sau nhiều tháng phong tỏa và thực hiện cách biệt cộng đồng vì Covid-19, đa số các tỉnh thành Trung Quốc đã mở lại trường học. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải thực hiện các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, cung cấp mã số sức khỏe.
Cái chết của hai học sinh trên làm dấy lên lo ngại về việc đeo khẩu trang ảnh hưởng tới hô hấp khi tập thể dục. Các trường ở những thành phố cảng lớn là Thiên Tân và Thượng Hải đã hủy thi cuối kỳ môn giáo dục thể chất.
Các tỉnh Thiểm Tây và Chiết Giang cũng bỏ môn chạy khỏi nội dung thi, trong khi Thâm Quyến đang xem xét lựa chọn khác thay thế thi thể dục. Tỉnh Hồ Nam, nơi có học sinh tử vong, và tỉnh Tứ Xuyên, vẫn tiếp tục cho học sinh thi thể dục cuối kỳ như bình thường.
Cao Lanxiu, giáo sư khoa Trung y, Đại học Thiểm Tây, không đồng tình với ý kiến của ông Li khi cho rằng con trai đột tử do thiếu oxy.
“Tôi cho rằng khẩu trang không phải là nguyên nhân tử vong”, Cao nói. “Trong đa số các trường hợp, khẩu trang không thể gây tử vong. Nếu khó thở, cậu bé sẽ tự ý thức được và dừng chạy”.
Bà nói thêm cách duy nhất để biết nguyên nhân tử vong là khám nghiệm tử thi.
Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Quốc gia này ghi nhận gần 83.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong. Đại dịch đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,8 triệu người nhiễm, hơn 260.000 người tử vong và khoảng 1,3 triệu người bình phục.
Tranh cãi về nguồn gốc của tượng thần thú Khai Phong từ thời cổ đại
Có rất nhiều ghi chép lịch sử về cặp sư tử đá này, cho thấy người dân Khai Phong có một tình cảm không hề nhỏ với cặp tượng thần thú này.
Tuy nhiên, một điều thú vị là cho tới thời điểm này, vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc chính xác thời đại xuất sứ của cặp sư tử đá.
Khai Phong, hay còn có tên gọi tắt ở Trung Quốc là "Biện", thời cổ được biết đến với tên Biện Châu (Bianzhou) hoặc Biện Lương (Bianliang). Đây là một thành phố cấp tỉnh ở tỉnh Hà Nam và là một trong những thành phố trung tâm trong khu vực cốt lõi của Trung tâm đồng bằng đô thị và du lịch văn hóa của Trung Quốc.
Mặc dù Khai Phong là một cố đô của thất triều Trung Quốc, nhưng các di tích trước đây còn sót lại trong thành phố lại vô cùng ít. Nguyên nhân chính là do quá nhiều trận lũ lụt từ sông Hoàng Hà đã phá hủy các tàn tích của nền văn minh cổ đại. Hiện có Long đình, được coi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố Khai Phong còn sót lại, được xem là di tích hoàng cung còn sót lại của sáu triều đại bao gồm cả triều đại Bắc Tống. Trước cổng Long đình, một cặp sư tử đá đứng thẳng, với chiều cao hơn 3 mét, chân dẫm lên bông hoa tú cầu, mắt mở to và miệng há rộng, trở thành chứng nhân của những triều đại phồn vinh hàng ngàn năm trước. Có rất nhiều ghi chép lịch sử về cặp sư tử đá này, cho thấy người dân Khai Phong có một tình cảm không hề nhỏ với cặp tượng thần thú này. Tuy nhiên, một điều thú vị là cho tới thời điểm này, vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc chính xác thời đại xuất sứ của cặp sư tử đá.
Theo tìm hiểu, cặp sư tử đá này đã được chuyển tới cổng Ngọ triều môn vào thời nhà Thanh, nên còn được gọi là sư tử đá Ngọ môn. Cho đến hiện tại, đại đa số mọi người đều đoán định rằng cặp sư tử đến từ thời Bắc Tống, và là sư tử gác cổng trước hoàng cung triều Tống. Tuy nhiên vẫn chưa ai khẳng định được đây là sự thật.
Do thiếu dữ liệu lịch sử chính xác, các nhà khảo cổ lại không thể dựa vào kỹ thuật để tìm hiểu được thông tin. Họ chỉ có thể dựa trên các phân tích về hình thức chạm khắc của sử tử đá. Trong một ghi chép lịch sử, cặp sử tử đá từng đực đặt trước cổng của Minh Chu vương phủ. Bởi vậy đôi sử tử đá được chạm khắc tỉ mỉ này không thể có muộn hơn thời Mình.
Nhìn kỹ, mặc dù tượng thần thú hiện đang trong tình trạng hư hại nặng, nhưng vẫn có thể nhìn ra kỹ thuật chạm khắc không hề tầm thường. Tạo hình đơn giản nhưng phát ra khí chất dũng mãnh uy nghi, chi tiết đầy đủ nhưng cũng không trang trí quá phức tạp, tạo hình của sư tử con và hoa cẩm tú cầu cũng rất đơn giản. Phong cách chạm khắc đá này rõ ràng khác với phong cách chạm khắc sư tử đá ở phía bắc và phía nam trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, và rất có thể gợi nhớ đến phong cách thời nhà Đường.
Đánh giá từ lịch sử của các triều đại, nhà Tống là một bước ngoặt trong triều đại phong kiến của Trung Quốc, và phong cách chạm khắc sư tử đá cũng phù hợp với tạo hình của đôi thần thú hiện có ở Khai Phong.
Trên thực tế, việc chạm khắc sư tử đá đặt làm thần thú giữ cửa xuất phát từ triều đại nhà Đường, sau đó được duy trì tới triều đại nhà Tống và nhà Nguyên. Con sư tử đá thô sơ và mạnh mẽ ban đầu dần thay đổi tạo hình mang phong cách phức tạp và tinh tế hơn. Phần lưng của cặp sư tử này cũng được tạo hình nhô phần xương sườn lên. Nói cách khác, đây là một cặp sư tử gầy. Chi tiết này khác với phong cách của thời nhà Tống. Nó cũng khác với sư tử canh lăng mộ thời Bắc Tống mà các nhà khảo cố đã nghiên cứu tại thành phố Củng Nghĩa ở tỉnh Hà Nam. Hơn nữa, mặc dù tạo hình chạm khắc không tầm thường, nhưng nếu để nói đây là sư tử của hoàng cung thì vẫn còn khoảng cách khá lớn.
Tới triều đại nhà Nguyên, hệ thống quản lý tỉnh được áp dụng. Vào thời điểm đó, Khai Phong là trụ sở chính ở Giang Bắc, Hà Nam. Bởi vậy, cũng có những suy đoán rằng cặp thần thú này có khả năng tới từ thời nhà Nguyên.
Có thể nói, cho dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của cặp sư tử đá này, nhưng không ai có thể phủ nhận một điều, đó là cặp thần thú này đã trở thành chứng nhân cho những triều đại phồn vinh trong lịch sử Trung Quốc.
Trung Quốc: Nam sinh 15 tuổi đột tử khi đeo khẩu trang trong lúc tập thể dục, chuyên gia y tế lý giải điều này như thế nào? Mới đây, một bi kịch đau lòng đã xảy ra đối với một học sinh trung học khi em mới quay về trường cách đây không lâu. Sau 3 tháng đóng cửa để ngăn ngừa dịch Covid -19 lây lan, đến nay các trường học tại Trung Quốc đã lần lượt mở cửa đón chào học sinh quay lại trường và buộc học...