Trung Quốc “trải thảm đỏ” lôi kéo chuyên gia nước ngoài
Trung Quốc thông báo nới lỏng các quy định về thị thực đối với những đối tượng lao động “cao cấp” để thu hút các nhà khoa học, huấn luyện viên thể thao và những người đạt giải Nobel tới sống và làm việc.
(Ảnh minh họa: SCMP)
Trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin,Trung Quốc từ tuần này đã bắt đầu áp dụng chính sách thị thực mới dành cho các lao động cao cấp nhằm khuyến khích các nhà khoa học và các doanh nhân tới sinh sống và làm việc tại nước này. Những người muốn xin thị thực 5 năm hoặc 10 năm vào Trung Quốc cần phải có giấy chứng nhận do Cục Quản lý các chuyên gia nước ngoài Trung Quốc cung cấp.
Quy trình xin thị thực chỉ mất một ngày, hoàn toàn miễn phí và có thời hạn lưu trú 180 ngày. Visa này cũng được chấp nhận đối với vợ, chồng và con cái của những người hưởng visa.
Chính phủ Trung Quốc từ trước tới nay đã thực thi hệ thống nhập cảnh nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp visa lao động. Đa phần lao động nước ngoài tại Trung Quốc phải xin lại thị thực mỗi năm một lần, hoặc hai năm một lần.
Video đang HOT
Chính sách thị thực mới nhằm thu hút các chuyên gia nước ngoài tới Trung Quốc làm việc, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trung Quốc coi những lĩnh vực này là chìa khóa để phát triển kinh tế.
Theo chỉ thị của chính phủ Trung Quốc, đối tượng được hưởng chính sách nới lỏng thị thực mới bao gồm những người đã từng đạt giải Nobel, các vận động viên, huấn luyện viên nước ngoài, các nghiên cứu sinh từ các trường đại học nổi tiếng thế giới, tổng biên tập và phó tổng biên tập các cơ quan truyền thông và những người nước ngoài có thu nhập gấp 6 lần thu nhập trung bình tại Trung Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy thu nhập trung bình hàng năm ở Bắc Kinh trong năm 2016 vào khoảng 14.220 USD.
Chính sách thị thực mới là một phần trong kế hoạch của chính phủ Trung Quốc nhằm biến nước này thành một “vùng đất hứa” đối với lực lượng lao đông nước ngoài cao cấp.
Đầu năm 2016, Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định về cấp thẻ cư trú, mở rộng đối tượng cấp thẻ cho các lao động nước ngoài trong nhiều ngành nghề, chứ không chỉ thu hẹp trong các cơ quan chính phủ hay các ngành liên quan đến “dự án trọng điểm quốc gia”.
Tại Trung Quốc, Thượng Hải là nơi có nhiều lao động nước ngoài nhất với hơn 215.000 lao động nước ngoài trên tổng số 24 triệu dân, 1/3 trong số này làm việc trong ngành kinh doanh. Phần lớn lao động nước ngoài tại Trung Quốc đến từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Nhật Minh
Theo Dantri
Trung Quốc chấm điểm từng người dân để sàng lọc 'công dân yếu kém'
Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai một hệ thống chấm điểm uy tín công dân vào năm 2020.
Tất cả những vi phạm luật lệ giao sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân Trung Quốc. Ảnh: AP
Dựa trên mức điểm đánh giá, hệ thống này sẽ sàng lọc ra "những công dân yếu kém", AFR Weekend đưa tin.
Một số thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải và Hàng Châu đã triển khai hệ thống điện tử đánh giá thái độ và hành vi khi tham gia giao thông của người dân. Tất cả những vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ, chở hàng quá tải hoặc không có bằng lái xe sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân.
Cô Chen Li tại thành phố Hàng Châu, trốn mua vé tàu cho con, không những phải nộp phạt mà còn bị hạ điểm trong "hệ thống đánh giá uy tín công dân". Việc bị hạ điểm sẽ khiến cô Chen khó có thể vay tiền ngân hàng hoặc tìm việc làm hơn trong tương lai, theo Wall Street Journal.
Với mục đích "khuyến khích sự tin tưởng (trong xã hội)", hệ thống này, tính điểm dựa vào đánh giá hành vi đạo đức, xã hội và năng lực tài chính của người dân, sẽ thu thập những thông tin như trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoài ra còn theo dõi hoạt động trên mạng của từng cá nhân từ máy tính và điện thoại thông minh.
"Những người chơi trò chơi điện tử 10 tiếng một ngày sẽ bị coi là lười nhác; hoặc dựa vào tần suất mua bỉm cho trẻ con của một người, có thể biết người đó đang làm bố mẹ, những đối tượng được đánh giá cư xử có trách nhiệm", Li Yingyun, giám đốc công nghệ chương trình chấm điểm uy tín cá nhân của trang Alibaba, nói với tạp chí Caixin.
"Chính quyền cho rằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm là thuốc chữa bách bệnh, khiến người dân tuân thủ luật pháp hơn" theo Li Zhaohui, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội ở Thâm Quyến.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc tin rằng hệ thống này sẽ giúp cải thiện trật tự xã hội thông qua việc tăng cường giám sát của các cơ quan nhà nước nhưng nhiều người lo ngại việc thu thập thông tin cá nhân sẽ hạn chế quyền tự do của công dân.
An Hồng
Theo VNE
Trung Quốc khởi động đóng tàu sân bay thứ ba? Các nguồn tin thân cận với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết nước này đã bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba với hệ thống phóng máy bay công nghệ cao. Tàu sân bay Type-001A do Trung Quốc tự đóng (Ảnh: Reuters) Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm nay 4/1 dẫn một nguồn tin thân cận với...