Trung Quốc trả giá cao cho công nghệ mật của Mỹ
Tình báo Trung Quốc hứa trả 1 giá rất cao cho những thông tin kỹ thuật có liên quan đến máy bay, UAV, đặc biệt là máy bay do thám E-2C và F-22 của Mỹ.
Trên đây là thông tin mà tình báo Mỹ có được khi thẩm vấn 2 nghi phạm người Đài Loan bị bắt với lý do buôn lậu.
Theo tình báo Mỹ, Trung Quốc coi việc sử dụng tội phạm cho các hoạt động gián điệp là một một phương pháp hiệu quả. Trong 4 năm qua, Trung Quốc đã thành lập 8 trường đào tạo tình báo quốc gia với nguồn tuyển sinh từ các trường đại học lớn.
Trên thực tế, mỗi trung tâ đào tạo này được coi là một “phòng tình báo”, nơi hàng năm khoảng 300 ứng cử viên đầu vào. Trong đó, có những trung tâm chuyên đào tạo tình báo công nghiệp.
Một bằng chứng cho những nỗ lực của Trung Quốc là các cơ quan phản gián của Mỹ ngày càng bắt gặp nhiều các điệp viên Trung Quốc. Không phải do FBI hay CIA hoạt động hiệu quả hơn mà do số vụ gián điệp của Trung Quốc ngày một tăng.
Video đang HOT
Phương Tây nhận định, hoạt động tình báo công nghiệp của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc biến nước này thành một cường quốc công nghiệp và quân sự trên thế giới.
Trong hơn 2 thập kỉ qua, Trung Quốc đã cố gắng ăn cắp công nghệ và khai thác nó để vượt lên nhiều quốc gia phương Tây. Bắc Kinh tạo điều kiện cho các quốc gia phương Tây lập công ty trên lãnh thổ của mình, và đưa những sinh viên giỏi của Trung Quốc sang Mỹ du học, từ đó nhập khẩu các kĩ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật về nước.
Ngoài ra, họ còn áp dụng chính sách “góp gió thành bão”, sử dụng những Hoa kiều ở nước ngoài hay những ngưòi có nguồn gốc là người Trung Quốc tham gia vào sự nghiệp thu thập thông tin.
Về phương thức thì không có gì mới mẻ, nhưng cái mang đến thành công cho Trung Quốc chính là quy mô rộng lớn của hoạt động này.
Người dân Trung Quốc muốn xuất ngoại một cách hợp pháp phải vượt qua được một cuộc kiểm tra của Cơ quan an ninh quốc gia. Và nhiều người trong số này được vinh hạnh gặp gỡ, trao đổi với các quan chức tình báo nước này trước khi xuất ngoại.
E-2C là hai trong số những mục tiêu mà Trung Quốc đang nhắm tới.
Những người có thể tiếp xúc được với những nguồn thông tin có ích thường được yêu cầu ghi nhớ những gì họ nhìn thấy hoặc mang “đồ lưu niệm” về nước.
Hàng năm có hơn 100.000 sinh viên Trung Quốc du học và nhiều hơn số đó là các khách du lịch hoặc thương nhân. Hầu hết những người này được yêu cầu chia sẻ thông tin với Chính phủ Trung Quốc bất kì thông tin nào mà họ có được.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn sử dụng phương thức truyền thống là sử dụng điệp viên và mua lại thông tin. Kết hợp với những thông tin có được từ các du học sinh và những người xuất ngoại, họ thu về được một lượng lớn thông tin bí mật.
Sau đó một công ty bí mật (thuộc “dự án 863″) sẽ đầu tư cho các Công ty Trung Quốc biến những công nghệ ăn cắp thành thành phẩm.
Tuy nhiên vẫn có một vài rắc rối, nếu các nạn nhân phương Tây có thể chứng minh được họ đã bị ăn cắp công nghệ (thông qua những sản phẩm đã sử dụng công nghệ đó), sản phẩm mà Trung Quốc sản xuất ra sẽ khó lòng được xuất khẩu.
Chính vì thế, Trung Quốc rất chuộng ăn cắp công nghệ quân sự, bởi những mặt hàng này thường không mấy khi vượt được ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Báo Đất Việt