Trung Quốc trả bộn tiền thuê người nước ngoài làm ‘khỉ diễn xiếc’
Chỉ cần nước da trắng và vẻ phương Tây, nhiều người nước ngoài không hề có bằng cấp chuyên môn đến Trung Quốc sẽ được thuê làm “khỉ diễn xiếc”, tức đóng giả giám đốc, doanh nhân. Họ thậm chí có thể trở thành người mẫu, ca sĩ, giáo viên tiếng Anh… với mức lương gấp ba, bốn lần người bản địa.
Một thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: AFP
Vào năm 2010, tác giả Mitch Moxley có bài viết đăng trên tạp chí The Atlantic (Mỹ) mang tựa đề Thuê người da trắng, kể lại chuyến đi của anh đến thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản) ngày 5.5.
Mitch được một doanh nghiệp Trung Quốc thuê đóng giả người đại diện một công ty trụ sở tại bang California (Mỹ) đang có dự án xây một nhà máy ở thành phố này; công ty này thực chất không hề tồn tại.
Một người bạn của Mitch tên là Ernie (quốc tịch Canada) được thuê đóng giả giám đốc “đứng phát biểu nghiêm trang trước đám đông”. Sau bài phát biểu của giám đốc giả mạo Ernie trên sân khấu, “tràng pháo tay vang lên cùng màn bắn pháo hoa và Ernie chụp ảnh với các lãnh đạo thành phố”, tờ tạp chí Mỹ miêu tả.
Những người tham dự sự kiện này là những nhà đầu tư tiềm năng và công ty tổ chức sự kiện muốn mượn danh nước ngoài để lừa đảo các nhà đầu tư rót tiền vào dự án của họ.
Đài CNN (Mỹ) hồi năm 2010 từng đăng tải trên website phóng sự về vấn nạn các công ty Trung Quốc thuê người nước ngoài, nhất là người phương Tây da trắng, làm nhân viên hoặc đối tác kinh doanh giả mạo của họ. Một số người nước ngoài đã bị cảnh sát Trung Quốc “sờ gáy” do công ty thuê họ phạm pháp, lừa đảo, chiếm đoạt hàng triệu nhân dân tệ của các khách hàng.
Video đang HOT
Mới đây, trong một đoạn phim tài liệu ngắn đăng tải trên website của tờ The New York Times (Mỹ) hồi tháng 4.2015, một nữ nhân viên môi giới Trung Quốc đã lý giải rằng sự hiện diện của người nước ngoài giúp các doanh nghiệp “thị oai” và “nâng tầm quốc tế”.
“Chi phí thuê người nước ngoài da trắng rất đắt. Nhưng nếu khách hàng không trả nổi, chúng tôi giới thiệu người da màu bởi vì họ rẻ hơn”, nhân viên môi giới tiết lộ với The New York Times.
“Ở Trung Quốc, chỉ cần là người da trắng, bạn có thể trở thành bác sĩ, ca sĩ, người mẫu, giáo viên… mà không cần có kiến thức chuyên môn hay bằng cấp gì”, một người phương Tây được thuê giả làm người mẫu từng đoạt giải America’s Next Top Model, cho biết.
Trò thuê người nước ngoài da trắng để diễn, đóng giả vai doanh nhân, lãnh đạo công ty nước ngoài… ở Trung Quốc thường được ví von là “những màn xiếc khỉ”, theo The Diplomat.
Ở Trung Quốc, một người nước ngoài chỉ cần da trắng là có thể trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại các trường Anh ngữ, nhận được mức lương cao gấp 3-4 lần giáo viên người Trung Quốc có bằng cấp và được đào tạo bài bản.
Một số người Nga nói tiếng Anh không thành thạo, một số người nước ngoài nghiện rượu cũng được các trường ở Trung Quốc tuyển dụng làm giáo viên dạy tiếng Anh, chỉ vì họ là người da trắng.
Thậm chí không biết chút gì về chơi guitar, nhưng người nước ngoài da trắng vẫn được tuyển vào các ban nhạc Trung Quốc, giả vờ chơi nhạc cụ để “thị oai”. Nhiều người nước ngoài kiếm tiền tại Trung Quốc dễ hơn ở nước sở tại nhờ vào thói “sính ngoại” này, theo The Diplomat.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lương cao, nhân viên hàng không vẫn "buôn lậu"
Lương cao, được xem là ngành nghề mơ ước của nhiều người, nhưng phi công và tiếp viên hàng không vẫn liều mang hàng lậu. Hành vi này không những vi phạm luật mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành hàng không quốc gia, tạo nên cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam.
Siêu lợi nhuận từ hàng "xách tay" là lý do khiến nhiều tiếp viên hàng không tiếp tay hoặc tham gia trực tiếp vận chuyển hàng lậu (Ảnh minh họa)
Sức hút từ hàng xách tay
Vụ việc phi công Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1980 và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong sinh năm 1988 của Vietnam Airlines bị lực lượng chức năng Hàn Quốc bắt giữ vì mang 6kg vàng không khai báo đã nối dài thêm danh sách nhân viên hàng không buôn hàng lậu trong những năm gần đây.
Ông Vũ Thế Phiệt, Giám đốc cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, qua rà soát toàn bộ quy trình soi chiếu, yêu cầu kíp trực an ninh hôm xảy ra sự việc tường trình cũng như rà soát lại hệ thống camera tại sân bay Nội Bài vào ngày 10-3-2015, chưa phát hiện dấu hiệu bất thường từ tổ lái. Theo ông Vũ Thế Phiệt, trường hợp tổ bay giấu vàng dưới đế giày và đi qua cổng từ, chắc chắn sẽ bị phát hiện và khi đó, nhân viên soi chiếu sẽ phải chịu trách nhiệm. Tương tự, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc Trần Hoài Phương cho rằng, khó có thể giấu vàng dưới đế giày để đi trong cả một đoạn đường dài từ lúc làm thủ tục xuất cảnh, qua điểm kiểm tra an ninh và ra cổng lên máy bay.
Trả lời câu hỏi, vậy 6kg vàng được phi công Nguyễn Văn Dũng và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong mang lên máy bay trót lọt như thế nào? Ông Vũ Thế Phiệt cho rằng, đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía cơ quan chức năng Hàn Quốc. Vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ nên phía cảng cũng không biết vàng được đưa lên như thế nào. "Các bộ phận soi chiếu, kiểm tra đã làm đúng và hết trách nhiệm của mình", ông Vũ Thế Phiệt khẳng định.
Mặc dù vụ việc trên chưa ngã ngũ, nhưng thực trạng nhân viên hàng không mang hàng xách tay kiếm lời không phải là hiếm với không ít vụ tai tiếng.
Tháng 4-2012, nam tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TP.HCM bị phát hiện và bắt giữ. Tiếp viên Thái Anh Tiến bị TAND TP.HCM tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù treo. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10-2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam.
Gần đây nhất, tháng 4-2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của Vietnam Airlines bị Cơ quan cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yên Nhật (tương đương 25,7 triệu đồng). Liên quan đến vụ việc, một cơ phó và 4 nữ tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã bị cảnh sát thẩm vấn và yêu cầu Vietnam Airlines dẫn độ sang Nhật Bản để phục vụ điều tra.
Ảnh hưởng uy tín hàng không Việt Nam
Qua nhiều vụ việc, Vietnam Airlines đã siết chặt quản lý thành viên tổ bay bằng việc tăng cường trách nhiệm giám sát cho cơ trưởng, tiếp viên trưởng. Nếu phát hiện tiêu cực, cơ trưởng và tiếp viên trưởng có quyền quyết định không cho thành viên vi phạm tham gia tổ bay. Bên cạnh đó, thành viên tổ lái cũng không được mang valy loại lớn khi tham gia các chuyến bay quốc tế. "Tuy nhiên, việc tuân thủ còn tùy thuộc vào ý thức của từng cá nhân. Vietnam Airlines rất tiếc khi hành vi của một số ít nhân viên đã làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín của hãng", đại diện Vietnam Airlines thừa nhận. Đối với các cá nhân vi phạm nghiên trọng liên quan đến buôn lậu hàng hóa,
Vietnam Airlines cho biết, sẽ bị buộc phải thôi việc. Tuy vậy, theo đại diện của hãng, bên cạnh các biện pháp quyết liệt của hãng, cần phải có sự hỗ trợ hơn nữa từ cơ quan hữu quan như hải quan, xuất nhập cảnh tại các sân bay để giải quyết tận gốc vấn đề.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ việc đưa hàng hóa lậu lên máy bay bằng cách nào. Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc cho biết thêm, có rất nhiều lực lượng không đi qua khu vực soi chiếu an ninh trong sân bay như các nhân viên kỹ thuật tàu bay, nhân viên công ty suất ăn, cung ứng xăng dầu... Những người này chỉ đi qua cổng cửa vào khu bay và chỉ bị kiểm tra bằng mắt thường và máy dò kim loại cầm tay. Nhưng dù gì, việc nhân viên hàng không tham gia buôn lậu không những là hành vi cố tình vi phạm luật pháp mà còn làm xấu hình ảnh về hàng không quốc gia, sẽ khiến các quốc gia siết chặt an ninh, an toàn đối với các chuyến bay của Việt Nam.
Theo cam kết của lãnh đạo Vietnam Airlines trong năm 2015, lương cơ trưởng tàu bay B777- A330 là 163 triệu đồng/người/tháng. Cơ trưởng tàu bay A321 là 143,8 triệu đồng/người/tháng; cơ trưởng tàu bay ATR 72 là 114,2 triệu đồng/người/tháng. Lương tiếp viên hàng không xấp xỉ 19 triệu đồng/người/tháng. Hiện Vietnam Airlines có hơn 800 phi công, trong đó chiếm 70% là phi công Việt Nam, còn tiếp viên chủ yếu là người Việt Nam.
Theo_An ninh thủ đô
Nhịn nhục cho sếp "dê" vì lương cao! Nhiều lúc tôi nghĩ, viết đơn xin thôi việc để thoát cảnh bị sếp "dê", nhưng thật sự vì miếng cơm manh áo, vì đứa con nhỏ tôi lại đành câm nín. Tôi ra trường với tấm bằng cao đẳng, thời buổi này nói thật bằng đại học, cao học còn khó kiếm việc nữa là tấm bằng trung cấp như tôi, nhưng...