Trung Quốc “toát mồ hôi” trước nước cờ mới của láng giềng
Nhật Bản sẽ thiết lập lực lượng cảnh sát đặc nhiệm được trang bị súng tiểu liên và trực thăng để làm nhiệm vụ tuần tra các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Nơi là nguồn cơn của mối quan hệ căng thẳng nhiều lần leo thang giữa Tokyo và Bắc Kinh,thông tin này được xác nhận bởi lực lượng cảnh sát cũng như báo chí Nhật Bản.
Động thái mới của Nhật Bản được cho sẽ làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc
Hoạt động triển khai lực lượng mới ở quần đảo được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc có thể sẽ được bắt đầu vào đầu năm tới, đài truyền hình NHK hôm qua (2/9) đưa tin.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết, họ đã đầu tư một khoản ngân sách cho thêm một lực lượng gồm 159 sĩ quan cảnh sát để lực lượng này ngăn chặn các “vụ đổ bộ bất hợp pháp của các nhóm vũ trang đến những hòn đảo xa xôi”. NHK đưa tin, đây là lần đầu tiên cảnh sát Nhật Bản tăng cường các hoạt động tuần tra gần quần đảo tranh chấp.
Tuy nhiên, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã tăng cường triển khai các chuyến bay tuần tra thêm từ năm 2018 ở quần đảo tranh chấp sau khi một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc bị phát hiện xuất hiện ở khu vực hồi đầu năm ngoái.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc không chấp nhận điều này. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung-Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.
Video đang HOT
Cuộc tranh chấp trên đã leo thang nguy hiểm cả trên biển lẫn trên không vào năm 2012 sau khi Tokyo quyết định “quốc hữu hóa” một vài hòn đảo nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ thời điểm nói trên, lực lượng tàu chiến và máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Trung Quốc liên tiếp đối đầu ở vùng tranh chấp. Diễn biến này gây lo ngại về khả năng một tính toán sai lầm hay một hành động rất nhỏ vô tình cũng có thể khiến tình hình leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang đáng sợ.
Việc Nhật Bản thành lập một lực lượng mới sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp chắc chắn sẽ khiến tình hình leo thang. Bắc Kinh đương nhiên không tránh khỏi cảm giác lo ngại trước nước cờ cứng rắn này của nước láng giềng.
Ngoài tranh chấp nói trên, Nhật Bản và Trung Quốc còn tranh giành ảnh hưởng trong khu vực nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Tokyo đang tập hợp một liên minh gồm nhiều nước trong khu vực Châu Á để làm đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một nổi lên theo hướng gây lo ngại cho các nước xung quanh.
Nhật Bản đã và đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và tham vọng. Nỗ lực của Nhật Bản tiếp tục được tăng cường thêm một bậc nữa sau khi Triều Tiên đẩy mạnh chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Nhật Bản luôn thể hiện một thái độ cứng rắn, quyết liệt và không lùi bước trước Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe nhiều lần tuyên bố sẽ củng cố sức mạnh của quân đội Nhật Bản để sẵn sàng đối đầu với một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến hơn ở biển Hoa Đông.
Chính quyền của ông Abe ngoài việc cấp tập tăng cường sức mạnh quân sự cho Nhật Bản còn nới lỏng hiến pháp hòa bình nhằm tạo điều kiện cho quân đội Nhật Bản có phạm vi hoạt động rộng hơn, tự do hơn. Ngoài ra, Tokyo cũng tăng cường các cuộc tập trận huấn luyện quân đội đồng thời mở rộng các mối quan hệ liên minh, hợp tác quân sự với các nước láng giềng xung quanh cũng như với các nước lớn.
Những bước đi của Nhật Bản khiến Trung Quốc không tránh khỏi cảm giác lo ngại và bất an. Mối quan hệ Trung-Nhật vì thế ngày càng căng thẳng và hoài nghi lẫn nhau.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Bất chấp cảnh báo, tàu hải cảnh Trung Quốc lượn lờ quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Machini dẫn lời cảnh sát biển Nhật Bản xác nhận 4 tàu hải cảnh Trung Quốc chiều 15/7 đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Machini, nhóm tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này từ 16h tới 18h (giờ địa phương), bất chấp cảnh báo yêu cầu rời đi của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Các tàu Trung Quốc sau đó tiếp tục di chuyển sang vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản.
Một vụ xâm nhập tương tự cũng được lực lượng bảo vệ Nhật Bản báo cáo vào ngày 10/7.
Tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku. (Ảnh: USCG)
Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo gồm 8 đảo đá nằm cách quần đảo Okinawa của Nhật khoảng 482 km, do Nhật kiểm soát từ năm 1895. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo này. Vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư được cho là giàu tài nguyên cá và dầu khí, đồng thời cũng nằm trên tuyến vận tải hàng hải quan trọng ở biển Hoa Đông.
Quan hệ Trung - Nhật bắt đầu xấu đi kể từ sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku năm 2012.
Trong vài năm trở lại đây, các tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên di chuyển gần các hòn đảo tranh chấp để thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh đối với những hòn đảo này.
Hồi đầu tháng 4, Trung Quốc cũng hai lần điều oanh tạc cơ chiến lược H-6K bay qua khu vực giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật, khiến Tokyo phải triển khai tiêm kích để giám sát.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hiện vẫn đóng quân trên hòn đảo lớn nhất Okinawa ở khu vực tiếp giáp với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hồi tháng 10/2018, Nhật Bản tuyên bố xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Senkaku/Điếu Ngư và cho biết một đơn vị quân sự cùng các tổ hợp tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không trên đảo Ishigaki nhằm đối phó với các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông sau khi công trình này hoàn tất.
(Nguồn: Machini)
SONG HY
Theo VTC
Thủ tướng Nga thăm đảo tranh chấp với Nhật Bản Quan chức Nhật Bản đã lập tức lên tiếng về việc Thủ tướng Nga thăm một trong 4 hòn đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Nga. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm nay (2/8) đã có chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2015 đến một trong bốn hòn đảo tranh chấp mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril còn Nhật...