Trung Quốc toan tính xây căn cứ hải quân ở Namibia?
Chính quyền Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng quan ngại trong việc xây dựng, cải tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mới. Bây giờ, Bắc Kinh lại có tham vọng lớn hơn nhiều về Nam Đại Tây Dương.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào các nước khắp châu Phi. Theo báo cáo của viện nghiên cứu Heritage Foundation (Mỹ), riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã đổ gần 21 tỉ USD trong lĩnh vực công nghệ và giao thông ở Nigeria. Còn tại Ethiopia, Trung Quốc đầu tư 15,6 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và công nghệ.
Thế nhưng, giờ đây, Bắc Kinh bắt đầu toan tính đến việc hiện diện quân sự ở nơi đây. Báo The Namibian cho biết họ nhận được thông tin cáo buộc Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ hải quân ở vịnh Walvis của Namibia. Trong bài báo đăng hôm 20-1, The Namibian tiết lộ lá thư được cho là của Đại sứ Namibia tại Trung Quốc Ring Abed gửi về Bộ Ngoại giao nước này.
Một công dân Trung Quốc che chắn trước khói bụi tại một công trường xây dựng ở Khartoum, Sudan. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Bức thư ghi rõ phái đoàn Bắc Kinh sẽ đến Namibia vào cuối tháng 3 để thảo luận về kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mà Bắc Kinh đề xuất ở vịnh Walvis. Theo đó, căn cứ hải quân ở vịnh Walvis sẽ trở thành “nhà” của hơn 6 tàu chiến Trung Quốc. Theo The Namibian, kế hoạch về căn cứ hải quân chưa được chính quyền Trung Quốc hay Namibia xác nhận. Dự án được cho là có thể sẽ đem đến những lợi ích quan trọng về địa chính trị và kinh tế cho cả Trung Quốc lẫn Namibia.
Trước đó, The Namibian từng dẫn một số nguồn tin Trung Quốc cho biết căn cứ ở vịnh Walvis là một trong 18 kế hoạch mà Trung Quốc nhắm đến trên toàn thế giới, trong đó có Yemen, Sri Lanka, và Madagascar. Tất cả vì mục đích giúp Trung Quốc kiểm soát các đường giao thương huyết mạch trên biển.
Trang Want China Times ngày 27-11-2014 dẫn nguồn The Namibian cho biết người phát ngôn quân sự Namibia Monica Sheya khẳng định “Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng một căn cứ hải quân ở nước ngoài tại vịnh Walvis trong 10 năm tới”. Các cuộc đàm phán cấp cao về việc này đang được tiến hành.
Cựu đặc phái viên của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert O’Brien hôm 25-3 cho biết trong chuyến thăm tới vịnh Walvis gần đây ông đã thấy Trung Quốc lắp đặt hệ thống theo dõi vệ tinh lớn ở Namibia và đang phát triển mỏ uranium ở nước này.
Theo ông O’Brien, vịnh Walvis là cảng nước sâu duy nhất ở Namibia. Vịnh này có một mối quan hệ lâu dài song đã suy giảm với hải quân hoàng gia Anh. Từ một căn cứ tại vịnh Walvis, tàu chiến Trung Quốc có thể tuần tra các khu vực xung yếu ở các vùng biển gần châu Phi và Nam Mỹ. “Sự hiện diện mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương có thể khiến Anh buộc phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp với Bắc Kinh để bảo vệ lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của mình” – ông O’Brien nói thêm.
Theo Người Lao Động
Trung Quốc tử hình trùm xã hội đen có liên quan tới Chu Vĩnh Khang
Ngày 9-2, chính quyền Trung Quốc đã tử hình cựu tài phiệt khai thác mỏ Lưu Hán, người có liên quan tới nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị bắt để điều tra tham nhũng.
Theo thông tin từ Toà án Nhân dân Tối cao tỉnh Hồ Bắc, Lưu Hán, cựu chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Hán Long không thể kháng án thành công, nên đã bị tử hình vào hôm 9-2. Ông Lưu Hán đã bị tuyên án tử hình vào tháng 5-2014, theo Tân Hoa Xã.
Lưu Hán đã khóc khị bị tuyên án vào tháng 5-2014
Đây là vụ án có liên quan đến doanh nhân tai tiếng nhất được xét xử kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào 2 năm trước và bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Lưu Hán, từng nằm trong danh sách 230 người giàu nhất Trung Quốc, đã bị kết án vào năm 2014 cùng 36 người khác, với tội danh giết người, điều hành một băng nhóm mafia, lập sòng bạc, buôn bán vũ khí trái phép cùng một số tội danh khác.
Em trai của Lưu Hán là Lưu Huy cùng 3 người khác cũng đã bị xử tử, theo Tân Hoa Xã.
Vào năm 2014, chính quyền Trung Quốc cũng đã tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang, một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng nhất trong thập kỉ qua vì làm lộ bí mật quốc gia và nhận hối lộ.
Theo nhiều nguồn tin, ông Lưu đã từng có quan hệ đối tác kinh doanh với con trai cả của Chu Vĩnh Khang. Truyền thông Trung Quốc không nhắc tới mối liên hệ giữa vụ án của ông Lưu Hán và Chu Vĩnh Khang, tuy nhiên, cho biết sự thăng tiến của ông Lưu Hán diễn ra cùng thời gian ông Chu Vĩnh Khang làm Bí thư tỉnh uỷ Tứ Xuyên.
Một vài quan chức thân cận với ông Chu Vĩnh Khang hiện cũng đã bị chính quyền Trung Quốc điều tra.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc tịch thu giấy vệ sinh in hình lãnh đạo Hong Kong - Hôm 6-2, nhà chức trách Trung Quốc đã tịch thu 7.600 cuộn giấy vệ sinh và 20.000 lốc khăn giấy in hình Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh. Hành động này của chính quyền Trung Quốc bị Đảng Dân chủ của Hong Kong chỉ trích là xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Được biết, Đảng dân chủ...