Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
Nhìn lại những động thái quân sự của Trung Quốc thời gian qua để hiểu Bắc Kinh đang toan tính gì trên biển Hoa Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh được cho là bắt đầu qua eo biển Đài Loan hôm qua
Một bài viết của Reuters (ngày 27/11) cho biết hạ tuần tháng 10 hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận kéo dài nửa tháng xuyên qua các “ngóc ngách” trên biển Nhật Bản rồi đâm qua tây Thái Bình Dương, huy động cùng lúc nhiều hải đội tàu chiến và tàu ngầm của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Không quân Trung Quốc cũng điều động máy bay ném bom và do thám tham gia. Và “quân đỏ” đã đánh tan phòng tuyến “chuỗi đảo thứ nhất” của đối phương do “quân xanh” bảo vệ.
Xuyên thủng chuỗi đảo
“Chuỗi đảo thứ nhất” là tên gọi vành đai xa nhất quanh Trung Quốc, bắt đầu từ quần đảo Kurils ở phía bắc, qua quần đảo Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines và kết thúc tại đảo Borneo (Indonesia). Từ đó có thể thấy cuộc tập trận này nhằm thử nghiệm khả năng vượt qua phòng tuyến tự nhiên, vốn gồm quần đảo Nhật cùng các hòn đảo rải rác của Nhật trên Thái Bình Dương, trong mơ tưởng đổ ra tây Thái Bình Dương tiến đến Mỹ, mà chặng đầu tiên là Hawaii. Gần giống như trận đột kích của Nhật vào Trân Châu cảng hồi tháng 12/1941. Một bản tin của WantChinaTimes (Đài Loan) hôm 13/11 còn khen ngợi: “Hải quân quân đội nhân dân sớm có khả năng tấn công Mỹ ngay trên lục địa”.
Video đang HOT
Mục tiêu xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” này thật ra thế chỗ hai mục tiêu khác đã được triển khai xong. Cơ bản là hình thành một lực lượng hải quân viễn dương vươn ra thật xa, qua khỏi Ấn Độ Dương, thậm chí năm nay còn tới tận Địa Trung Hải để bảo vệ đường tiếp vận của Trung Quốc. Song song đó, áp đặt một ưu thế quân sự trong những biên cương mới gọi là “đường lưỡi bò”.
Mục tiêu thứ nhất, trong lớp vỏ “tham gia tuần tiễu truy lùng cướp biển Somalia”, khởi động cuối tháng 12/2008 với việc xuất kích một hải đội gồm hai tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán cùng một tàu tiếp vận khởi hành từ đảo Hải Nam đến vịnh Aden.
Từ đó, hải quân Trung Quốc thường xuyên đổ qua Ấn Độ Dương và tiến đến châu Phi, trong khi các công ty Trung Quốc săn lùng mua lại các cảng nước sâu trên hải trình này, gần đây nhất là cảng Gwadar của Pakistan. Trung Quốc cũng đang đàm phán mua lại siêu cảng nước sâu Lamu của Kenya để làm chủ đầu cầu ở châu Phi. Bản tin của UPI ngày 30/10 cho biết Trung Quốc nay đã công khai rằng tàu ngầm hạt nhân đời đầu lớp Xia của nước này đã khởi sự tuần tiễu thường xuyên trong Ấn Độ Dương để bảo vệ con đường dầu hỏa và nguyên liệu từ vịnh Ba Tư và châu Phi về tới Trung Quốc.
Mục tiêu thứ nhì được thực hiện với việc thiết lập cái gọi là “chính quyền Tam Sa”, bao gồm toàn thể quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh, tức biển Đông.
Lấn tới biển Hoa Đông
Nay Trung Quốc nhích nòng súng về phía bắc bằng chiêu thức “làm luật” với vùng nhận diện phòng không (ADIZ) đầy nguy cơ xung đột. Cuộc tập trận thành công xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” đề cập ở trên chính là bước chuẩn bị cuối cùng cho việc trình làng ADIZ này, đồng thời để chuẩn bị thanh thế thị uy. Ông Thẩm Đinh Lực, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), giải thích với Reuters: “Nhật và Mỹ biết rằng họ không thể cầm chân được Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất này”.
Tuy bản tin của Reuters ngày 27/11 không cho biết chi tiết về lực lượng tham gia tập trận gồm những gì, nhưng căn cứ vào những thử nghiệm gần đây của Trung Quốc, có thể ngờ rằng đó là những “bảo bối” mới như hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo JL-2 mà Tân Hoa xã và truyền hình CCTV cùng đưa tin rầm rộ hôm 27/10. Thời điểm loan tin trùng hợp với thời điểm diễn ra cuộc tập trận Reuters nêu.
Chưa hết, WantChinaTimes (13/11) còn đưa tin “tháng 6 năm nay, hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận 15 máy bay ném bom chiến lược 15 H-6K có thể chở theo tên lửa hành trình CJ-10″. Các vũ khí này cùng tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm sẽ là những con át chủ bài xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” trong một cuộc tấn công gọng kìm mà mũi trực diện nhắm vào các vùng hải quân Sasebo và Maizuru, cùng với một mũi bọc hậu nhắm vào các vùng hải quân Kure và Yokosuka của Nhật. Từ đó kéo đại quân tới tận Hawaii, lập lại một trận Trân Châu cảng mới, không nhất thiết phải đợi có đủ lực lượng tàu sân bay như hải quân Thiên hoàng năm 1941, khi mà Trung Quốc nay ý thức rõ rằng chiếc Liêu Ninh chưa đánh đấm gì được.
Trong thực tế, khả năng tác chiến đích thực của các tàu ngầm phóng tên lửa cũng như các máy bay ném bom “bảo bối” đã công khai, vẫn còn là một ẩn số ngay chính với chủ nhân của chúng do lẽ “quân đỏ” tức phe ta thế nào đã rõ, còn “quân xanh” giả vai quân địch lại khác rất nhiều so với quân địch trong chiến tranh thực. Khác một cách chết người!
Giữa tháng 11, báo chí Canada và quốc tế cùng đưa bài bình luận “Tàu sân bay Trung Quốc không lòe được các giới chức quân sự Canada”. Theo đó, chuyên gia quốc phòng Richard Bitzinger cho thấy chiếc Liêu Ninh vẫn chưa xong giai đoạn huấn luyện cất và hạ cánh trong mọi thời tiết và ban đêm, ngay cả những chiến đấu cơ J-15 trên tàu này cũng chỉ là những chiếc thử nghiệm, chưa qua giai đoạn sản xuất hàng loạt!
Theo Xahoi
Hải quân Trung Quốc dồn quân tập trận trên Biển Đông, Hoa Đông?
Ngày 21/10, 3 Hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải tiếp tục cuộc tập trận dự kiến kéo dài tới đầu tháng 11 trên khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông.
Hạm đội Nam Hải tới Tây Thái Bình Dương tham gia tập trận trong ngày 18/10. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Nhân dân Nhật báo đưa tin, cuộc tập trận đã bắt đầu từ ngày 18/10 vừa qua với sự tham gia của cả ba Hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc là Nam Hải (đơn vị đang hoạt động tại Biển Đông), Đông Hải (thường xuyên hoạt động ở Hoa Đông) và Bắc Hải. Tờ báo cho biết mục đích của đợt tập trận này là huấn luyện cho các lực lượng tàu ngầm, chiến đấu cơ, tên lửa của 3 hạm đội trên.
Dù Bắc Kinh khẳng định sự kiện này "phù hợp với luật pháp quốc tế" nhưng cuộc tập trận quy mô này diễn ra trong bối cảnh nước này đang tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia trong khu vực.
Trong một diễn biến liên quan, tại Hội thảo quốc tế lần thứ I về an ninh và hợp tác ở Biển Đông do Viện Đông Phương học-Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức cùng ngày diễn ra cuộc tập trận của Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ kế hoạch đối ngoại Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Tokovinin đã kêu gọi các bên tranh chấp kiềm chế, tránh sử dụng vũ lực và giải quyết vấn đề tuyệt đối chỉ bằng biện pháp chính trị-ngoại giao, trong đó cơ sở quan trọng để áp dụng là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Còn Phó chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Nikolai Levichev đã bày tỏ quan ngại trước nguy cơ xung đột ở Biển Đông trong tương lai gần. Để ngăn chặn điều này, các chuyên gia Nga khẳng định: một trong những giải pháp tháo gỡ nút thắt là Trung Quốc phải công nhận chủ quyền hợp pháp của các nước trong khu vực đối với Biển Đông thay vì đơn phương phủ nhận hoàn toàn như hiện nay.
Theo Songmoi
Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh Một ủy ban cố vấn của Quốc hội Mỹ hôm qua (20/11) đã lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự. Ủy ban này dự báo, Bắc Kinh có thể sở hữu hạm đội tàu ngầm và tàu chiến hiện đại lớn nhất ở Tây Thái Bình Dương vào năm 2020. Ảnh minh họa Trong bản...