Trung Quốc toan tính gì khi gửi quân đến châu Phi?
Trung Quôc hồi tháng 9 thông báo sẽ điều một tiểu đoàn 700 binh sĩ bộ binh hỗ trợ Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiêp Quôc tại Nam Sudan (UNMISS) – một động thái chưa từng có làm tăng gấp 3 quân số Trung Quôc gửi cho lực lượng này.
Binh sĩ Trung Quôc tham dự một buổi lễ tại Bắc Kinh hồi tháng 2.2003 trước khi được điều động đi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiêp Quôc tại Congo – Anh: Reuters
Tuy nhiên, tạp chí chính trị uy tín Foreign Policy (My) cho rằng động thái này của Trung Quôc là nhằm bảo vệ các mỏ dầu tại Nam Sudan, nơi Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn nhất. Reuters cho biết cả UNMISS và Bộ ngoại giao Trung Quôc đều đã lên tiếng phủ nhận nghi ngờ này.
Lượng dầu nhập khẩu tại Trung Quôc đã liên tục tăng nhằm đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ trong nước và theo thống kê hồi năm 2013 của Hiệp hội Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Trung Quôc đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
Các tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quôc đã trở thành các nhà đầu tư quốc tế tại hơn 40 quốc gia kể từ sau khi cất bước ra nước ngoài 2 thập kỷ trước đây, trang tin Business Insider (My) cho hay.
Video đang HOT
Các tập đoàn này đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi bỏ tiền đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ tại các quốc gia bất ổn về chính trị, chẳng hạn như Iran, Sudan, Nam Sudan và Venezuela, vì các thị trường ổn định đều đã bị thống trị bởi các cường quốc phương Tây, theo Business Insider.
Vì lẽ đó nên khi đầu tư mạnh tay vào Libya, quốc gia vẫn đang chìm trong bất ổn kể từ sau khi cuộc nổi dậy lật đổ nhà độc tài Muammar Gaddafi bùng lên hồi năm 2012, Trung Quôc đã chịu thiệt hại nặng đến 20 tỉ USD.
Business Insider nhận định lợi ích chủ yếu của Trung Quôc tại Nam Sudan là ngành công nghiệp dầu mỏ và các tập đoàn Trung Quôc, Malaysia và Ân Đô đang thống trị ngành này tại quốc gia châu Phi.
Diêm Học Thông, người đứng đầu Viện Quan hệ Quốc tế Thời đại thuộc trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quôc), nhận định rằng sau thiệt hại tại Libya, Trung Quôc nên có nhiều trách nhiệm quốc tế hơn nữa. “Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy rằng trách nhiệm quốc tế chủ yếu được định nghĩa qua các phản ứng chính trị dành cho các cuộc khủng hoảng quốc tể, đặc biệt là các khủng hoảng về an ninh”, ông này bình luận.
Hoang Uy
Theo Thanhnien
Hé lộ chuyện trẻ em cầm súng ở Ukraine
Những binh sĩ nhí có vẻ như sẽ là một phần trong lực lượng của quân chính phủ và phe ly khai, khi mà câu chuyện về trẻ em cầm súng ở miền Đông Ukraine hé lộ.
Hồi đầu tháng 11, kênh truyền hình Nga có phát một phóng sự về hai binh sĩ nhí tham gia chiến đấu trong thành phần quân ly khai ở Donetsk. Hai cậu bé này cùng mang tên Andrey và thuộc biên chế của một đơn vị có tiếng của quân ly khai - Tiểu đoàn Vostok. Như nhiều "chiến binh" khác, hai cậu nhóc này cũng có biệt hiệu cho riêng mình, lần lượt là Royce và Stark.
Một binh sĩ trẻ em trên chiếc xe tăng mà quân ly khai thu được (ảnh: RussiaTV)
Royce chỉ huy một tiểu đội hậu cần, còn Stark làm nhiệm vụ quản lý đạn dược. Chỉ huy Tiểu đoànVostok được xem như là cha của hai cậu bé.
Ông nói rằng, "chúng tôi cần những người như bọn trẻ và chúng tôi sẽ chẳng sợ kẻ thù nào. Chúng là thế hệ tương lai". LHQ định nghĩa: Binh sĩ trẻ em là những người dưới 18 tuổi, được một lực lượng vũ trang hoặc một nhóm vũ trang tuyển mộ hoặc sử dụng với các nhiệm vụ khác nhau như lính chiến, đầu bếp, vận chuyển, do thám...
Đoạn phóng sự không nêu tuổi thật, nhưng trong lần xuất hiện trên kênh truyền hình YLE (Phần Lan) trước đó, Royce nói rằng mình 15 tuổi; đứng cạnh cậu là 2 binh sĩ trẻ, một người 17 tuổi, đầu trùm kín. Những người như Royce và Stark có lẽ không phải là cá biệt, khi mà một số chỉ huy ly khai cho biết, có những cậu bé tầm 16 tuổi đã gia nhập hàng ngũ. Số này thường được chuyển đến các trại huấn luyện, được dạy cách sử dụng vũ khí và cơ động trên chiến trường.
Truyền thông Ukraine ngay lập tức bày tỏ sự "phẫn nộ" trước thông tin mà phía Nga phát đi. Kênh One Plus One bình luật, quân ly khai đã tuyển mộ cả trẻ em để "sẵn sàng giết hại người Ukraine ở Donetsk". Thế nhưng, một kênh truyền hình khác là 5 Kanal thì lại cho phát phóng sự ngắn về một bé trai 17 tuổi đã có 2 tháng cầm súng phục vụ quân chính phủ tại khu vực chiến sự, mà không bàn đến tính đúng-sai. Cậu bé này là lính công binh, thuộc biên chế một Tiểu đoàn tiễu phạt đứng về phía Kiev, bị thương khi tham chiến tại Savur Mohyla, một điểm nóng về chiến sự.
Cậu lính công binh 17 tuổi (phải) và chỉ huy tiểu đoàn tiễu phạt trở về từ vùng chiến sự (ảnh: Ukrayina TV)
Việc tuyển mộ trẻ em tham chiến ở Ukraine có thể chưa diễn ra trên diện rộng, nhưng nó cũng đã gây ra những quan ngại sâu sắc. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã cho mở cuộc điều tra về "bằng chứng liên quan đến việc trẻ em đã được tuyển mộ và tham chiến trực tiếp tại Ukraine".
Báo cáo mới nhất của LHQ cho thấy, kể từ tháng 4/2014 đến nay, xung đột tại Ukraine đã làm hơn 4.300 người chết, gần 10.000 bị thương. Khoảng 467.000 cư dân miền Đông đã phải đi lánh lạn tại nhiều vùng ở Ukraine, hơn 450.000 người khác chạy tị nạn ra nước ngoài, chủ yếu là sang Nga.
Theo Hoài Thanh/ BBC
Tin tức
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất" "Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12. Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp Theo phóng viên TTXVN...