Trung Quốc toan tính điều gì trong vụ “mớm tin” về Scarborough và COC?

Theo dõi VGT trên

Một ngày nào đó một công trình xây dựng mọc lên ở bãi cạn Scarborough, Manila có phản đối hay quốc tế lên án, thì Bắc Kinh sẽ bảo, đấy là lãnh thổ của họ.

Ngày 22/3, bà Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì họp báo hàng ngày đã lên tiếng về thông tin: Bắc Kinh chuẩn bị xây dựng một trạm quan trắc môi trường tại Scarborough trong năm 2017.

Trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, câu hỏi và câu trả lời của bà Hoa Xuân Oánh về Scarborough được thể hiện như sau:

- Hỏi: “Một quan chức của (cái gọi là) thành phố Tam Sa nói rằng, họ có kế hoạch xây dựng một trạm quan trắc môi trường trên Scarborough (trong câu hỏi, bãi cạn này được gọi là đảo Hoàng Nham).

Bà có thể xác nhận thông tin này không? Philippines đã gửi yêu cầu chính thức (đến Trung Quốc đòi) làm rõ điều này. Câu trả lời của bà là gì?”

- Bà Hoa Xuân Oánh trả lời:

“Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, sinh thái biển trên Biển Đông. Điều này là chắc chắn.

Chúng tôi đã kiểm tra (thông tin từ) các cơ quan có liên quan, và báo cáo gần đây về việc xây dựng một trạm quan trắc môi trường ở Scarborough (bà Oánh gọi là đảo Hoàng Nham) là sai. Không có chuyện như vậy.

Trung Quốc toan tính điều gì trong vụ mớm tin về Scarborough và COC? - Hình 1

Bà Hoa Xuân Ánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ảnh: SCMP.

Về Scarborough, lập trường của Trung Quốc là nhất quán và rõ ràng.

Trong khi đó Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với Philippines, trân trọng đà quan hệ song phương hiện nay.

Chúng tôi sẽ vẫn cam kết theo đuổi một mối quan hệ phát triển ổn định và nhanh chóng giữa Trung Quốc với Philippines”. [1]

Trung Quốc chủ động “mớm tin” cho báo chí

Hãng thông tấn AP ngày 17/3 cho biết, thông tin Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan trắc môi trường (bất hợp pháp) tại bãi cạn Scarborough được Tiêu Kiệt, người đứng đầu cái gọi là “thành phố Tam Sa” phát biểu trên tờ Nhật báo Hải Nam bản giấy ngày 13/3.

Sau đó đến ngày 17/3, thông tin này mới xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ấn bản điện tử tại Bắc Kinh, AP lưu ý [2].

Xin nhắc lại rằng, ngày hôm sau 18/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đặt chân đến Bắc Kinh.

Và cũng chính ông Tillerson trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ đã từng nói, Mỹ phải phong tỏa các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa.

Bản tin của AP cũng nói rằng, ngoài thông tin trên không có chi tiết nào được cung cấp thêm.

Trong khi Nhật báo Hải Nam bản giấy, tiếng Trung Quốc xuất bản hôm 13/3 đăng bài phỏng vấn Tiêu Kiệt được thực hiện ngày11/3 bên lề kỳ họp Quốc hội nói rằng:

Năm 2017 ngoài Scarborough, Trung Quốc còn xây dựng cơ sở hạ tầng (bất hợp pháp) trên 5 cấu trúc ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Ngày 14/3 tờ báo điện tử Người Quan Sát đăng lại nội dung phỏng vấn Tiêu Kiệt trên Nhật báo Hải Nam nói trên, trong đó đoạn nội dung nói rằng năm 2017 Trung Quốc sẽ xây dựng ở Scarborough và 5 cấu trúc ở Hoàng Sa được in đậm để nhấn mạnh.

5 cấu trúc địa lý Trung Quốc sẽ xây dựng ở Hoàng Sa gồm Đá Bông Bay thuộc cụm An Vĩnh; đảo Đá Bắc, Đá Lồi, Đá Chim Én và đảo Bạch Quy thuộc nhóm Lưỡi Liềm. [3]

Hãng thông tấn Reuters ngày 15/3 cũng đưa ra hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị xây dựng một bến cảng trên đảo Đá Bắc. [4]

Trung Quốc toan tính điều gì trong vụ mớm tin về Scarborough và COC? - Hình 2

Tiêu Kiệt, một quan chức cấp huyện đứng đầu cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ảnh: China News.

Cũng theo Tiêu Kiệt, Trung Quốc đã thành lập xong bộ máy chính quyền (bất hợp pháp) xuống từng đảo, từng cấu trúc, từ Hoàng Sa xuống 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, quản lý đến từng tàu cá.

Bên cạnh hệ thống chính quyền cơ sở, Trung Quốc cũng đã xây dựng hàng loạt công trình hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, nhà máy xử lý rác…trên các cấu trúc Trung Quốc chiếm đóng (trái phép) ở Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). [3]

“Làm giá” với Mỹ, thăm dò phản ứng Philippines và Việt Nam

Đọc kỹ phần tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh bác thông tin Trung Quốc xây trạm quan trắc khi tượng ở Scarborough mà chúng tôi nêu ra ở phần đầu bài viết có thể thấy:

Thứ nhất, bà Oánh nói Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, sinh thái biển trên Biển Đông hoàn toàn trái với thực tế.

Video đang HOT

Bởi lẽ nước này đã hủy hoại toàn bộ các rặng san hô và môi trường sinh thái biển trên 7 cấu trúc họ xây đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa.

Thứ hai, bà chỉ bác bỏ thông tin “Trung Quốc sẽ xây trạm quan trắc môi trường ở Scarborough trong năm nay”. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không có hành động nào làm thay đổi diện mạo cấu trúc địa lý này.

Thứ ba, về bãi cạn Scarborough lập trường của Trung Quốc là nhất quán và rõ ràng. Câu này của bà Oánh rất nhiều ẩn ý, nhất quán và rõ ràng như thế nào?

Lập trường của Bắc Kinh với Scarborough là:

“Đảo Hoàng Nham là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc mà Trung Quốc đã thực thi chủ quyền, quyền tài phán một cách liên tục, hòa bình và hiệu quả.

Philippines có tham vọng lãnh thổ và cố gắng chiếm trái phép đảo Hoàng Nham của Trung Quốc”, trích một phần tuyên bố của Trung Quốc về lập trường với vụ kiện Biển Đông ngay sau ngày có Phán quyết Trọng tài, theo Tân Hoa Xã ngày 13/7/2016. [5]

Nói theo kiểu này, một ngày nào đó một công trình xây dựng mọc lên ở bãi cạn Scarborough, Manila có phản đối hay quốc tế lên án, thì Bắc Kinh sẽ bảo, đấy là lãnh thổ của họ, nên xây dựng trên lãnh thổ của mình là hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

Điều này đã từng xảy ra và đã từng lặp lại, chứ không phải chưa có tiền lệ.

Trung Quốc tìm cách chiếm quyền kiểm soát đá Vành Khăn từ năm 1995 và bắt đầu xây dựng công sự trái phép ở đây từ năm 1998.

Khi hiện nguyên hình thành một pháo đài quân sự kiên cố, năm 2013 Trung Quốc chính thức cho binh lính đồn trú ở Vành Khăn cởi bỏ đồng phục kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp, khoác đúng áo lính hải quân, thay đổi hoàn toàn các phiên hiệu đơn vị đóng quân trái phép tại đây. [6]

Hoặc theo dõi câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước chất vấn của truyền thông quốc tế về việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa có thể rút ra quy luật:

Giai đoạn đầu người phát ngôn nói không biết thông tin hoặc phủ nhận việc xây đảo.

Giai đoạn hai người phát ngôn nói nước đôi, đó là “lãnh thổ chủ quyền không tranh cãi” của Trung Quốc và nước này có quyền làm gì thì làm.

Giai đoạn ba khi có đủ bằng chứng ảnh chụp từ vệ tinh, thông thường người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ nói, đó chỉ là các công trình dân sự, phục vụ mục đích công cộng.

Nếu nước ngoài phát hiện súng ống và tên lửa, thì nói đó chỉ là “phòng thủ cần thiết”. Thông thường đây là giai đoạn cuối của chiến dịch thay đổi diện mạo một cấu trúc địa lý ở Biển Đông và quân sự hóa chúng.

Như vậy có thể thấy, chờ thời cơ và tìm cớ, tạo cớ để xây dựng ở Scarborough sẽ là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông.

Thời điểm trước chuyến đi Bắc Kinh của ông Rex Tillerson, Bắc Kinh để một quan chức cấp huyện đứng ra phát biểu về xây dựng tại Scarborough cũng như Hoàng Sa, chỉ là đòn ngoại giao thăm dò thái độ Hoa Kỳ, cũng như thủ đoạn “nâng giá trước đàm phán”.

Có thể khi ông Rex Tillerson ngồi vào bàn hội đàm ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh lại rút lại tuyên bố này và xem đó là một kiểu “nhượng bộ”, bởi Hoa Kỳ từng xác định Scarborough là giới hạn đỏ cấm Trung Quốc vượt qua ở Biển Đông.

Và đương nhiên khi Trung Quốc gọi động thái này là “nhượng bộ”, thì đối phương có thể cũng sẽ phải đối mặt với một yêu cầu “nhượng bộ” nào đó.

Tàu chiến Mỹ cũng đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

Với Philippines, thông tin mà Tiêu Kiệt đưa ra sẽ kiểm tra thái độ và phản ứng của Nội các Tổng thống Rodrigo Duterte đối với bãi cạn này như thế nào, trên cơ sở đó sẽ tính tiếp.

Trong bối cảnh cả hai bên đều muốn hòa hoãn, Manacanang thì mong giữ nguyên hiện trạng Scarborough, Trung Nam Hải thì tính kéo Philippines vào sâu hơn vòng ảnh hưởng của mình, cho Tiêu Kiệt ném đá dò đường, để thấy Manila mềm thì “nắn” tiếp, rắn thì tạm để đấy sau này tính.

Với Việt Nam, động thái Trung Quốc cho viên quan cấp huyện đứng ra tuyên bố sẽ xây dựng trên 5 cấu trúc ở quần đảo này trong năm nay, rất có thể họ sẽ làm trong thực tế.

Bởi thực tế Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp hoàn toàn quần đảo này từ năm 1974. Công trình xây dựng, cải tạo trái phép Trung Quốc tiến hành trên 5 cấu trúc ở Hoàng Sa là dân sự hay quân sự sẽ cần phải tìm hiểu thêm.

Nhưng rất có thể trong toan tính của Bắc Kinh, Hoàng Sa sẽ là bước đệm đầu tiên của ý tưởng con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, thống trị Biển Đông làm bàn đạp thống trị khu vực và toàn cầu.

Những hoạt động tăng cường đưa khách du lịch trái phép ra Hoàng Sa, tuyên bố phát triển du lịch bất hợp pháp xuống Trường Sa năm 2020 có thể cho thấy phần nào ý định này.

Tại sao chỉ mình Trung Quốc nhắc đến “tiến bộ” về COC?

Theo Tân Hoa Xã ngày 8/3, trong khi chủ trì cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc cùng ngày, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố:

Cuối tháng Hai vừa qua, nhóm (chuyên gia) làm việc chung giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc tham vấn và đưa ra dự thảo khung của bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (dự thảo khung COC). [7]

Thông báo này đi kèm một thông điệp với Hoa Kỳ mà Tiến sĩ Trần Công Trục đã có bài bình luận trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Trung Quốc toan tính điều gì trong vụ mớm tin về Scarborough và COC? - Hình 3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong phiên họp báo ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Nhưng điều đáng chú ý ở đây là, thông tin về một “dự thảo khung COC” chỉ được đưa ra từ phía Trung Quốc mà không quốc gia thành viên ASEAN nào chủ động đề cập đến nó như một thành tựu theo cách nói của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Ngày 16/3, Quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo lên tiếng giải thích với báo giới:

“Đây (dự thảo khung COC mà ông Nghị nhắc đến) không phải là dự thảo COC. Đó là dự thảo các khuôn khổ cho COC, đó chỉ là bản thảo đầu tiên.

Tầm quan trọng của nó là, nếu chúng ta có được một bộ khung quy tắc ứng xử, đó sẽ là cơ sở tiến hành các cuộc đàm phán trên thực tế về quy tắc ứng xử sau đó”. [8]

Nói cách khác, vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể về COC, bởi lẽ như chúng tôi nhiều lần phân tích, vướng mắc lớn nhất của COC là phạm vi áp dụng quy tắc trên Biển Đông đến đâu.

Nếu trong phạm vi đường lưỡi bò thì không thể chấp nhận, vì đó là sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách vô lý và phi pháp này.

Nếu phạm vi áp dụng là các vùng biển tranh chấp do việc áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 thì Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 sẽ là một cơ sở quan trọng, liệu Trung Quốc có chấp nhận hay không?

Bởi chấp nhận nó, tức là thừa nhận Phán quyết Trọng tài, điều mà cho tới hiện nay Bắc Kinh vẫn né tránh hoặc bác bỏ.

Trong khi Quyền Ngoại trưởng Philippines phủ nhận rằng, Phán quyết Trọng tài sẽ được xem xét trong quá trình làm việc về COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Hơn nữa, trong bản tin của Tân Hoa Xã, ông Vương Nghị vẫn dùng từ “tham vấn” thay vì “đàm phán”, tức Bắc Kinh vẫn chỉ nói chuyện chơi vậy thôi.

Xem ra Trung Quốc dường như vẫn chỉ muốn kéo dài thời gian chứ không thực tâm muốn có COC.

Vậy Trung Quốc chủ động và cố ý nhấn mạnh “dự thảo khung / khuôn khổ cho COC” như một thành quả là nhằm mục đích gì?

Theo cá nhân người viết, COC sẽ vẫn là con bài để Trung Quốc tìm cách lèo lái cục diện Biển Đông theo ý họ, một mặt hòa hoãn với Hoa Kỳ và các bên tranh chấp, mặt khác tiếp tục xúc tiến các thủ đoạn bành trướng mềm bằng con đường kinh tế, nghiên cứu khoa học…trên Biển Đông.

Do đó về đối ngoại, việc Trung Quốc chủ động tuyên truyền về “dự thảo khung” của COC như một thành tựu trong khi ASEAN không nói gì, là thủ thuật ngoại giao quen thuộc của họ nhằm “chiếm quyền phát ngôn” về Biển Đông.

Ông Nghị cũng đã thể hiện rõ điều này: Biển Đông vẫn hòa bình!

Khi ông Rex Tillerson đặt chân đến Bắc Kinh có phàn nàn hay gây sức ép, Trung Quốc lại lôi chuyện này ra nói: đấy, Biển Đông “vẫn ổn”. Rồi họ đổ tội cho Hoa Kỳ gây rối hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Còn về đối nội, tuyên bố như vậy giúp họ tuyên truyền cho dân chúng Trung Quốc rằng, Bắc Kinh đang giữ vững cái gọi là “trạng thái bình thường mới” được họ tạo ra bằng cách quân sự hóa Biển Đông.

Trên cơ sở đó họ thúc đẩy cái gọi là “sáng kiến một vành đai, một con đường” có thể được xem như thành tích chính trị của một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc trước thềm Đại hội 19 sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1447805.shtml

[2]https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/china-plans-station-on-disputed-south-china-sea-shoal/2017/03/16/08a45fa2-0ac2-11e7-bd19-fd3afa0f7e2a_story.html?utm_term=.eefcc5be817d

[3]http://www.guancha.cn/local/2017_03_14_398710.shtml

[4]http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-china-paracels-idUSKBN16L2SS

[5]http://news.xinhuanet.com/english/china/2016-07/13/c_135509153_7.htm

[6]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Linh-Trung-Quoc-hien-nguyen-hinh-ngoai-Da-Vanh-Khan-Truong-Sa-post111605.gd

[7]http://news.xinhuanet.com/english/2017-03/08/c_136112403.htm

[8]http://www.philstar.com/headlines/2017/03/16/1681874/dfa-mum-inclusion-tribunal-ruling-code-conduct-talks

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Tạp chí hải quân Trung Quốc: Bắc Kinh đã đảm bảo thống trị quân sự ở Biển Đông

Bài viết này là một sự thừa nhận hiếm hoi, bộc lộ ý đồ thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông.

The Japan Times ngày 20/3 cho biết, Kyodo News thu được một cuốn tạp chí phát hành nội bộ của quân đội Trung Quốc, trong đó nhận định rằng: Bắc Kinh đã đảm bảo được sự thống trị quân sự ở Biển Đông mà không nước nào trong khu vực theo kịp.

Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc ra sức bác bỏ thực tế các hoạt động quân sự hóa Biển Đông mà nước này tiến hành (bất hợp pháp), bài viết này là một sự thừa nhận hiếm hoi, bộc lộ ý đồ thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Nó làm sáng tỏ các chính sách thúc đẩy ảnh hưởng quân sự trong khu vực dưới vỏ bọc các hoạt động dân sự như hàng không dân dụng (cất hạ cánh máy bay thương mại bất hợp pháp trên đảo nhân tạo ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam).

Tác giả bài viết này là một sĩ quan của Hạm đội Nam Hải, đơn vị duy trì và đảm bảo sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tạp chí hải quân Trung Quốc: Bắc Kinh đã đảm bảo thống trị quân sự ở Biển Đông - Hình 1

Chiến hạm của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Bài viết này nêu nhận định: các hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông giúp nước này tạo ra lợi thế chiến lược cho quân đội của họ đến một mức độ nhất định, trong vấn đề an ninh quân sự.

Các bên yêu sách, các nước láng giềng không có khả năng gây bất kỳ cuộc xung đột hay leo thang thành một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông, vì họ đang chuẩn bị quá kém, sĩ quan Trung Quốc nhận định.

Viên sĩ quan này cũng tin rằng:

"Một cuộc khủng hoảng quân sự ở Biển Đông là rất có thể, nhưng ít có khả năng bùng lên thành một cuộc xung đột quân sự toàn diện hay chiến tranh nhỏ.

Về khả năng đối đầu quân sự với Hoa Kỳ, trong khi Washington tiếp tục duy trì lập trường trung lập về tranh chấp chủ quyền trong khu vực, người Mỹ "thiếu cả khả năng lẫn ý chí để tham gia một cuộc xung đột, hoặc đi đến chiến tranh với chúng ta".

Trong khi Trung Quốc phải có những nỗ lực để ngăn chặn bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự nào, chúng ta cũng phải tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng để chống lại một cuộc tấn công từ kẻ thù, sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết để đánh bại chúng và dạy cho chúng một bài học".

Để duy trì sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông, bài viết nêu ra hai phương pháp tiếp cận.

Đầu tiên là xác định một đường lối rõ ràng về quản lý một cuộc khủng hoảng quân sự với các phương tiện có thể, bao gồm việc ngăn chặn các nước láng giềng chiếm thêm các cấu trúc địa lý, ngăn chặn các nước khác làm gián đoạn hoạt động thường xuyên của Trung Quốc trên biển như đánh cá, khoan dầu.

Thứ hai là củng cố chiến thuật chiến tranh bền bỉ nhằm đảm bảo lợi thế chiến lược, kiên nhẫn và có kế hoạch dài hạn. Theo thời gian, cán cân lực lượng sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.

"Quân đội phải sẵn sàng chiến đấu trên sự kiềm chế không nổ súng đầu tiên, nhưng cần chuẩn bị cho cuộc chiến bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia", bài báo viết.

Tác giả viện dẫn kinh nghiệm "bình thường hóa hoạt động tuần tra" ở Senkaku bằng cách "khéo léo tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng năm 2012" và xem đó là "bài học" cho tương lai.

Người viết cho rằng, chẳng cần đến bài báo này thì dư luận khu vực Đông Nam Á và phần còn lại cũng thấy rõ ý đồ, âm mưu và thủ đoạn dùng sức mạnh quân sự bành trướng, âm mưu thống trị và độc chiếm Biển Đông lâu dài từ một số nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải.

Tuy nhiên bài viết ấy vẫn có giá trị ở chỗ tự nó vạch trần những luận điệu chính trị lòe bịp của ai đó công khai trước bàn dân thiên hạ, trước nguyên thủ quốc gia khác rằng Trung Quốc không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.

Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn tin vào những tuyên bố có cánh, nhưng thực tế chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, hay một số câu chuyện khác trong quan hệ bang giao quốc tế.

Đúng là Trung Quốc đang tạo ra lợi thế và sự chênh lệch tương quan lực lượng quân sự lớn chưa từng có ở Biển Đông, trên cơ sở nhận định "Mỹ thiếu cả khả năng lẫn ý chí" đối đầu với mình ở khu vực này.

Nhưng ý đồ kiểm soát toàn bộ tuyến vận tải hàng hải huyết mạch trọng điểm của quốc tế qua Biển Đông cũng không dễ thực hiện, bởi sự can thiệp của các siêu cường để bảo vệ quyền lợi của họ.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ từ bỏ các quyền lợi và vị thế của họ ở Biển Đông hay châu Á - Thái Bình Dương. Hơn nữa còn có sự tham gia ngày càng sâu hơn của Nhật Bản, Australia.

Mặt khác, thống trị Biển Đông làm bàn đạp cho cái gọi là "một vành đai, một con đường" hay con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 càng khó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia rộng rãi.

Các quốc gia được Trung Quốc mời chào cũng nên cảnh giác, bởi vì đồng vốn dễ vay của Trung Quốc không chỉ đánh đổi bằng công nghệ lạc hậu và ô nhiễm hay các đạo quân trá hình của họ xâm nhập lãnh thổ.

Quan trọng hơn, việc các nước vay tiền Trung Quốc theo các dự án này vô hình chung còn góp phần tạo thêm sức mạnh, "đôn" Bắc Kinh lên vị thế siêu cường thống trị cả khu vực.

Mặt khác, các nước ven Biển Đông cũng cần hết sức thận trọng với thủ đoạn gây khủng hoảng, tạo tình huống va chạm để đục nước béo cò như khủng hoảng Senkaku, hay điển hình nhất là vụ Scarborough tháng 4/2012.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, thiết nghĩ bài học vụ giàn khoan 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014 hãy còn nguyên giá trị.

Tài liệu tham khảo:

http://www.japantimes.co.jp/news/2017/03/20/asia-pacific/internal-chinese-navy-magazine-says-country-secured-military-dominance-south-china-sea/#.WNBdQ2997IU

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Chiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố MỹChiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố Mỹ
17:28:21 05/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025
Trộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại MỹTrộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại Mỹ
21:58:18 05/02/2025
Palestine kêu gọi tôn trọng nguyện vọng của người dân muốn ở lại GazaPalestine kêu gọi tôn trọng nguyện vọng của người dân muốn ở lại Gaza
19:21:46 05/02/2025

Tin đang nóng

Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024
11:07:29 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48
09:23:40 07/02/2025
Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?
10:23:11 07/02/2025
Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạngBộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng
10:08:20 07/02/2025

Tin mới nhất

Nga bác phương án ngừng bắn tạm thời tại Ukraine

Nga bác phương án ngừng bắn tạm thời tại Ukraine

12:57:25 07/02/2025
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết Moskva cần những thỏa thuận và cơ chế ràng buộc pháp lý đáng tin cậy, nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng không tái diễn .
Tổng thống CH Chad công bố Nội các mới

Tổng thống CH Chad công bố Nội các mới

12:54:03 07/02/2025
Các vị trí chủ chốt trong chính phủ mới, bao gồm ông Abdoulaye Sabre Fadoul giữ chức Ngoại trưởng, bà Amina Priscille Longoh giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề phụ nữ và ông Issakha Malloua Djamous giữ chức Bộ trưởng lực lượng vũ t...
Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria

Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria

12:14:12 07/02/2025
Tuần trước, EU tuyên bố sẽ giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt áp đặt dưới thời Tổng thống Assad nhằm hỗ trợ Syria tái thiết sau hơn 13 năm nội chiến.
Ngân hàng trung ương Mexico tiếp tục hạ lãi suất cơ bản

Ngân hàng trung ương Mexico tiếp tục hạ lãi suất cơ bản

12:11:37 07/02/2025
Trên thực tế, đồng nội tệ peso của Mexico đã suy yếu mạnh trong nhiều tháng qua do chịu tác động từ một loạt cải cách gây tranh cãi sau cuộc bầu cử tổng thống tại Mexico, khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại.
Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định Nam Phi 'sẽ không bị bắt nạt'

Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định Nam Phi 'sẽ không bị bắt nạt'

12:10:51 07/02/2025
Nam Phi đã đảm nhiệm chức Chủ tịch G20 vào tháng 12/2024, trở thành quốc gia châu Phi đảm nhiệm cương vị này và Tổng thống Ramaphosa khẳng định ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy lợi ích của châu Phi và các nước Nam bán cầu.
Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"

Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"

11:10:24 07/02/2025
Bờ Tây hiện là nơi sinh sống của hơn 3 triệu người Palestine, bao gồm nhiều gia đình bị trục xuất hoặc mất nhà cửa trong quá trình thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948.
Anh trục xuất nhà ngoại giao Nga, trả đũa vụ cáo buộc gián điệp

Anh trục xuất nhà ngoại giao Nga, trả đũa vụ cáo buộc gián điệp

11:07:36 07/02/2025
Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng David Lammy cho biết hành động đã được thực hiện sau khi Nga trục xuất một nhà ngoại giao Anh gần đây vào tháng 11 năm ngoái.
IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ

11:05:52 07/02/2025
IMF hồi tháng trước đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm, lên mức 3,3% với tăng trưởng ở Mỹ mạnh hơn dự kiến, bù đắp cho việc điều chỉnh giảm ở Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn khác.
Virus mới gây chết người xuất hiện ở Mỹ, cơ quan y tế vào cuộc

Virus mới gây chết người xuất hiện ở Mỹ, cơ quan y tế vào cuộc

09:19:36 07/02/2025
Loại virus gần nhất với Camp Hill là virus Langya, một loại virus đã từng lây từ chuột chù sang người tại Trung Quốc. Virus này có thể gây sốt, mệt mỏi, ho, đau cơ, suy giảm chức năng gan và tổn thương thận.
Iran, Trung Quốc phản ứng mạnh với kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

Iran, Trung Quốc phản ứng mạnh với kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

07:51:36 07/02/2025
Bộ Ngoại giao Iran hôm 4.2 đã bác bỏ kế hoạch mà họ gọi là gây sốc do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiểm soát Dải Gaza và bắt buộc di dời người Palestine khỏi vùng lãnh thổ ven biển này, theo AFP.
Nữ sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị 'đuổi' khỏi nhà công vụ sau khi bị ông Trump cách chức

Nữ sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị 'đuổi' khỏi nhà công vụ sau khi bị ông Trump cách chức

07:46:37 07/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất cựu Chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Linda Fagan khỏi nơi ở dành cho bà trong ngày 4.2, và bà chỉ được cho thời hạn 3 giờ kể từ lúc có thông báo, theo Đài NBC News dẫn hai nguồn thạo tin.
Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

07:20:58 07/02/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump một máy nhắn tin vàng và một máy nhắn tin thông thường trong cuộc gặp của họ tại Nhà Trắng.

Có thể bạn quan tâm

Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Phim việt

12:56:59 07/02/2025
Cường lên đường vào chiến trường để lại Hồi với lời hẹn ước sẽ quay trở lại đoàn tụ ngày chiến thắng. Nhưng cả hai đâu biết điều đó mãi mãi không thành hiện thực.
Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ

Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ

Pháp luật

12:43:35 07/02/2025
Sau chầu nhậu, nhóm thanh niên từ 18 đến 20 tuổi mang hung khí ra quốc lộ 24B tìm người để đánh. Các đối tượng này vừa bị khởi tố để điều tra về tội Giết người.
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Trắc nghiệm

12:09:22 07/02/2025
Có những con giáp này giống như có bình hút tài lộc để trong nhà, thịnh vượng và tiền tài cứ thế đổ về như thác lũ.
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

Mọt game

11:13:33 07/02/2025
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới (X-Wukong: Chaos of Realms) chính là dựa trên mạch nguồn đó, để mang đến 1 hành trình khai phá bí ẩn cất giấu giữa Yêu Tộc, Nhân Tộc và Thiên Tộc.
Sốc: Nữ thần Dara (2NE1) gây phẫn nộ vì hành động nghi dụ dỗ trẻ vị thành niên

Sốc: Nữ thần Dara (2NE1) gây phẫn nộ vì hành động nghi dụ dỗ trẻ vị thành niên

Sao châu á

11:13:14 07/02/2025
Sáng 7/2, tờ Koreaboo đưa tin, Dara (2NE1) hiện đang vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội sau khi vướng nghi vấn dụ dỗ trẻ vị thành niên.
Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Sao thể thao

11:06:17 07/02/2025
Thủ thành Nadeo Argawinata của tuyển Indonesia khen ngợi Quang Hải sau trận CAHN gặp Borneo tối 6/2 tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

Sáng tạo

11:00:47 07/02/2025
Có những người rất chăm nấu ăn, đi kèm với đó là thói quen nấu quá nhiều thức ăn mỗi ngày, khiến bữa nào cũng dư thừa, tạo thành vòng lặp mãi không có điểm dừng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Lạ vui

10:58:21 07/02/2025
Đó là chim đà điểu đầu mào Australia được kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007.
Các bước cấp ẩm cho da khô

Các bước cấp ẩm cho da khô

Làm đẹp

10:51:10 07/02/2025
Mỗi loại da sẽ có đặc tính riêng và cần chế độ chăm sóc khác nhau. Đối với type da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tuy nhiên, trước khi chăm sóc da cũng không được bỏ qua bước vệ sinh da.
Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thời trang

10:43:43 07/02/2025
Áo hoa, váy voan hoa là những trang phục vừa phù hợp với thời tiết mát mẻ của mùa xuân, vừa giúp quý cô thể hiện rõ nét phong thái tự tin và thời thượng của mình.
Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"

Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"

Sao việt

10:19:54 07/02/2025
Nữ diễn viên gọi người em thân thiết Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm, cũng như là bảo chứng phòng vé khi ra mắt phim.