Trung Quốc tố Mỹ vi phạm quy định WTO
Trung Quốc nói việc Mỹ tước tình trạng thương mại đặc biệt của Hong Kong vi phạm các quy tắc của WTO và không phục vụ lợi ích của Washington.
Tại cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói rằng tình trạng thương mại đặc biệt của Hong Kong đã được toàn bộ thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận và không chỉ phụ thuộc vào Mỹ.
“Nếu Mỹ xem thường các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và áp đặt các biện pháp đơn phương theo luật Mỹ, điều đó sẽ vi phạm quy tắc của WTO và cũng không phục vụ lợi ích của Mỹ”, Cao Phong nói.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong tại một buổi họp báo năm 2018. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Phát biểu được người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố sẽ thu hồi các đặc quyền thương mại đã cấp cho Hong Kong sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh cho thành phố. Việc tước bỏ tình trạng thương mại đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến hiệp ước dẫn dộ song phương, quan hệ thương mại và quy định xuất khẩu giữa Mỹ và Hong Kong.
Cao Phong nhắc lại quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc rằng luật an ninh sẽ không làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong. “Luật an ninh cũng sẽ không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài”, ông nói thêm.
Luật an ninh Hong Kong đang được Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc soạn thảo, dự kiến được ban hành vào tháng 8, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Bất chấp những cam kết của Trung Quốc, giới chức nhiều nước bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” cũng như ảnh hưởng đến các quyền của người dân tại thành phố.
Căng thẳng thương mại Hàn Quốc - Nhật Bản 'nóng' trở lại
Ngày 2/6, Hàn Quốc thông báo sẽ tái khởi động quy trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghiệp quan trọng sang nước này.
Bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhưng Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết họ vẫn sẵn sàng đàm phán để giải quyết cuộc tranh chấp kéo dài hàng tháng với quốc gia láng giềng này.
Cách đây hơn nửa năm, Seoul đã rút lại khiếu nại nêu trên trong một hành động thiện chí nhằm tìm kiếm một sự đột phá trong tranh cãi thương mại song phương. Quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã nóng lên sau khi Tokyo đột ngột thắt chặt việc xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro florua có độ tinh khiết cao (HF) sang Hàn Quốc từ tháng 7/2019. Tới tháng Tám cùng năm Hàn Quốc tiếp tục loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách trắng" các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi xuất khẩu.
Tokyo đã dỡ bỏ một phần các biện pháp kiềm chế xuất khẩu chất cản màu trước hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước vào tháng 12/2020. Nhưng kể từ đó, nước này không đưa ra thêm động thái nào về vấn đề này.
Vào tháng 5/2020, Seoul một lần nữa kêu gọi Tokyo dỡ bỏ các quy định thương mại vào cuối tháng, đồng thời kêu gọi Nhật Bản cùng nỗ lực để khắc phục hậu quả kinh tế từ đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã không đổi ý. Phía Hàn Quốc cho biết họ đã nhận được phản hồi từ Nhật Bản trước hạn cuối vào ngày Chủ nhật vừa qua (31/5). Dù không cung cấp thông tin chi tiết, Seoul có hàm ý rằng phản hồi của Tokyo đã "không đáp ứng được mong đợi".
Ông Na Seung-sik, một quan chức của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, cho biết giới chức nước này đã đi đến kết luận rằng họ không thể tiến hành các cuộc đàm phán bình thường với Nhật Bản, vốn là tiền đề của việc đình chỉ khiếu nại tại WTO. Do vậy, Hàn Quốc sẽ mở lại quy trình giải quyết tranh chấp tại WTO về chính sách kiểm soát xuất khẩu Nhật Bản đối với với ba vật liệu công nghiệp.
Với quyết định này, Hàn Quốc có kế hoạch yêu cầu WTO lập hội đồng giải quyết tranh chấp về thương mại với Nhật Bản. Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO sẽ mất tới hơn một năm, mặc dù thời gian giải quyết có thể phụ thuộc vào tiến độ đàm phán.
Theo Hàn Quốc, tranh chấp thương mại này gây thiệt hại cho xuất khẩu của Nhật Bản nhiều hơn so với của Hàn Quốc. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang nước láng giềng trong năm 2019 đã giảm 6,9% xuống còn 28 tỷ USD so với một năm trước đó. Nhưng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hàn Quốc đã giảm hơn 12,9% xuống còn 47 tỷ USD.
Tuy nhiên đối với Seoul, việc loại bỏ các rào cản thương mại là rất quan trọng. Vì nền kinh tế nước này phụ thuộc vào xuất khẩu, trong ngành này đang chịu nhiều áp lực khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và đi lại trên toàn cầu. Lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng Năm đã giảm tháng thứ ba liên tiếp với mức giảm 23,7%.
Australia không đối đầu thương mại với Trung Quốc Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Littleproud khẳng định không tham gia cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi bị nước này áp thuế 80,5% với lúa mạch. "Không có cuộc chiến thương mại nào cả. Trên thực tế, ngay cả ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng mọi người đều thấy nhu cầu về quặng sắt của Trung Quốc đã tăng. Họ...