Trung Quốc tố Mỹ ‘đàn áp’ doanh nghiệp
Trung Quốc cho rằng việc chính quyền Biden thêm nhiều công ty nước này vào danh sách đen là hành vi “đàn áp” doanh nghiệp và dọa đáp trả.
“Hãy xóa bỏ cái gọi là danh sách đen mang tính đàn áp doanh nghiệp Trung Quốc đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay phát biểu trước báo giới, kêu gọi Mỹ “công bằng và không phân biệt đối xử” với các công ty Trung Quốc.
“Trung Quốc sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết, nhằm kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nước mình”, ông Uông cho biết, nói thêm rằng động thái của Washington “vi phạm luật thị trường”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu trong một buổi họp báo tại Bắc Kinh hồi tháng 11/2020. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Tuyên bố được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa thêm 28 công ty Trung Quốc bị cáo buộc có quan hệ với lĩnh vực công nghệ giám sát hoặc quốc phòng vào danh sách đen.
Cùng với 31 doanh nghiệp bị đưa vào danh sách dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, tổng số công ty Trung Quốc trong danh sách đen hiện nay của Mỹ là 59. Các nhà đầu tư Mỹ không được phép giao dịch với những công ty trong danh sách này.
Một ngày trước khi Biden ký sắc lệnh mới, Bắc Kinh đã chỉ trích danh sách đen thời Trump và thề sẽ bảo vệ quyền lợi của các công ty Trung Quốc, nói rằng biện pháp này mang “động cơ chính trị”, “bỏ qua sự thật và tình hình thực tế” của những công ty liên quan.
Động thái mới của Biden nằm trong một loạt biện pháp nhắm tới Bắc Kinh của Nhà Trắng, giữa lúc quan hệ hai nước vẫn căng thẳng nghiêm trọng. Tổng thống Mỹ từng cam kết áp dụng cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn với Trung Quốc sau khi Trump rời nhiệm sở, nhưng nhấn mạnh sẽ tiếp tục cứng rắn trong một số vấn đề, bao gồm quốc phòng và công nghệ.
Quan hệ Trung Quốc Australia "u ám" sau thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên WTO
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc - Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn.
Chiều 16/12, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trước thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Australia nên nhìn nhận "nghiêm túc" đối với các vấn đề mà phía Trung Quốc quan tâm, đồng thời thay đổi cách đối xử kỳ thị với doanh nghiệp Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Uông Văn Bân cho biết, ông này và các đồng nghiệp của mình đã nhiều lần bày tỏ thái độ nhất quán về lập trường của Trung Quốc, các thông tin cụ thể về vụ kiện sẽ do ban ngành chủ quản của Trung Quốc giải đáp.
Nhiều khả năng, trong ít ngày tới, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ có phản ứng về vụ kiện của phía Australia. Trước đó, hôm 3/12 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết, việc Trung Quốc áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia căn cứ trên các yêu cầu của các ngành nghề có liên quan của Trung Quốc, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi đầy đủ các của các bên. Trung Quốc khẳng định, quá trình lập án, điều tra, và ra quyết định đều dựa trên luật pháp có liên quan của nước này.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho hay, Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do nước này áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc thông qua áp thuế 80,5% đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do phá giá và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp của nước này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/5 và kéo dài trong vòng 5 năm.
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc - Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn như lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu, lúa mạch... Phía Australia cho biết, nhiều lần kêu gọi Trung Quốc đối thoại nhưng đều vấp phải sự im lặng của phía Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc áp thuế lên hàng hóa Australia là phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Trung Quốc, đồng thời là sự thể hiện trách nhiệm của các bộ ngành Trung Quốc đối với người tiêu dùng nước này. Trung Quốc cũng khẳng định, Australia nên từ bỏ vai diễn "người bị hại" khi đưa ra 3 dẫn chứng nhằm phản bác các chỉ trích của phía Australia.
Thứ nhất , từ năm 2018 trở lại đây, phía Australia đã từ chối hàng chục dự án đầu tư của Trung Quốc tại Australia với lý do "an ninh quốc gia". Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, chính phủ Australia hai lần sửa đổi Luật đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài, viện lý do "xem xét các yếu tố an ninh quốc gia" mà từ chối doanh nghiệp Trung Quốc. Thứ hai , chính phủ Australia cấm doanh nghiệp Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng 5G tại nước này mà không có lý do chính đáng và cuối cùng là tính đến thời điểm hiện tại, phía Australia đã 106 lần áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tiến hành 4 lần áp dụng các hình thức tương tự lên hàng hóa của Australia.
Động thái mới nhất nhằm về phía nhau khiến quan hệ Trung Quốc và Australia tiếp tục "u ám" trong năm 2020, các chuyên gia dự đoán thời gian tới, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison sẽ phải đối mặt với những "áp lực" cực lớn khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Australia kể từ năm 2016, với khoảng 32,6% hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là Trung Quốc./.
Trung Quốc giải thích việc vận tải cơ áp sát Malaysia Trung Quốc cho rằng việc 16 vận tải cơ bay cách bờ biển Malaysia 60 hải lý là hoạt động huấn luyện thường lệ và tuân thủ luật quốc tế. Trong cuộc họp báo ngày 2/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết nhóm vận tải cơ hoạt động gần không phận Malaysia hôm 31/5 đang tiến...