Trung Quốc tố Mỹ cố tình rút khỏi hiệp ước INF để ‘đánh’ Bắc Kinh
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6 đã có những bình luận phản hồi trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser rằng ông muốn huy động tên lửa tầm trung đến các địa điểm ở châu Á – Thái Bình Dương trong vài tháng tới.
Tuyên bố của ông Esper được đưa ra ngay sau khi Mỹ rút lui khỏi hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) với Nga vào tuần trước. Ông cũng cho biết hành động này của Mỹ sẽ nhằm mục đích đối trọng lại với các hành vi gây bất bình ổn của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho rằng đây là một cáo buộc mang tính đổ lỗi, và nhấn mạnh lại các hoạt động phát triển quân sự của Bắc Kinh là thuần túy nhằm mục đích phòng thủ.
Khi trả lời các câu hỏi của phóng viên, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết rằng từ rất lâu nay, Mỹ đã can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước châu Á – Thái Bình Dương một cách quá đáng. Theo bà Hua, đây là nỗ lực của Mỹ nhằm chia rẽ các nước này bằng cách quảng bá “chiến thuật Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, trong lúc tăng cường huy động quân sự và gia cố các liên minh quân đội ở khu vực này.
“Rõ ràng là ai đang đe dọa đến ổn định khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương”, bà Hua nói.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet đậu trên boong tàu USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.
Người đại diện cũng nhấn mạnh, từ lâu Mỹ đã dùng Trung Quốc làm cái cớ cho các quyết định liên quan đến hiệp ước INF và các vấn đề khác, bóp méo sự thật nhằm thổi phồng “mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc”.
Video đang HOT
Bất chấp phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, bà Hua cho biết, Mỹ đã rút lui khỏi hiệp ước INF và giờ đây đang vội vàng huy động tên lửa tầm trung đến châu Á.
“Việc này tiết lộ ý đồ thật sự của Mỹ sau quyết định rút lui khỏi hiệp ước”, bà Hua nói. Bà cho biết thêm Trung Quốc theo đuổi chính sách quân sự phòng vệ: “Chúng tôi phát triển sức mạnh quân sự với mục đích tự vệ. Chúng tôi không có ý định và sẽ không đe dọa đến bất kì quốc gia nào. Tất cả các tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc đều được đặt trong lãnh thổ đất nước, chứng minh cho tính chất tự vệ của chính sách quốc phòng của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu Mỹ huy động tên lửa tầm trung đến châu Á – Thái Bình Dương, hành động này chắc chắn sẽ mang tính chất công kích”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying
Bà Hua cũng nhấn mạnh rằng nếu Mỹ nhất quyết theo đuổi các kế hoạch này, an ninh khu vực và quốc tế sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
“Trung Quốc sẽ không chỉ ngồi im ở đó và nhìn các lợi ích của chúng tôi bị tổn hại. Hơn nữa, chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào gây rối ở ngay cửa ngõ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”, bà cho biết.
Anh Thư
Theo Vietnamnet
Mỹ muốn bố trí tên lửa tại châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 3-8 cho biết ông ủng hộ việc đặt các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á trong thời gian ngắn sắp tới, tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí INF.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh Reuters.
Các bình luận của ông Esper có khả năng làm gia tăng mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang và làm thêm căng thẳng cho quan hệ với Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo tại Sydney, Australia, ông Esper cho biết ông "rất muốn làm điều đó" khi được phóng viên hỏi về việc đặt các tên lửa ở châu Á. "Tôi muốn tiến hành trong một vài tháng... nhưng những việc thế này thường có xu hướng tốn nhiều thời gian hơn dự kiến".
Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, sau khi tố cáo Moscow vi phạm hiệp ước này, một cáo buộc mà phía Kremlin bác bỏ.
Cũng trong ngày 2-8, các quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng bất kỳ việc triển khai vũ khí nào cũng sẽ mất nhiều năm nữa.
Theo Reuters, trong vài tuần tới, Mỹ được cho là sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mặt đất, và vào tháng 11 này, Lầu Năm Góc sẽ đặt mục tiêu thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Cả hai động thái này sẽ là thử nghiệm vũ khí thông thường và không phải vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước INF 1987 đã cấm các nước tham gia phóng các loại tên lửa, như tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Các quan chức Mỹ cho rằng Washington đang gặp phải mối đe dọa lớn do trong thời gian bị "kìm nén" bởi hiệp ước này thì Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, Mỹ vẫn dựa vào các năng lực khác như một đối trọng với Trung Quốc, giống như các tên lửa được phóng từ các tàu hay máy bay của Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ tên lửa phóng từ đất liền của Mỹ cho rằng đây là cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc.
"Tôi không cho rằng điều này dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, tôi thấy là chúng tôi đang thực hiện các biện pháp cần thiết để phát triển khả năng mà chúng tôi coi là cần cho cả mặt trận châu Âu và cả ở đây nữa", ông Esper ám chỉ đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Esper không tiết lộ địa điểm nào ở châu Á mà ông muốn bố trí tên lửa, nhưng ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao của châu Á trong chuyến thăm sắp tới.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn
Mỹ một lần nữa khẳng định về việc chấm dứt INF Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) vào ngày 2 tháng 8 năm nay. Điều này đã được Cố vấn Tổng thống Mỹ về An ninh Quốc gia John Bolton tuyên bố vào ngày 31/7 tại Washington. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Hiệp ước INF được ký...