Trung Quốc tố Mỹ cản trở cuộc chiến khí hậu
Trung Quốc chỉ trích Mỹ “cản trở nghiêm trọng” cuộc chiến kiểm soát khí thải toàn cầu và không có hành động nào để bảo vệ Trái đất.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 23/9 cho biết khi rút khỏi các thỏa thuận quốc tế về kiểm soát lượng khí thải carbon, Mỹ đã thất bại trong “nghĩa vụ hạn chế lượng khí thải và không thực hiện những hành động dù là nhỏ nhất để bảo vệ Trái đất”.
“Điều này rõ ràng cản trở nghiêm trọng tiến độ giảm lượng khí thải toàn cầu. Một quốc gia như vậy có tư cách gì để chỉ trích Trung Quốc”, ông Uông nhấn mạnh.
Tuyên bố của ông Uông được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tại cuộc họp Liên Hợp Quốc hôm 22/9 rằng nước này sẽ đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và đạt mục tiêu “carbon trung tính” (không tăng lượng khí thải ròng) vào năm 2060.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 27/7. Ảnh: Reuters.
Ông Tập cho biết thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu Paris đã “vạch ra các bước tối thiểu cần thực hiện để bảo vệ Trái đất” và “tất cả các nước phải tôn trọng thỏa thuận này”.
Tuyên bố về mục tiêu “carbon trung tính” của Chủ tịch Trung Quốc đã nhận được sự khen ngợi từ rất nhiều chuyên gia. Joeri Rogelj, một chuyên gia khí hậu tại Viện Grantham, London, gọi cam kết của ông Tập là “bất ngờ và mở mang tầm mắt.”
Helen Mountford, chuyên gia khí hậu tại Viện Tài nguyên Thế giới ở Washington, cho biết tuyên bố từ Bắc Kinh sẽ thúc đẩy làn sóng tích cực trong giới ngoại giao và các cam kết khí hậu lớn hơn từ các nước khác.
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được 195 nước, trong đó có Mỹ, thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris vào tháng 6/2017. Tháng 11/2019, Washington thông báo quá trình rút khỏi thỏa thuận sẽ hoàn tất trước ngày 4/11 năm nay.
Chủ tịch Trung Quốc lần đầu gián tiếp đáp trả động thái của Mỹ
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phát xít, Chủ tịch Trung Quốc lần đầu tiên có những phát biểu cứng rắn, gián tiếp đáp trả trước những động của Mỹ thời gian gần đây.
Mặc dù không đích danh nhắc đến Mỹ nhưng trong bài phát biểu tại buổi tọa đàm nhân kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phát xít tổ chức ngày 3/9 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã 5 lần sử dụng cụm từ "quyết không đồng ý" để gián tiếp đáp trả những phát ngôn và hành động của Washington nhằm vào nước này thời gian gần đây.
Lãnh đạo Trung Quốc dâng hoa kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phát xít. Ảnh: Tân Hoa xã
5 điều "quyết không đồng ý" được ông Tập Cận Bình nhắc tới liên quan tới việc bóp méo lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, bôi nhọ tính chất và tôn chỉ của Đảng này; bóp méo và thay đổi con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, phủ định và bôi nhọ những thành tựu vĩ đại xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân Trung Quốc; mưu đồ tách rời và đối lập mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc; áp đặt ý chí lên Trung Quốc bằng cách bắt nạt, thay đổi hướng tiến lên của Trung Quốc, cản trở những nỗ lực tạo dựng cuộc sống tốt đẹp của người dân nước này; phá hoại cuộc sống hòa bình và quyền lợi phát triển của người dân Trung Quốc, hợp tác giao lưu giữa nhân dân Trung Quốc và các nước, cũng như sự nghiệp cao cả hướng tới hòa bình và phát triển của nhân loại.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc có những phát biểu công khai được giới nghiên cứu đánh giá là nhằm vào quan hệ căng thẳng với Mỹ thời gian gần đây, khác hẳn những phát biểu hòa hoãn trước đó của các quan chức đứng đầu ngành ngoại giao nước này, đồng thời cũng cho thấy sự đối đầu về ý thức hệ ngày càng gay gắt giữa hai bên.
Trong khi đó, cũng phát biểu nhân sự kiện này, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nhắc lại quá khứ "kề vai chiến đấu vì hòa bình và chính nghĩa" giữa hai nước trong Thế chiến II trên chiến trường châu Á, đồng thời kêu gọi hai bên tìm lại tinh thần hợp tác trong giai đoạn lịch sử này.
Ông cho rằng, Trung Quốc và Mỹ cần lấy lại tinh thần hợp tác trong Thế chiến II để đối phó với kẻ thù chung là những thách thức toàn cầu như: đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu.
Mổ xẻ nguy cơ "xung đột ủy nhiệm" ở châu Á từ sức nóng cạnh tranh Mỹ-Trung Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc dần chuyển hướng sự cạnh tranh địa chính trị sang châu Á, giới phân tích lo ngại nguy cơ về một cuộc "xung đột ủy nhiệm". Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ đối đầu trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề thương mại, dịch Covid-19, tình hình Hong Kong và mới đây nhất...