Trung Quốc tố Mỹ can thiệp tranh chấp biên giới với Ấn Độ
Trung Quốc cho rằng Mỹ “vi phạm chuẩn mực quan hệ quốc tế và nguyên tắc ngoại giao” khi ủng hộ Ấn Độ trong căng thẳng biên giới trên dãy Himalaya.
“Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức cấp cao khác đã lặp lại những lời nói dối cũ, công kích và đưa ra những cáo buộc chống lại Trung Quốc, vi phạm thông lệ trong quan hệ quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của ngoại giao, làm tổn hại quan hệ của Trung Quốc với các nước khác trong khu vực”, đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hôm nay ra tuyên bố sau chuyến thăm của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Ấn Độ.
Mỹ “một lần nữa đã phơi bày tâm lý Chiến tranh Lạnh và thành kiến ý thức hệ. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này”, tuyên bố nêu.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tổ chức đàm phán với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tại New Delhi hôm 27/10. Tại cuộc gặp, Pompeo chỉ trích Trung Quốc không giúp ích cho dân chủ, thượng tôn pháp luật, minh bạch và tự do hàng hải.
Pompeo trước đó kêu gọi Ấn Độ hợp tác với Mỹ để chống lại những mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra đối với an ninh và tự do.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper họp báo tại New Delhi, Ấn Độ hôm 27/10. Ảnh: AFP.
Theo đại sứ quán Trung Quốc, việc Ngoại trưởng Mỹ gửi lời chia buồn tới gia đình các binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc ẩu đả ở vùng tranh chấp Ladakh với Trung Quốc là cử chỉ nhằm “tăng cường tình cảm chống Trung Quốc” trong người dân Ấn Độ và thể hiện sự ủng hộ New Delhi trong căng thẳng biên giới với Bắc Kinh.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ tìm cách can thiệp vào tranh chấp biên giới, nói rằng đây là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hai bên đã thảo luận thông qua các kênh ngoại giao và quân sự về việc rút quân và giảm leo thang ở khu vực biên giới.
“Trung Quốc và Ấn Độ có đủ sự khôn ngoan và năng lực để xử lý bất đồng một cách hợp lý. Không có chỗ cho bên thứ ba can thiệp”, tuyên bố nêu. “Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động can dự bằng chủ nghĩa đơn phương, ức hiếp. Bằng cách cường điệu hóa cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc, Mỹ đang tạo cớ duy trì quyền bá chủ toàn cầu và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi chính sách cứng rắn với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử của ông và Ngoại trưởng Pompeo đang cố gắng củng cố quan hệ với các đồng minh để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc cũng căng thẳng trong thời gian qua, liên quan đến các cuộc ẩu đả gần đây giữa biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, làm tăng tâm lý chống Trung Quốc ở Ấn Độ và khiến chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tìm kiếm quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ.
Trong tháng này, Ấn Độ đã mời Australia tham gia đợt diễn tập hải quân Malabar được nước này tổ chức hàng năm với Mỹ và Nhật Bản, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc rằng các cuộc diễn tập như vậy “gây bất ổn trong khu vực”.
Mỹ củng cố thông điệp chống Trung Quốc
Khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử, hai trợ lý hàng đầu về an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có chuyến thăm Ấn ộ và nhiều nước khác, chủ yếu để bàn cách đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper dự một cuộc họp báo tại Washington ngày 21/9 Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ gặp hai người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc đối thoại an ninh và chiến lược diễn ra ngày 27/10, sau đó ông Pompeo sẽ thăm Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tất cả các hoạt động này diễn ra khi cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng và ông Trump tiếp tục khắc họa đối thủ Joe Biden là người mềm yếu với Trung Quốc.
Dù có yếu tố bầu cử thì thời điểm này cũng rất quan trọng đối với quan hệ Mỹ - Ấn vì Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ấn Độ đang phải xử lý bất ổn ở vùng tranh chấp Kashmir với cả Trung Quốc và Pakistan. Căng thẳng Ấn - Trung trên vùng núi Himalaya vẫn chưa được giải quyết. Ông Trump từng đề xuất giúp tháo ngòi tình hình nhưng chưa có dấu hiệu quan tâm nào từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Ông Pompeo không giấu giếm mong muốn của chính quyền Trump về việc cô lập Trung Quốc. Khi được hỏi về chuyến thăm này, ông Pompeo nói tuần trước: "Tôi chắc chắn các cuộc gặp của tôi sẽ bao gồm những bàn bạc về cách các quốc gia tự do có thể làm việc với nhau để đẩy lùi những mối đe doạ mà Trung Quốc gây ra".
Trước khi ông Pompeo và ông Esper thực hiện chuyến công du, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuần trước thăm New Delhi, nhấn mạnh Washington muốn đẩy mạnh các lợi ích của Ấn Độ ở khu vực, xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, và đối phó với những nguy cơ mà các mạng viễn thông công nghệ cao của Trung Quốc gây ra vì Mỹ coi đó là yếu tố trung tâm trong các hoạt động mà họ gọi là "kinh tế săn mồi" của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ và Ấn Độ tăng cường đáng kể quan hệ quốc phòng. Khi ông Trump thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm nay, hai bên hoàn tất các thoả thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD. Thương mại quốc phòng song phương tăng từ 0 trong năm 2008 lên 15 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không muốn bị kéo vào cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông G. Parthasarthy, một nhà ngoại giao Ấn Độ đã nghỉ hưu, nói với AP rằng Ấn Độ không muốn trở thành nước đi đầu chống lại Trung Quốc.
Ông Pompeo sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Maldives từ năm 2004 đến nay. Theo thoả thuận quốc phòng hai bên đạt được trong tháng trước, Maldives đồng ý đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và ủng hộ "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do".
Ấn Độ tin rằng nếu Mỹ can dự vào Sri Lanka nhiều hơn, Sri Lanka sẽ xích gần phía Mỹ - Ấn hơn Trung Quốc, giới phân tích nhận định. Tranh chấp trên biển Đông sẽ là vấn đề được nhấn mạnh tại chặng dừng chân cuối cùng của ông Pompeo ở Indonesia.
Trung Quốc nói 'không công bằng' khi Ấn Độ trả lại bộ xét nghiệm COVID-19 Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ ngày 28/4 cho rằng "không công bằng" khi New Delhi trả lại bộ xét nghiệm COVID-19 Trung Quốc sản xuất do vấn đề chất lượng. Bác sĩ lấy mẫu vi sinh bề mặt để xét nghiệm tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin rằng vào ngày 27/4, Hội đồng...