Trung Quốc tổ chức lễ hội thịt chó bất chấp biểu tình
Bất chấp những chỉ trích nặng nề và làn sóng biểu tình phản đối từ các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật, Trung Quốc ngày 21/6 vẫn tổ chức lễ hội thịt chó tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây.
Một người đàn ông ngồi bán chó tại chợ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Ảnh: EPA)
Hàng chục nhà hàng và quán lưu động đã giết chó và chế biến món ăn trên toàn thành phố Ngọc Lâm để hưởng ứng lễ hội.
Để phản đối lễ hội, nhiều nhà hoạt động tìm cách mua lại chó từ các thương lái dự định sẽ thịt chúng. Trong khi đó, người dân địa phương lại phàn nàn rằng người ngoài đang phá đi cái mà họ gọi là một lễ hội truyền thống lâu đời.
Hàng năm, ước tính có khoảng 10 triệu đến 20 triệu con chó đã bị giết thịt ở Trung Quốc và sự kiện ở thành phố Ngọc Lâm đã trở thành tâm điểm bị chỉ trích.
Nhiều con chó xấu số được cho là thú cảnh bị đánh trộm từ tay những người chủ hay chỉ bị bắt trên phố. Chúng bị nhốt chen chúc trong lồng, không cho ăn hay uống và chất lên xe tải để đưa về thành phố Ngọc Lâm, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 2000 km về phía Nam.
Trong lễ hội này, nhiều mèo cũng bị đem làm thịt một cách tương tự.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương ở Ngọc Lâm trong vài năm gần đây đã tìm cách thoái thác mối liên quan đến lễ hội này bằng cách cấm cán bộ công nhân viên đến tham dự và thu hẹp lại quy mô của sự kiện bằng cách đóng cửa một số chợ chó và lò mổ chó.
Những người phản đổi sự kiện này đã mở rộng chiến dịch của họ sang đến Mỹ, kiến nghị các chính khách ở San Francisco gây áp lực đến các đồng sự người Trung Quốc trong việc kêu gọi chấm dứt hành động sát sinh này.
Những người phản đối nói rằng lễ hội thật độc ác và không có giá trị văn hoá.
“Chúng tôi đến Ngọc Lâm để nói với mọi người ở đây rằng chó là bạn của chúng ta. Họ không nên giết chó theo cách độc ác như vậy và rất nhiều những chú chó mà họ giết là chó cảnh”, Dương Ngọc Hoa, một tình nguyện viên đến từ Trùng Khánh.
Một tình nguyện viên nữa là Trần Xuân nói, việc gây áp lực để chấm dứt lễ hội Ngọc Lâm là một phần trong một chiến dịch lớn hơn nhằm thông qua luật cấm ngược đãi thú vật.
Đã có các cuộc tranh luận xảy ra giữa các nhà hoạt động và người dân địa phương và cảnh sát cũng đã phải can thiệp nhiều lần để tránh xả ra các cuộc va chạm.
Các nhà hoạt động cho biết các cuộc biểu tình phản đối việc ăn thịt chó đã diễn ra trên khắp cả nước và việc phản đối rầm rộ trên mạng xã hội từ những người yêu chó đang ngày càng tăng đã tạo ra một số hiệu ứng. Các cửa hàng bán thịt chó đã bị buộc phải tổ chức trong nhà và những hoạt động ăn thịt chó ồ ạt với quy mô lớn tổ chức ngoài trời không còn diễn ra nữa.
Cùng với câu hỏi về sự ngược đãi động vật, thịt chó cũng đặt ra một nguy cơ cho sức khoẻ con người vì sự lây lan của các căn bệnh như bệnh giun xoắn, bệnh dại và tiêu chảy, tổ chức Xã hội Loài Người cho biết.
Quảng Tây là một trong năm địa phương có tỷ lệ bệnh dại ở người cao nhất Trung Quốc và Ngọc Lâm đứng trong top 10 thành phố có các ca nhiễm dại cao nhất ở Trung Quốc, tổ chức trên cho hay.
Hoa Tạ
Theo Dantri
Lễ hội thịt chó Trung Quốc vẫn diễn ra bất chấp phản đối
Thành phố Ngọc Lâm ở phía nam Trung Quốc vẫn tổ chức lễ hội thịt chó hàng năm bất chấp sự phản đối của các nhà bảo vệ động vật.
Các nhà hoạt động bế chó giải cứu từ người buôn, tụ tập tại Bắc Kinh hôm 10/6 để phản đối lễ hội thịt chó Ngọc Lâm. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, lễ hội sẽ bắt đầu vào hôm nay, dự kiến tiêu thụ lượng thịt của hàng nghìn con chó. Các nhà bảo vệ động vật hồi đầu tháng từng trao cho chính quyền Bắc Kinh bản kiến nghị có 11 triệu chữ ký kêu gọi cấm tổ chức lễ hội.
Đối với nhiều người dân địa phương, họ rất tự hào về lễ hội này. Tuy nhiên, họ nhận thấy năm nay chính quyền đã tăng cường kiểm soát, trên những con phố gần các chợ và nhà hàng thịt chó nổi tiếng xuất hiện nhiều cảnh sát hơn.
Một số nhà hàng cũng bỏ biển quảng cáo bán thịt chó và từ chối cho biết lý do. Chính quyền thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, không đưa ra bình luận nào, chỉ nói rằng lễ hội do các hộ kinh doanh cá thể tổ chức và không được thành phố chính thức ủng hộ.
Theo Mirror, ăn thịt chó là truyền thống có khoảng 500 năm lịch sử tại Trung Quốc, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Họ tin rằng thịt chó giải nhiệt, giải đen và là thực phẩm bổ dưỡng. Mua bán thịt chó là hợp pháp ở Trung Quốc.
Chó sống được vận chuyển từ nhiều địa phương tới Ngọc Lâm, trong điều kiện nuôi nhốt chật chội, thiếu thức ăn, nước uống, bị bệnh, bị thương, thậm chí là chết ngạt.
Chó sống được đưa về Ngọc Lâm mua bán và giết thịt. Ảnh: EPA
Các nhà vận động, trong đó có nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới như Peter Egan, đại sứ động vật châu Á, cho rằng chó không phải là thực phẩm vì "họ ăn nó không phải để chống đói, mà vì mê tín dị đoan".
"Chó không phải thực phẩm an toàn vì chúng lang thang khắp phố, bị nhiễm độc và chất đống lên xe tải với nhau, lây nhiễm đầy bệnh tật. Chấm dứt việc buôn bán thịt chó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tàn bạo này. Nó cũng sẽ cắt giảm tội phạm, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng", Egan nói.
"Dưới áp lực của dư luận, số lượng chó bị giết trong lễ hội đã giảm từ 10.000 xuống còn 1.000 trong những năm gần đây. Chúng ta cần tiếp tục cố gắng, chấm dứt lễ hội thịt chó Ngọc Lâm cũng như thói quen ăn thịt chó", theo Egan.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Trung Quốc cam kết 'dẹp tiệm' lễ hội thịt chó "Đây là lần đầu tiên chính quyền Ngọc Lâm có văn bản chính thức cam kết ngăn chặn tổ chức lễ hội tàn ác này thay vì chỉ đơn giản phủ nhận sự tồn tại của nó" - Peter Li, thành viên nhóm Humane Society International, cho biết. Nhóm bảo vệ động vật quốc tế Humane Society International (HSI) vừa hoan nghênh cam...