Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự cho ngư dân ở Biển Đông
Trung Quốc sẽ tổ chức huấn luyện chiến thuật quân sự và thao diễn tác chiến cho ngư dân tự vệ trên Biển Đông trong tháng 5.2016 này, hãng tin Reuters cho hay ngày 1.5.
Tàu cá Trung Quốc bao vây tàu cảnh sát biển Hàn QuốcAFP
Ngư dân tự vệ – hay còn gọi là dân quân biển – được Bắc Kinh huấn luyện như lực lượng quân đội bán chuyên nghiệp mà nhiều người gọi đó là lực lượng vũ trang trá hình của Trung Quốc.
Bên cạnh cung cấp tàu lớn, thiết bị và nhiên liệu cho các ngư dân đánh bắt trên những vùng biển tranh chấp, chủ yếu ở Biển Đông, quân đội Trung Quốc còn huấn luyện họ đối phó với những vụ tấn công hoặc vây bắt của lực lượng cảnh sát biển nước khác.
Reuters cho biết trong chương trình huấn luyện quân sự, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập cho ngư dân với những chiến thuật như khi huấn luyện binh lính. Những cuộc tập trận dành cho ngư dân đảo Hải Nam sẽ được tổ chức trong tháng 5 và tháng 8.2016 ở Biển Đông.
“Dân quân biển đang được mở rộng vì nhu cầu của đất nước và vì muốn ngư dân tham gia vào công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ quốc gia”, một cố vấn của chính quyền Hải Nam, nơi tập trung các “quân đoàn” ngư dân tự vệ của Trung Quốc, nói.
Video đang HOT
Đội tàu của ngư dân tự vệ Trung Quốc ở cảng Baimajing, đảo Hải Nam ngày 7.4.2016 Reuters
Cố vấn không muốn nêu tên này còn cho biết chính quyền trả tiền công cho những lính đánh thuê bán chuyên nghiệp này để họ có thể tham gia cuộc tập trận.
Trung Quốc còn cung cấp hệ thống định vị toàn cầu cho 50.000 tàu thuyền của ngư dân tự vệ, cho phép họ liên lạc với các tàu hải cảnh bất kỳ lúc nào xảy ra xung đột và cần trợ giúp, theo Reuters. Một số ngư dân và quan chức ngoại giao nói với Reuters rằng ngư dân tự vệ còn được cung cấp cả vũ khí để có thể tấn công cảnh sát biển nước khác khi cần thiết.
Ngư dân “đánh thuê” được điều đến hoạt động và gây rối ở những vùng biển nóng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Lực lượng này đủ sức đối phó với cảnh sát biển của các nước trong khu vực có tranh chấp.
Hồi tháng 3, khi cảnh sát biển Indonesia chặn bắt một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển Natuna, lập tức tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện ngăn cản, gây ra căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.
Nhiều chuyên gia hải quân và giới ngoại giao lo ngại lực lượng dân quân biển của Trung Quốc sẽ gây ra các nguy cơ đụng độ với hải quân các nước ở Biển Đông, tuyến đường biển huyết mạch của luồng hàng hoá hơn 5.000 tỉ USD lưu thông mỗi năm, theo Reuters.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc huấn luyện tự vệ cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông
Trung Quốc huấn luyện khả năng tự vệ cho ngư dân ở Biển Đông, đồng thời khuyến khích họ đánh bắt ở vùng biển này như một cách khẳng định chủ quyền trên biển của nước này.
Tàu cá của Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Kè, khu vực thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Mai Thanh Hải
"Ngư dân Trung Quốc đã sinh sống và đánh bắt cá ở Biển Đông hàng ngàn năm qua, điều này chứng minh quyền và lợi ích của chúng ta (ở vùng biển này)", Reuters dẫn lời Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, ông Luo Baoming trong cuộc họp quốc hội hôm 7.3.
Ông Luo cho biết chính quyền Hải Nam khuyến khích và hỗ trợ người dân đánh bắt cá xa bờ, ở Biển Đông như một cách khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Ngoài hỗ trợ về mặt tài chính như giúp đóng thuyền, trợ giá nhiên liệu, giới chức Trung Quốc còn huấn luyện ngư dân nước này kỹ năng tự vệ trên vùng biển đang xảy ra tranh chấp, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông).
"Với tình hình như hiện nay ở Biển Đông, các ngư dân cần bảo vệ hoạt động đánh bắt cá thông thường của họ vì đó là vùng ngư nghiệp của tổ tiên", ông Luo nói tiếp.
Ông Luo cũng cho biết ở Hải Nam có 100.000 ngư dân - những người có thể đánh bắt cá ở Biển Đông, tàu thuyền của ngư dân Trung Quốc là loại lớn, có loại lớn hơn cả tàu chiến của hải quân nhiều nước Đông Nam Á, có thể hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ.
Tàu cá Trung Quốc (trái) hung hăng lao mũi vào tàu cá Việt Nam ở ngư trường Hoàng Sa, tháng 6.2014 - Ảnh: Trung Hiếu
Chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho biết ngư dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của một quốc gia. "Trong thời bình, ngư dân có thể cung cấp nhanh nhất và luôn cập nhật thông tin tình báo cho hải quân; trong thời chiến họ là những người đảm nhiệm tốt nhất công tác hậu cần, cung cấp thực phẩm và nước uống", chuyên gia Li phát biểu.
Không rõ "ngư trường của tổ tiên" mà ông Luo nhắc đến trên Biển Đông là khu vực nào, nhưng Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải với nhiều nước ở Biển Đông. Bắc Kinh còn đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" nuốt trọn phần lớn Biển Đông. Bên cạnh khuyến khích hoạt động ngư nghiệp của người dân, Bắc Kinh còn xua đuổi và uy hiếp tàu cá, ngư dân nước khác.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc cân nhắc vũ trang cho lực lượng dân quân biển trên Biển Đông Trung Quốc đang cân nhắc khả năng vũ trang cho lực lượng dân quân biển của nước này trên Biển Đông trong thời gian tới. Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông (Ảnh: Tân Hoa Xã) Nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou tại Viện nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore ngày 1/8 nhận định dân quân biển của Trung Quốc lâu nay không...