Trung Quốc tố Canada ‘đồng lõa’ với Mỹ
Trung Quốc cho rằng Canada là “kẻ đồng lõa với Mỹ” trong nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei sau phán quyết về Mạnh Vãn Chu.
“Mỹ và Canada đã lợi dụng hiệp ước dẫn độ song phương và tùy tiện thực hiện các biện pháp cưỡng ép đối với một công dân Trung Quốc mà không có lý do chính đáng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong họp báo thường kỳ hôm nay ở Bắc Kinh, đề cập đến sự việc liên quan Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.
“Đây là một sự cố chính trị nghiêm trọng, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc”, ông Triệu nói thêm.
Ông cho rằng mục đích của Mỹ trong trường hợp này là nhằm đàn áp Huawei và các công ty công nghệ cao khác của Trung Quốc, thêm rằng Canada đang đóng vai trò “đồng phạm” của Mỹ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh chính phủ nước này kiên định việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuyên bố được đưa ra sau khi tòa án Canada ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh hôm 27/5, khiến Giám đốc Tài chính Huawei đứng trước nguy cơ bị xem xét dẫn độ sang Mỹ.
Bà Mạnh, 48 tuổi, là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt vào tháng 12/2018 tại Vancouver, Canada, theo yêu cầu từ phía Mỹ. Bà bị cáo buộc lách lệnh trừng phạt của Mỹ để làm ăn với Iran, lừa đảo Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải (HSBC) về mối quan hệ này, khiến HSBC có nguy cơ bị trừng phạt do vi phạm lệnh trừng phạt do Washington áp lên Tehran.
Video đang HOT
Mạnh Vãn Chu đến tòa án ở Vancouver, British Columbia, Canada, hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Các công tố viên Canada lập luận rằng họ có đủ điều kiện kết luận Giám đốc Tài chính Huawei phạm tội kép và việc thả bà này có thể làm ảnh hưởng tới uy tín của Canada trong việc thực hiện nghĩa vụ dẫn độ tội phạm quốc tế. Phán quyết của tòa Canada về Mạnh Vãn Chu ngày 27/5 sẽ mở đường cho các phiên điều trần dẫn độ bà này sang Mỹ, bắt đầu từ tháng 6.
Tập đoàn Huawei hôm qua tuyên bố rất thất vọng trước phán quyết của tòa án Canada, song kỳ vọng rằng hệ thống tư pháp nước cuối cùng sẽ cho thấy bà Mạnh “hoàn toàn vô tội”. Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada bày tỏ không hài lòng với phán quyết, đề nghị Canada thả bà Mạnh về nước.
Trước các cáo buộc liên quan, bà Mạnh khẳng định vô tội và quyết đấu tranh với lý do các hành động của bà không vi phạm luật pháp Canada. Bà Mạnh hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h, nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Trung Quốc tuyên bố đáp trả mọi hành động của Mỹ
Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp đối phó nếu Mỹ can thiệp vấn đề nội bộ cũng như đáp trả luật an ninh Hong Kong.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết nước này đã giao thiệp chính thức với Mỹ, Anh, Canada và Australia để đáp lại tuyên bố chung của 4 nước chỉ trích Bắc Kinh vi phạm các nghĩa vụ quốc tế với Hong Kong.
Ông Triệu cho biết Trung Quốc sẵn sàng thực hiện bất cứ biện pháp cần thiết nào nếu Mỹ khăng khăng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này và hành động đáp trả dự luật an ninh Hong Kong đã được quốc hội Trung Quốc (NPC) phê chuẩn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 24/2. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Hong Kong cũng cảnh báo Mỹ không can thiệp vào luật an ninh quốc gia do chính phủ trung ương đưa ra, thêm rằng việc Washington hủy "trạng thái đặc biệt" của đặc khu có thể gây bất lợi cho nền kinh tế đôi bên.
"Bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng là con dao hai lưỡi. Nó sẽ không chỉ tổn hại cho lợi ích của Hong Kong mà còn gây thiệt hại đáng kể với chính phủ Mỹ", chính quyền đặc khu ra tuyên bố hôm 28/5.
Từ năm 2009 đến 2018, thặng dư thương mại của Mỹ và đặc khu Hong Kong là 297 tỷ USD, cao nhất trong tất cả các đối tác thương mại của Washington. Khoảng 1.300 công ty Mỹ cũng đặt trụ sở tại Hong Kong.
Năm 2019, Mỹ ban hành luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm xác nhận Hong Kong còn duy trì quyền tự chủ hay không, để đặc khu được hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ.
Hong Kong hưởng những ưu đãi như được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đô Mỹ và đô Hong Kong, đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Trạng thái đặc biệt còn giúp cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho cư dân Trung Quốc đại lục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh mẽ với luật an ninh Hong Kong và công bố biện pháp trong tuần này. Ông chủ Nhà Trắng là người quyết định có tước "tình trạng đặc biệt" Hong Kong đang được hưởng hay không.
Luật an ninh Hong Kong cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc cũng có thể thiết lập cơ sở trong thành phố. Bộ Công an Trung Quốc đã cam kết "hướng dẫn và hỗ trợ" cảnh sát Hong Kong sau khi quốc hội thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh.
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Tòa Canada phán quyết bất lợi với Mạnh Vãn Chu Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu không được trả tự do trong phiên tòa hôm 27/5 tại Canada và bị xem xét dẫn độ sang Mỹ. Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, tuyên bố các cáo buộc về hành vi gian lận đối với bà Mạnh thỏa mãn điều kiện tội kép về...