Trung Quốc tính xây trại tị nạn ở biên giới với Triều Tiên?
Các thành phố và làng mạc Trung Quốc nằm dọc biên giới Trung- Triều được cho là đã lên kế hoạch xây dựng trại tị nạn, động thái dường như nhằm chuẩn bị cho kịch bản hàng ngàn người tị nạn Triều Tiên trốn chạy khi bất ổn gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Biên giới Trung Quốc – Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Wikipedia)
Straits Times trích tài liệu mật của công ty viễn thông quốc doanh Trung Quốc China Mobile vô tình bị tiết lộ trên trang Weibo, cho biết 3 ngôi làng ở quận Trường Bạch và 2 thành phố ở tỉnh biên giới đông bắc của Cát Lâm được cho là đã được chọn là nơi xây dựng trại tị nạn Trung Quốc.
Trong tài liệu được công bố, China Mobile được cho là đã khảo sát 5 địa điểm vào ngày 2/12 theo yêu cầu của chính quyền quận Trường Bạch về vấn đề tín hiệu mạng internet tại khu vực trại tị nạn. Bản báo cáo viết: “Vì tình hình phức tạp ở biên giới Trung – Triều thời gian gần đây, chính quyền quận Trường Bạch yêu cầu thiết lập 5 trại tị nạn”.
Theo một doanh nhân ẩn danh, địa điểm dự kiến thành lập trại tị nạn là khu đất do nhà nước Trung Quốc quản lý và một số nhà tạm có thể đã được xây cất. Ngoài ra, 2 thành phố Đồ Môn và Hồn Xuân dường như cũng có trong kế hoạch tiếp nhận người tị nạn Triều Tiên.
Đây là một động thái bất ngờ, được giới quan sát nhận định rằng dường như Trung Quốc đang chuẩn bị cho kịch bản tình hình Bình Nhưỡng ngày càng bất ổn sẽ đẩy dòng người tị nạn Triều Tiên sẽ bơi qua sông Đồ Môn để chạy trốn sang Trung Quốc.
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc vừa là láng giềng vừa là đồng minh thân thiết được cho là đã có những chính sách giúp ổn định tình hình xã hội Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử nghiệm vũ khí và đón nhận hàng loạt lệnh trừng phạt vì tham vọng hạt nhân, kịch bản bất ổn dường như hiện hữu khá rõ ràng.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 11/12 chia sẻ rằng ông không biết về tài liệu của China Mobile, tuy nhiên ông không phủ nhận về sự tồn tại của trại tị nạn. Quan chức quận Trường Bạch không trả lời điện thoại của báo chí và đại diện China Mobile ở quận này từ chối bình luận về vấn đề.
Cát Lâm cách bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khoảng gần 100km. Hồi tuần trước, tờ báo của tỉnh này từng đăng tải bài báo hướng dẫn người dân cách sống sót nếu xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân
Theo ông Zhang Liangui, giáo sư tại trường đảng Trung Quốc việc Bắc Kinh xây cất trại tị nạn (nếu có) là hoàn toàn hợp lý vì họ dường như đang chuẩn bị cho “mọi kịch bản có thể xảy đến trên bán đảo Triều Tiên”.
Đức Hoàng
Theo Straits Times
Tính toán của Trung Quốc khi gia tăng trừng phạt Triều Tiên
Bảo đảm sự ổn định trong giai đoạn tổ chức Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 (Đại hội 19), tạo dựng không khí tốt đẹp cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donal Trump và chấp hành lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc là những tính toán của Trung Quốc trong việc gia tăng các biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên
Trung Quốc ngày càng tăng sức ép lên Triều Tiên
Theo số liệu thống kế của Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Triều Tiên của Trung Quốc đã giảm liên tiếp trong 7 tháng qua. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Triều Tiên của Trung Quốc trong tháng 9 đã giảm 37,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi Hội đồng bảo an liên hợp quốc ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên ngày 11/9 liên quan tới việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch. Ngày 23/9 Trung Quốc đã ra thông báo nêu rõ, cấm nhập khẩu hàng dệt may của Triều Tiên và giảm thiểu việc xuất khẩu dầu tinh chế sang Triều Tiên.Có nhất nhiều nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này, trong đó có việc Trung Quốc chấp hành các quy định lệnh trừng phạt về thương mại mới nhất của Liên hợp quốc liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đặc biệt, sau đó, 5 ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc cũng bày tỏ thái độ ủng hộ quyết định của chính phủ Trung Quốc bằng cách không tiếp nhận cá nhân và công ty Triều Tiên mở tài khoản mới tại nước này.
Trong ngày 28/9, chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyên bố, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các các doanh nghiệp nước ngoài có liên quan tới các thực thể và cá nhân Triều Tiên được thành lập tại Trung Quốc đều phải đóng cửa trong thời gian 120 ngày kể từ ngày nghị quyết 2375 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc được thông qua.
Đồng thời, các doanh nghiệp hợp tác đầu tư của Trung Quốc được thành lập ở bên ngoài có liên quan tới các thực thể và cá nhân Triều Tiên cũng phải đóng cửa theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường chính xác của Triều Tiên. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Tính toán của Trung Quốc
Việc chính phủ Trung Quốc tăng cường các biện pháp mạnh mẽ trong việc trừng phạt Triều Tiên có liên quan tới một loạt các tính toán của Trung Quốc. Trong đó bao gồm bảo đảm sự ổn định trong giai đoạn tổ chức Đại hội 19, tạo dựng không khí tốt đẹp cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donal Trump và chấp hành lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
Thứ nhất, chính quyền Bắc Kinh ngày càng nhận thấy được rằng, vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một gánh nặng đối với Trung Quốc. Nếu để vấn đề này tiếp tục kéo dài là điều ngày càng bất lợi cho Trung Quốc.Theo các chuyên gia phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến chính phủ Trung Quốc tăng cường biện pháp trừng phạt Triều Tiên, trong đó, bao gồm:
Thứ hai, chính quyền Bình Nhưỡng đã ngang nhiên thách thức Trung Quốc bằng việc thử nghiệm bom nhiệt hạch ngay trong ngày Trung Quốc khai mạc Hội nghị nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Hành động này của Triều Tiên được coi như là một sự xúc phạm nghiêm trọng tới quyền uy của nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Chủ tịch Tập Cận Bình. Do đó, Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Thứ ba, Trung Quốc đang chuẩn bị khai mạc Đại hội 19. Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc không để bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng tới các chương trình nghị sự của Đại hội. Do đó, việc Trung Quốc gia tăng biện pháp trừng phạt Triều Tiên là nhằm đảm bảo sự ổn định trong suốt thời gian diễn ra Đại hội 19.
Thứ tư, ngay sau Đại hội 19, Tổng thống Mỹ Donal Trump tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc vào đầu tháng 11/2017. Chính quyền Bắc Kinh muốn có "chút quà" chào mừng Tổng thống Trump. Với việc gia tăng biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, chính quyền Bắc Kinh muốn phát tín hiệu về một không khí tốt lành cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên.
Đặc biệt, những toan tính của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên có khả năng bắn thử tên lửa trong dịp Trung Quốc khai mạc Đại hội 19.
Theo Nhật báo Đông Á của Hàn Quốc ngày 14/10, vệ tinh trinh sát của Mỹ gần đây đã phát hiện dấu vết di chuyển của các xe phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Phía Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng tên lửa
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 15/10 cũng cho rằng, có nhiều thông tin cho thấy, chính quyền Bình Nhưỡng đã sẵn sàng phóng tên lửa "bất kỳ lúc nào".
Theo các chuyên gia phân tích, Triều Tiên đang dồn toàn lực lợi dụng các cuộc thử nghiệm tên lửa trước thềm Đại hội 19 của Trung Quốc để thể hiện tính "cương ngạnh" của mình, cũng như cho thế giới thấy được sự bất lực của Trung Quốc trong việc ảnh hưởng tới các hành động của Triều Tiên. Cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch vào đúng ngày Trung Quốc khai mạc Hội nghị BRICS hồi tháng 9 đã cho thấy rõ điều này.
Nếu Triều Tiên thực sự tiến hành thử nghiệm tên lửa vào thời gian diễn ra Đại hội 19 của Trung Quốc. Điều này dự báo các hành động đáp trả của chính quyền Bắc Kinh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Theo Đức Thức (Tiền Phong)
Dấu hiệu hé lộ Trung Quốc âm thầm chuẩn bị xung đột Triều Tiên Các chuyên gia bình luận, Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên bộ quy mô trên bán đảo Triều Tiên bằng việc gấp rút thi công Đường Cao tốc Ji'an-Shuangliao G1112. Theo Daily Star, Trung Quốc đang xây dựng một tuyến cao tốc 6 làn xe quy mô, hiện đại trong một khu vực dân cư thưa...