Trung Quốc tính xây thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 ở Trung Quốc . Ảnh REUTERS
Theo Fox News ngày 6.6, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) lên kế hoạch xây dựng trong vòng 5 năm, giai đoạn 2021-2026, với 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4.
Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 là mức cao nhất, có tính bảo mật cao và quản lý theo quy trình chặt chẽ, từng được dùng làm nơi để tiến hành các nghiên cứu sinh học nguy hiểm nhất trong thập niên qua. Các nhà khoa học từng cảnh báo thiếu sự kiểm soát chặt chẽ những phòng thí nghiệm như vậy có thể dẫn tới các hệ lụy khó lường như đại dịch.
Theo tờ Financial Times, ít nhất 59 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 đang hoạt động, đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng, tại 23 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số chuyên gia lo ngại, sự mở rộng nhanh chóng các cơ sở như vậy ở các nước không rõ ràng về mục đích nghiên cứu có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ vật liệu truyền nhiễm.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 ở Trung Quốc.
Chuyên gia Mỹ kêu gọi Trung Quốc công bố hồ sơ y tế nhân viên Viện Virus học Vũ Hán
Các thông tin về kế hoạch xây dựng mới của Bắc Kinh được đưa ra giữa lúc Viện Virus học Vũ Hán đang là trung tâm của giả thuyết virus gây Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở đây.
Mỹ, Anh mới đây đã lật lại cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19, trong đó không loại trừ giả thuyết trên. Viện nghiên cứu này cũng bị cáo buộc có thực hiện một số nghiên cứu chức năng, có thể làm virus tăng độc lực và khả năng lây lan.
Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc cũng như giả thuyết SARS-CoV-2 gây Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bóng ma nguồn gốc Covid-19 tiếp tục ám ảnh Trung Quốc
Giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán tăng nhiệt trở lại, có thể hủy hoại nỗ lực xây dựng hình ảnh giữa đại dịch của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 26/5 cho biết ông đã chỉ đạo cộng đồng tình báo tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong vòng 90 ngày. Động thái này được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ tiết lộ tin tình báo cho thấy vài nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) từng bị ốm với "triệu chứng giống Covid-19" và nhập viện hồi tháng 11/2019, ngay trước khi đại dịch bùng phát ở thành phố của Trung Quốc này.
Diễn biến mới này đã làm giả thuyết nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc tăng nhiệt trở lại. Thái độ của Trung Quốc trước những suy đoán về nguồn gốc Covid-19 càng khiến nhiều người nghi ngờ.
"Càng can thiệp nhiều vào nỗ lực điều tra nguồn gốc đại dịch, Trung Quốc càng khó cải thiện hình ảnh của họ", Yan Bennett, chuyên gia từ Trung tâm Paul và Marcia Wythes về Trung Quốc đương đại, thuộc Đại học Princeton, Mỹ, nói với VnExpress .
Các nhà nghiên cứu làm việc với chuột tại phòng thí nghiệm dịch tễ học ở Viện Virus học Vũ Hán năm 2017. Ảnh: AFP .
Cuối tháng trước, các quan chức Mỹ tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cuộc họp cấp bộ trưởng kéo dài một tuần nhằm đặt ra chương trình nghị sự trong năm của WHO, đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế mới về nguồn gốc virus. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cho rằng họ đã hoàn thành "phần việc" của mình trong cuộc điều tra của WHO và nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc virus giờ đây nên tập trung vào nơi khác, ám chỉ giả thuyết được Bắc Kinh đưa ra là nCoV được "nhập khẩu" vào Trung Quốc, có thể qua thực phẩm đông lạnh.
Bắc Kinh được cho là đã hạn chế đáng kể phạm vi cuộc điều tra của WHO ở Vũ Hán hồi đầu năm. Nhóm chuyên gia bị từ chối tiếp cận những thông tin và nhân sự quan trọng. Do không có bằng chứng phủ định giả thuyết, họ kết luận việc rò rỉ virus từ WIV "cực kỳ khó xảy ra". Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người thường bị cáo buộc thiên vị Trung Quốc, cho rằng kết quả nghiên cứu "không đủ bao quát" và nói rằng vẫn cần điều tra thêm khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Giả thuyết nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm nóng lên vào thời điểm Trung Quốc đang thể hiện mình là quốc gia đã chiến thắng virus. Trung Quốc được cho là đã phạm một số sai lầm trong giai đoạn đầu dịch bùng phát, nhưng nước này hiện kiểm soát được dịch ở trong nước và đang thực hiện chiến lược "ngoại giao vaccine".
Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tổ chức nghiên cứu tại Mỹ, cho biết Bắc Kinh đối mặt những rủi ro chính trị rất lớn nếu họ không thể kiểm soát câu chuyện về nguồn gốc nCoV.
"Họ muốn miêu tả Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn virus lây lan, rất hợp tác và sẵn sàng chia sẻ thông tin", ông nói. "Giả thuyết nCoV lọt ra phòng thí nghiệm chỉ ra rằng Trung Quốc là nguyên nhân vấn đề, làm cho câu chuyện mà họ muốn truyền bá trở nên không đáng tin cậy".
John Garrick, chuyên gia từ Đại học Charles Darwin, Australia, cho rằng các chuyên gia quốc tế của WHO khó có thể điều tra đầy đủ tất cả giả thuyết về nguồn gốc nCoV, vì Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát câu chuyện về vấn đề này.
Ông chỉ ra Trung Quốc đã tuyên án tù 4 năm với nhà báo Zhang Zhan, người đến Vũ Hán hồi tháng hai để đưa tin tình hình dịch bệnh cũng như cuộc sống của người dân trong thời gian bị phong tỏa bằng các tài khoản mạng xã hội trong và ngoài nước, khác với những phản ánh hay số liệu chính thức của giới chức địa phương.
AP hồi tháng một công bố các tài liệu chính phủ Trung Quốc bị rò rỉ, cho thấy chính quyền Trung Quốc yêu cầu các nhà khoa học trước khi công bố bất kỳ nghiên cứu nào cũng phải được một tổ công tác chính phủ phê duyệt.
"Trung Quốc không thể trở thành người hùng chiến thắng đại dịch toàn cầu khi họ có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ câu chuyện về nguồn gốc Covid-19", Garrick nói.
Bennett nhấn mạnh rằng thời điểm khởi phát đại dịch đã trôi qua quá lâu và sẽ ít khả năng xác định được nguồn gốc nCoV, trừ khi tìm thấy bằng chứng tài liệu hoặc nhận được lời khai nhân chứng. Bà cho rằng hầu hết các quốc gia đều nhận thức được rằng xác suất xác định nguồn gốc Covid-19 hiện rất thấp nên Trung Quốc lẽ ra không cần có phản ứng gay gắt.
"Việc Trung Quốc tiếp tục chính sách ngoại giao chiến lang chỉ càng làm hoen ố danh tiếng quốc tế của họ", bà đánh giá.
Trung Quốc đã phản bác rằng Mỹ đang chính trị hóa nghiên cứu về nguồn gốc nCoV, nói rằng Bắc Kinh "đã chứng kiến những lời lẽ và hành động bêu xấu, dùng vấn đề nghiên cứu nguồn gốc nCoV để đổ trách nhiệm cho người khác". Quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, không chỉ căng thẳng về vấn đề Covid-19 mà còn về Biển Đông, Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong.
Trước câu hỏi liệu cáo buộc của Trung Quốc có hợp lý hay không, Bennett nhấn mạnh việc có hay không vấn đề chính trị hóa không ảnh hưởng đến sự cần thiết của việc xác định nguồn gốc Covid-19.
"Xác định nguồn gốc là hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn một đợt bùng phát trong tương lai hoặc một đại dịch toàn cầu khác", bà nói. "Thực tế, chúng ta đã phải điều tra nguồn gốc Covid-19 ngay từ khi nó mới được phát hiện. Tuy nhiên, thế giới đã bị phân tâm nên không chú ý đến vấn đề này, điều đó cho thấy các động thái thể hiện quyền lực mềm của Trung Quốc trong giai đoạn đầu dịch bùng phát đã thành công".
"Nhưng khi chúng ta giờ đã ở năm thứ hai của đại dịch và virus vẫn hoành hành trên khắp thế giới, chúng ta phải nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang quan tâm để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch và cố gắng xác định chúng ta cần biết những gì để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai", Bennett nói thêm.
Nghị sĩ Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cuối tuần trước nói rằng các thông tin liên lạc của Trung Quốc mà tình báo Mỹ đã nghe lén được cung cấp manh mối cho giả thuyết nCoV thoát ra từ phòng thí nghiệm. Ông đánh giá yêu cầu điều tra của Biden có thể thúc đẩy các nhà khoa học ở Trung Quốc lên tiếng, bất chấp nguy cơ khiến Bắc Kinh tức giận.
Trong khi đó, báo Trung Quốc Global Times cuối tuần trước đăng bài xã luận chế nhạo nỗ lực thúc đẩy tình báo điều tra của Biden, nhấn mạnh rằng tình báo Mỹ "không có khả năng nghiên cứu vượt trội" hoặc nắm nhiều thông tin hơn so với WHO. "Cuối cùng những gì họ nhận được sẽ không có gì ngoài chính trị", bài xã luận có đoạn viết.
Bennett nhận định rằng nếu tình báo Mỹ cuối cùng kết luận nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối, trong khi đó, chưa rõ các nước khác sẽ phản ứng thế nào.
"Việc cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng như thế nào tùy thuộc vào hoạt động ngoại giao của Trung Quốc có hiệu quả thế nào", bà nói. "Tình hình sẽ rất thú vị".
Những nghi ngờ bao trùm phòng thí nghiệm Vũ Hán Lo ngại virus trốn thoát khỏi 3.000 phòng thí nghiệm sinh học Lý do giới khoa học muốn điều tra nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Báo cáo tình báo Mỹ làm nóng câu hỏi nguồn gốc Covid-19 Giằng co Mỹ - Trung phủ bóng điều tra nguồn gốc Covid-19
Trung Quốc soạn thư bác giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Các nhà khoa học Trung Quốc trong và ngoài nước đang soạn thư gửi tạp chí Science để bác bỏ giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm. Global Times, tờ báo thuộc Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 31/5 cho biết các nhà dịch tễ học, chuyên gia khoa học nổi tiếng Trung Quốc đang...