Trung Quốc tính thực hiện bay dân sự từ Hoàng Sa
Truyền thông quốc gia Trung Quốc hôm nay ngang nhiên tuyên bố nước này trong vòng một năm sẽ bắt đầu các chuyến bay dân sự từ một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Máy bay Trung Quốc hạ cánh trái phép ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, trong hình ảnh công bố hôm 6/2. Ảnh: CCTV
Các chuyến bay sẽ đến và đi từ đảo Phú Lâm, nơi đặt chính quyền cái gọi là “ thành phố Tam Sa” Trung Quốc thiết lập phi pháp ở Biển Đông. Xinhua dẫn lời Xiao Jie, thị trưởng cái gọi là “thành phố Tam Sa”, hôm nay ngang nhiên cho rằng đường băng tại “Tam Sa” và một đường băng mới hơn ở đá Chữ Thập sẽ thúc đẩy dịch vụ không lưu tại khu vực, điều hướng, giám sát, cung cấp thông tin thời tiết, hàng không.
Ông Xiao cũng tuyên bố hai tàu khách và một tàu cảnh sát trở thành trạm liên lạc di động cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Đá Chữ Thập nằm trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xây trái phép thành đảo nhân tạo. “Thành phố Tam Sa” là tên gọi của đơn vị hành chính mà Trung Quốc lập trái phép tháng 7/2012 để quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. “Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam và có thủ phủ tại đảo Phú Lâm.
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, kể cả những khu vực gần bờ biển các nước láng giềng hơn, như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc cứng rắn theo đuổi yêu sách chủ quyền tại một trong những tuyến thương mại nhộn nhịp nhất thế giới.
Các quan chức Mỹ và Đài Loan hồi tháng Hai xác nhận việc Trung Quốc gần đây đặt tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm, chỉ trích động thái là đi ngược với cam kết không quân sự hoá tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đã cho hạ cánh các chiến đấu cơ trang bị đầy đủ vũ khí trên đường băng mở rộng ở đảo Phú Lâm tháng 11 năm ngoái, và nhà chứa máy bay cũng đã hoàn tất gia cố, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao khu vực nói.
Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối nước này đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm, đồng thời lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam cho rằng đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Quan Trung Quốc muốn biến đảo Phú Lâm thành trung tâm tài chính
Một quan chức Trung Quốc ngang nhiên đề xuất chính phủ nước này biến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thành một trung tâm tài chính.
Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao. Ảnh: People's Daily.
Han Fangming, doanh nhân và cố vấn chính trị, tuần này cho rằng chính phủ cần biến tiền đồn phi pháp rộng 2,13 km2 này thành trung tâm đăng ký công ty theo kiểu quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cayman và Bermuda, ba nơi được mệnh danh là "thiên đường thuế".
Những công ty Trung Quốc như Alibaba, Baidu đang kinh doanh ở quần đảo Cayman, vì vậy tại sao không mang tiền đó về nhà, Washington Postdẫn lời ông này cho biết trong thông cáo báo chí.
Đại biểu của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Quốc, chủ tịch Viện nghiên cứu Chaha, này ngang nhiên cho rằng bằng việc thúc đẩy dịch vụ ngoài khơi, nước này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quần đảo Virgin thuộc Anh là lãnh thổ hải ngoại của Anh tại vùng Caribe, có diện tích khoảng 153 km2, dân số 28.000 người. Tuy vậy, có tới 800.000 công ty đăng ký tại quần đảo này. Lợi ích của việc thành lập công ty tại đây là họ không phải chịu các loại thuế như thuế thặng dư vốn, thuế lợi nhuận, thuế doanh nghiệp.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo này của Việt Nam từ năm 1974 và thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. SCMP dẫn báo cáo nhà nước hồi năm 2013 cho rằng cư dân tại "thành phố Tam Sa" vào khoảng 1.000 người. Còn theo một bài báo mới đây của PLA Daily, trong số cứ 4 người trên đảo này thì có ba người là binh sĩ. Trung Quốc cũng bị truyền thông phương Tây tố đưa tên lửa đất đối không, chiến đấu cơ trái phép lên đảo này.
Việt Nam tuần trước khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. "Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam đều bất hợp pháp", Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói khi được hỏi về thông tin binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép ở đảo Phú Lâm.
Trọng Giáp
Theo VNE
Binh lính Trung Quốc dày đặc ở đảo Phú Lâm Lính Trung Quốc chiếm đến 3/4 trong số những người đang ở trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng, báo South China Morning Post ngày 1.3 dẫn lại nhật báo quân đội Trung Quốc. Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng -...