Trung Quốc tính sai ở biển Đông
Không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở biển Đông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Trang tin tức Asia Sentinel hôm 19-5 đăng bài viết trong đó nhận định Trung Quốc đã tính toán sai khi đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển của Việt Nam. Theo bài viết, một bước đi đơn phương như thế không chỉ khiến quan hệ với Việt Nam căng thẳng mà còn dẫn đến làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế và làm sống lại “mối đe dọa Trung Quốc” ở Đông Nam Á.
Mang tiếng là đưa giàn khoan đi khai thác dầu nhưng rõ ràng hành động này mang động cơ chính trị nhiều hơn là kinh tế. Theo chuyên gia Yenling Song của Công ty Platts Energy (Singapore), Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang trả khoảng 328.000 USD mỗi ngày để duy trì hoạt động của giàn khoan, trong khi khả năng nó tìm thấy dầu tại nơi đang hoạt động trái phép là không nhiều.
Lợi nhuận đã không là lý do thì nhiều khả năng Bắc Kinh muốn củng cố yêu sách chủ quyền trên biển Đông thông qua hành động này. Bắc Kinh đã sai nếu nghĩ thế bởi sẽ không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở biển Đông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Một lý do khác là Trung Quốc có thể âm mưu gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh có lẽ hy vọng lặp lại thành công mà nước này đạt được tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia hồi tháng 7-2012. Hội nghị này diễn ra sau khi Trung Quốc chiếm giữ thành công bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và đã không có thông cáo chung nào về biển Đông được đưa ra do những bất đồng sâu sắc.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam (phải) ngăn chặn tàu Trung Quốc ở khu vực đặt giàn khoan trái phép
Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, điều này không tái diễn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Myanmar gần đây. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và hội nghị cấp cao sau đó đã lần lượt đưa ra tuyên bố chung chỉ trích những sự kiện ở biển Đông. Bài viết nhận định: “Nếu Trung Quốc hy vọng cô lập được Việt Nam và gây chia rẽ ASEAN thì nước này đã thất bại. Đối mặt với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở biển Đông, ASEAN trở nên đoàn kết và lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc hơn bao giờ hết”.
Bên cạnh đó, cũng có thể xem hành động nêu trên của Trung Quốc là nhằm gây sức ép lên Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN về vấn đề soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Video đang HOT
ASEAN hy vọng COC có thể giúp ngăn chặn những tranh chấp trên biển nhưng Trung Quốc lại không hào hứng trong việc hoàn tất văn kiện này, khiến các cuộc đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ. Những diễn biến mới nhất ở biển Đông chắc chắn sẽ càng khiến ASEAN quyết tâm đòi hỏi một COC nghiêm ngặt. Một lần nữa, theo bài viết, bước đi giàn khoan lại có hại cho Trung Quốc về lâu dài.
Nói tóm lại, cho dù có ý đồ gì thì hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông hiện nay sẽ chỉ gây tổn hại cho nước này cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Các nước láng giềng sẽ ngày càng tức giận, lo lắng và xa lánh Trung Quốc, đồng thời có thêm lý do mới để hoan nghênh chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bằng chứng là cả Malaysia và Indonesia đang công khai lo ngại về Trung Quốc ở biển Đông.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Dàn khoan HD 981 trên Biển Đông, tháng 5-2012 - Ảnh: Xinhua
Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29'58" vĩ Bắc-111 độ 12'06" kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong chiến lược đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông của nước này.
Tại buổi lễ đặt tên là "Offshore Oil Aircraft Carrier" (Hàng không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin tuyên bố: &'Thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc".
Sau tuyên bố trên, Hàng không mẫu hạm dầu mỏHD 981 đãbắt đầu hoạt động ở Biển Đông từ ngày 9-5-2012 tại khu vực biển cách Hongkong khoảng 320 km về phía đông nam. Giàn khoan này nằm trong mục tiêu Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (năm 2005-2010): Chế tạo 6 tàu thuộc 5 chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).
Giàn khoan HD 981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu, do Tâp đoan Dâu khi Quôc gia Trung Quôc (CNOOC) sở hữu và điều hành, do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19.020 tỉ đồng). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.
Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.
Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981
Giàn khoan HD 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Với kích cỡ bằng một sân bóng chuẩn, được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.
Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.
Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm. Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.
Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.
Trong ngày hạ thủy giàn khoan HD 981, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có 6 khu vực ở biển sâu, 3 khu vực ở phía tây và 3 khu vực ở phía đông biển Đông.
Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029' vĩ độ bắc, 111012' độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
Hơn 1 tháng sau khi giàn khoan HD 981 bắt đầu hoạt động tại Biển Đông, ngày 23-6-2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26-6-2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế...
Nhu cầu tiêu dùng dầu khí tại Trung Quốc đã tăng vọt khi nước này trong quá trình hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trung Quốc trông chờ vào việc nhập khẩu hơn 55% lượng dầu thô và 20% khí tự nhiên. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm. Ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000 -1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn. Với giàn khoan HD 981, giàn khoan nước sâu độc lập đầu tiên do một công ty Trung Quốc quản lý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thăm dò tài nguyên dầu khí nước sâu tại Biển Đông.
Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 - 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2g các khu vực nước sâu. Chu Thụ Vĩ - thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc - từng đánh giá: "Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế giới, sau cái gọi là "tam giác vàng" của vùng vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi".
Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ởBiển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác.
Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh.
Theo B.T.N
Người lao động
Chưa đủ sức sát thương giặc "nội xâm" tham nhũng Trò chuyện cùng Tiền Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng việc chống tham nhũng (PCTN) vẫn dàn trải, thiếu trọng tâm vì vậy chưa đủ sức sát thương "giặc nội xâm" - tham nhũng. Ông Lê Như Tiến. Công khai quá trình xử lý án...