Trung Quốc tính làm ‘phao cứu sinh’ cho các nước kẹt tiền
Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh với Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, chứng tỏ vai trò như là cái phao cuối cùng cứu vớt những quốc gia đang ngập cổ trong khó khăn về tài chính.
Giới quan chức Trung Quốc cho biết rằng họ sẵn sàng mở rộng gói hoán đổi tiền tệ trị giá đến 24 tỷ USD để giúp Nga vượt qua khó khăn kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1998. Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Argentina khoản tiền 2,3 tỷ USD hồi tháng 10 vừa qua như là một phần của gói hoán đổi, và trong tháng trước, nước này đưa 4 tỷ USD tín dụng cho Venezuela, nước mà dự trữ chỉ đủ hai năm trả nợ.
Bảng tỷ giá phía bên ngoài một điểm đổi tiền tại Moscow hôm 17/12. Ảnh:Bloomberg.
Bằng cách bơm tiền cho các nước đã bị cắt nguồn vay trên thị trường nước ngoài, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang mở rộng ảnh hưởng của nước này trong nền kinh tế toàn cầu; đồng thời cạnh tranh địa vị là cái phao tài chính cuối cùng đối với các chính phủ nguy khốn về tiền. Trong khi IMF luôn có xu hướng đòi các quốc gia phải cải cáchnhằm ổn định kinh tế thì mới cho vay, các nhà phân tích cho rằng các điều khoản tín dụng của Trung Quốc sẽ tập trung nhằm đảm bảo lợi ích của mình ở các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
“Sẽ luôn là tốt khi có các giấy nhận nợ dằn trong túi”, Morten Bugge, giám đốc công ty đầu tư Global Evolution có trụ sở tại Kolding, Đan Mạch, đang nắm giữ việc quản lý các khoản nợ trị giá 2 tỷ USD tại các thị trường mới nổi, bình luận. “Đấy toàn là các đồng chí và thân hữu của Trung Quốc, ngoài ra, đảm bảo nguồn cung dầu lửa dài hạn cũng là một trong những động lực để Bắc Kinh ra tay”.
Từ đầu tuần, đồng rúp đã phục hồi giá trị, với tỷ giá hôm qua ở mức 56 rúp ăn một USD, tăng gần 30% so với thời điểm thấp nhất. Diễn biến này xảy ra sau khi hãng truyền thông Phoenix TV có trụ sở tại Hong Kong trích dẫn lời của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc ông Cao Hổ Thành nói rằng việc mở rộng trao đổi tiền tệ giữa hai nước sẽ có lợi cho Nga.
Đồng rúp đã tăng được 10% trong hai ngày vừa qua, sau một đợt bán tháo đã khiến cho giá trị của đồng tiền trở thành một trong những tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới trong 6 tháng qua.
Video đang HOT
Không giống như Ukraina, nơi mà chính phủ thân phương Tây nhận được số tiền 17 tỷ USD từ IMF trong năm nay, Nga, Argentina và Venezuela thường có những mâu thuẫn với Mỹ và các nước đồng minh, đặc biệt là trong việc cố để các chính phủ không xía vào việc của các thể chế tài chính lớn. Với số tiền khổng lồ lên tới 3,89 nghìn tỷ USD, Trung Quốc nắm trong tay dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, có thể lấp đầy những khoảng trống về tín dụng.
Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trong thời gian ba năm có giá trị là 150 tỷ nhân dân tệ (24 tỷ USD) vào tháng 10, cho phép Nga vay đồng nhân dân tệ và cho mượn đồng rúp. Dù điều này không làm giảm bớt những nguồn chính của áp lực lên đồng rúp, vốn đã mất 41 phần trăm giá trị so với đôla Mỹ trong năm nay trong bối cảnh sụt giảm giá dầu và lệnh trừng phạt với Nga, nó có thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong nước và giúp ngăn chặn các luồng tư bản chảy ra nước ngoài.
Dự trữ của Argentina
Nguồn tài chính từ Trung Quốc đã làm tăng mức dự trữ ngoại tệ của Argentina lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng trở lại đây, ở mức 30,9 tỷ USD, một sự thúc đẩy to lớn đối với một quốc gia đã bị nằm ngoài lề thị trường vốn quốc tế kể từ khi vỡ nợ với các chủ nợ nước ngoài trong năm 2001.
Argentina đã nhận được một tỷ nhân dân tệ từ hồi đầu tháng này như một phần của thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có thời gian 3 năm với Trung Quốc, theo một phát biểu của một quan chức ngân hàng trung ương tại đất nước nằm ở Nam Mỹ. Chưa kể đến món tiền 2,3 tỷ USD từ tháng 10. Thảo thuận hoán đổi có tổng trị giá 11 tỷ USD trong vòng 3 năm.
Venezuela
Tại Venezuela, Tổng thống Nicolas Maduro đã có thêm được 4 tỷ USD vay từ phía Trung Quốc nhằm tăng lượng dự trữ ngoại hối của nước này sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất trong kể từ 11 năm trở lại đây. Cả nước chỉ có khoảng 21 tỷ USD trong két sắt, đúng bằng số tiền phải chi trả cho các khoản nợ nước ngoài đến hạn trong năm 2015 và 2016.
Venezuela, đất nước vốn đã khó khăn cực kỳ nghiêm trọng và thiếu hụt đủ thứ từ giấy vệ sinh cho đến kem đánh răng, giờ thêm lao đao vì sự giảm giá dầu, nguồn xuất khẩu lớn nhất của nước này. Các tay buôn đang đánh cược với mức 89% rằng quốc gia này sẽ không thể hoàn trả được các khoản nợ đến hạn trong vòng 5 năm tới, theo thông tin mà Bloomberg có được.
“Tôi không cho rằng việc nhờ Trung Quốc cho vay là chính sách tốt để hỗ trợ tài chính cho mọi quốc gia”, Steffen Reichold, một nhà phân tích kinh tế tại Stone Harbor Investment Partners tại New York, cho biết. “Một số nước đang rất hó khăn, và người Trung Quốc muốn giúp đỡ. Điều này giúp cho họ nhận được thiện chí và ảnh hưởng, và cũng giúp gia tăng phạm vi sử dụng nhân dân tệ”.
Vương quốc Anh và Australia
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký thỏa thuận trao đổi tiền tệ với 28 ngân hàng trung ương khác tên thế giới, bao gồm cả ở Anh và Australia, khiến nhân dân tệ dần trở thành phương tiện thay thế cho đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu.
Bằng cách thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của mình, những hoạt động vì lợi ích riêng của mình, Trung Quốc đang thách thức sự thống trị của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu.
Hai tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng ba, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mua khí đốt từ Nga trị giá 400 tỷ USD kéo dài trong 30 năm. Nhập khẩu dầu mỏ từ Nga đã đạt mức cao vọt trong tháng 11, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Trung Quốc đã cho Venezuela vay 47 tỷ USD kể từ năm 2007, trở thành chủ nợ lớn nhất của Venezuela, theo Eurasia Group, một công ty tư vấn chính trị. Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, đã trả các khoản vay này bằng những chuyến hàng chở đầy dầu thô sang Trung Quốc.
Tháng 7 năm nay, ông Tập đã ký một hiệp định thương mại và đầu tư trị giá 7,5 tỷ USD tại Argentina, nhà sản xuất đậu tương số ba thế giới.
“Trung Quốc đang đóng vai trò ngày một quan trọng hơn và sẵn sàng tham gia mọi việc”, Michael Ganske, người đang quản lý số vốn hơn 8 tỷ USD tại các thị trường mới nổi tại Rogge Global Partners Plc, bình luận. “Mỗi thỏa thuận về tiền tệ như thế này đều hàm chứa tầm quan trọng về địa chính trị”.
Trọng Nghĩa
Theo Bloomberg
6 thủy thủ Việt Nam nhảy khỏi tàu Đài Loan xuống biển Nhật Bản
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 6 thủy thủ Việt Nam đã được cho là đã nhảy khỏi một tàu cá Đài Loan 2.944 tấn xuống eo biểu Tsuruga ở ngoài khởi đảo Hokkaido của Nhật Bản - theo tờ Japan Times ngày 13.10.
Trực thăng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Vụ việc xảy ra khoảng 8h50 tối 11.10. Phía Nhật đã cử tàu và máy bay đến khu vực này để tìm kiếm suốt cuối tuần qua, nhưng không có kết quả gì.
Người ta tìm thấy một thi thể trôi nổi ở ngoài khơi cách một làng gần đó chừng 5km chiều 12.10. Thi thể có vẻ là của một người đàn ông, nhưng chưa rõ liệu đó có phải là một trong 6 thủy thủ nói trên hay không.
Một thủy thủ khác trên con tàu cho biết đã nhìn thấy 6 thủy thủ nhảy xuống biển mà không mặc phao cứu sinh.
Theo Japan Times, người ta không ghi nhận được điều gì bất thường hoặc có rắc rối gì trên tàu cá Đài Loan.
Theo LDO