Trung Quốc tính điều tàu ngầm hạt nhân đối phó Mỹ ở Thái Bình Dương
Quân đội Trung Quốc được cho là có ý định điều các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương.
Một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Guardian hôm nay dẫn lời các quan chức quân sự Trung Quốc cho biết việc điều tàu ngầm hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương là hành động không thể tránh khỏi. Hiện chưa rõ thời gian đợt tuần tra đầu tiên được triển khai.
Họ cho rằng Mỹ hồi tháng 3 thông báo kế hoạch bố trí một Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tại Hàn Quốc và phát triển tên lửa siêu thanh có thể tấn công Trung Quốc trong vòng chưa đầy một giờ là các mối đe dọa lớn đối với lực lượng răn đe trên đất liền của nước này.
Lầu Năm Góc, trong một báo cáo gần đây trình lên quốc hội Mỹ, lưu ý “Trung Quốc có thể tuần tra răn đe hạt nhân lần đầu tiên vào thời gian nào đó trong năm 2016″. Nhiều sĩ quan Mỹ cấp cao trước đó cũng có dự đoán tương tự.
Video đang HOT
Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo suốt hơn ba thập kỷ nhưng chưa triển khai thực tiễn do lỗi kỹ thuật và chính sách liên quan. Bắc Kinh vẫn đang theo đuổi chính sách răn đe thận trọng, tuyên bố sẽ không bao giờ là bên sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp xảy ra xung đột và tách riêng cơ sở lưu trữ tên lửa với đầu đạn. Hai cơ sở đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giới lãnh đạo cấp cao.
Việc Trung Quốc điều động tàu ngầm hạt nhân được dự đoán sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng.
Thông tin trên xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Barack Obama thông báo Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, đã kéo dài hàng chục năm, đối với Việt Nam. Các quan chức Trung Quốc công khai hoan nghênh quyết định trên. Tuy nhiên, một bài xã luận trên China Daily, tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, lại cảnh báo nỗ lực nhằm “kìm hãm Trung Quốc này gây bất lợi cho hòa binh và ổn định khu vực, có nguy cơ làm phức tạp tình hình” Biển Đông và “châm lửa xung đột”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sau đó cho rằng chính hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông cũng có thể châm lửa ở khu vực. “Tôi muốn cảnh báo Trung Quốc không nên có hành động đơn phương nhằm cải tạo và quân sự hóa các đảo”, ông nói.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với vài nước ASEAN
Trung Quốc đã tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự với một số nước ASEAN như Myanmar, Thái Lan, Malaysia sau khi Mỹ thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc ở cảng Aden, ngày 29.3.2015. Trung Quốc đang tăng cường hợp tác quân sự với một số nước ASEAN ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam và trước khi toà quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. REUTERS
Tuyên bố này còn được đưa ra giữa lúc tình hình tại khu vực Biển Đông căng thẳng và trước khi toà án quốc tế ra phán quyết trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.
South China Morning Post ngày 26.5 cho hay Phó chủ tịch Quân uỷ trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng đã thông báo Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Malaysia để bảo vệ ổn định khu vực và giữ mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN.
Ông Hứa Kỳ Lượng đã gặp người đứng đầu Hải quân Malaysia tại Bắc Kinh hôm 24.5 để thoả thuận về việc tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh giữa 2 nước.
Cũng trong ngày 24.5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tuyên bố gia tăng hợp tác với quân đội các nước Myanmar và Thái Lan. Trong cuộc họp không chính thức của các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Trung Quốc ngày 25.5 tại Vientiane, Lào, ông Thường Vạn Toàn đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Sein Win để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quân sự gồm tăng cường giao lưu trao đổi, huấn luyện giữa quân đội 2 nước, hợp tác trong các ngành công nghiệp quốc phòng.
Ông Thường cũng trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan rằng quân đội 2 nước hưởng lợi từ sự hợp tác sâu rộng với nhau, trong khi ông Prawit kêu gọi tăng cường giao lưu và hợp tác chống khủng bố.
Những cam kết trên của các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Những căng thẳng cũng gia tăng trong khu vực ngay trước khi toà trọng tài ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố "đường 9 đoạn" phi lý mà Trung Quốc đưa ra nhằm nuốt trọn Biển Đông. Phán quyết của toà vào tháng 6 tới được cho là sẽ có lợi cho Philippines và chống lại những đòi hỏi phi pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này tuyên bố không tham gia vụ kiện và cho rằng phán quyết của toà không có giá trị pháp lý.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Kho vũ khí mới cực khủng của tàu ngầm hạt nhân Oscar Khiếp sợ kho vũ khí mới tàu ngầm hạt nhân Oscar Nga Tạp chí quân Jane's đưa tin cho hay, Hải quân Nga đã bắt đầu kế hoạch hiện đại hóa biên đội tàu ngầm hạt nhân Oscar II (định danh của NATO dành cho lớp tàu ngầm Project 949A) của nước này và quá trình này sẽ kéo dài trong nhiều năm...