Trung Quốc tìm mọi cách ‘tấn công’ tài sản trí tuệ Mỹ
Theo Ủy ban về Đánh cắp Tài sản Trí tuệ Mỹ, hành vi đánh cắp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khiến giới doanh nghiệp Mỹ mất 600 tỉ USD/năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ảnh chụp ngày 7.4 – Ảnh: Reuters
Theo tờ Financial Times, hiện nay, hệ thống cấp bằng sáng chế và tài năng Mỹ đang bị tấn công nghiêm trọng. Con số 600 tỉ USD bằng hơn 3% GDP Mỹ. Trung Quốc là thủ phạm chính của các hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và gián điệp khi 87% số hàng giả bị phát hiện ở biên giới đến từ nước này.
Song thống kê gây sốc trên không thể hiện mối nguy hiểm lớn hơn trong cách mà các doanh nghiệp và chính quyền Trung Quốc ứng xử với tài sản trí tuệ của Mỹ. Đại lục công bố kế hoạch “Made in China 2025″ để chi phối việc sản xuất chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, các loại phương tiện tự lái, công nghệ sinh học và nhiều ngành công nghệ cao khác có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau năm 2025. Mỹ, nước có tính đổi mới nhất thế giới, đang đứng rất vững chắc trên con đường của Trung Quốc.
Song thay vì xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh toàn cầu, Trung Quốc đã chọn cách buộc các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động ở nước này chuyển giao công nghệ độc quyền và sở hữu trí tuệ. Trung Quốc thực hiện điều này bằng cách đặt yêu cầu liên doanh với các doanh nghiệp nước nhà là điều kiện tiên quyết để công ty ngoại tiếp cận thị trường. Họ cũng thực hiện điều này bằng cách hạn chế quyền sở hữu của Mỹ trong công ty Trung Quốc ở mức bằng hoặc dưới 50% và trong một số trường hợp, yêu cầu chuyển giao công nghệ như một phần của hợp đồng bán sản phẩm.
Chính phủ Đại lục và doanh nghiệp Trung Quốc cũng theo đuổi chiến lược đầu tư. Theo đó, họ xác định những hãng khởi nghiệp Mỹ có bước đột phá khoa học và đổ tiền vào đó với những điều khoản có lợi hơn so với mức trung bình của thị trường. Mục tiêu chính của các khoản đầu tư này không phải là lợi nhuận mà là việc nắm bắt công nghệ mới, những gì Đại lục sẽ dùng cho các mục đích khác.
Thông qua các khoản đầu tư trên, doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận được với công nghệ đột phá có thể giúp đem về hàng tỉ USD doanh thu trong tương lai mà không phải trả thêm tiền. Khoản chi trước vài triệu USD là rất quan trọng với dàn start-up công nghệ cao của Mỹ, song chẳng đáng bao nếu so với các mục tiêu đứng đầu công nghệ dài hạn của Trung Quốc vốn sẽ làm tiêu tốn hàng tỉ USD.
Người Trung Quốc tích cực tìm kiếm doanh nghiệp Mỹ đi đầu trong công nghệ mà họ thiếu. Sau đó, họ cẩn thận đặt mục tiêu ở những doanh nghiệp này để thâu tóm chuyên môn. Trong khi đó, các hãng đang tìm cách tiếp cận thị trường Trung Quốc hoặc vốn Trung Quốc thì chịu áp lực đánh đổi bằng sáng chế, nghiên cứu tiên tiến nhất và bí quyết kinh doanh.
Cuộc tấn công vào sở hữu trí tuệ Mỹ không dừng ở đó, nó còn diễn ra ở tòa án Đại lục, nơi những luật sư Trung Quốc nỗ lực khởi xướng hành vi chống độc quyền, cho rằng việc cấp bằng sáng chế hỗ trợ hành vi độc quyền bất hợp pháp.
Video đang HOT
Hôm 14.8, Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện một lời cam kết trong chiến dịch tranh cử là xem xét tất cả công cụ thích hợp nhắm đến nhiều hoạt động thương mại của Trung Quốc có thể gây tổn hại cho lợi ích kinh tế Mỹ. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện những bước đi có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề cực kỳ quan trọng này.
Theo tờ Financial Times, động thái của ông Trump là chiến lược cần thiết để bảo vệ nền tảng của sự đổi mới vốn giúp Mỹ tăng năng suất và bảo vệ an ninh quốc gia trong nhiều thập niên.
Theo Thanh Niên
Mỹ chuẩn bị vũ khí gì nếu tấn công Triều Tiên trong "thịnh nộ"?
Mỹ và Triều Tiên hâm nóng khu vực bằng những lời lẽ cứng rắn nhất từ trước đến nay, khiến các chuyên gia lo ngại về một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Mỹ sẽ cần 2-3 tàu sân bay nếu phải làm nhiệm vụ tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên.
Theo CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8.8 đã ra tối hậu thư với Triều Tiên, cảnh báo Bình Nhưỡng tốt nhất không nên có thêm đe dọa nào nữa, "nếu không sẽ phải đối mặt với hoả lực, cơn thịnh nộ và sức mạnh mà thế giới chưa từng thấy".
Ngay sau đó, quân đội Triều Tiên phát đi thông điệp tuyên bố, "đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12".
Kế hoạch này sẽ được thực hiện "một cách đồng thời, liên tiếp" một khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh.
CNN dẫn lời các chuyên gia quân sự nhận định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đưa vũ khí đến tấn công Triều Tiên hoặc Bình Nhưỡng sẵn sàng nã tên lửa vào căn cứ Mỹ trên đảo Guam.
Nhưng những lời đáp trả cứng rắn của cả hai nước có thể là dấu hiệu cho một sự chiến dịch quân sự lớn trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio luôn góp mặt trong các sứ mệnh của Mỹ ở nước ngoài.
Mark Hertling, cựu tướng quân đội Mỹ và là chuyên gia phân tích của CNN nói, để chuẩn bị cho chiến tranh, đầu tiên Mỹ cần phải sơ tán hàng chục ngàn công dân và nhân viên quân sự khỏi Hàn Quốc.
"Làm cách nào sơ tán được mọi người nếu chiến tranh nổ ra? Chúng ta phải làm điều đó trước", ông Hertling nói. "Đồng thời, Mỹ sẽ phải huy động lực lượng hùng hậu bao gồm cả tàu sân bay, tàu ngầm mang tên lửa hành trình và máy bay ném bom đến bao vây Triều Tiên".
"Một vài trang thiết bị vũ khí như vậy đã hiện diện ở khu vực, nhưng vẫn chưa đủ để đối phó hiệu quả trước hàng ngàn khẩu pháo từ Triều Tiên", ông Hertling
Triều Tiên hiện duy trì hàng ngàn khẩu pháo bắn tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trong ngày đầu tiên giao tranh, các khẩu pháo này có thể khiến con số thương vong lên tới hàng chục ngàn người, theo các chuyên gia nhận định.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 là quân bài chủ lực tấn công cơ sở hạt nhân Triều Tiên.
Theo ông Hertling, Mỹ sẽ phải không kích trong nhiều tuần để vô hiệu hóa năng lực pháo binh Triều Tiên. Cựu tướng Mỹ so sánh số lượng nhân lực, máy bay ném bom cần thiết tương đương với cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống Iraq năm 1991.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần phải huy động hàng trăm xe tăng và các sư đoàn bộ binh đến trấn giữ ở các hải cảng Hàn Quốc, làm bàn đạp kiểm soát các cửa ngõ chiến lược.
Ông Hertling nhận định, trước khi chiến tranh nổ ra, hai tàu sân bay Mỹ đã phải sẵn sàng ngay ngoài khơi Triều Tiên.
Trong khi đó, Carl Schuster, cựu giám đốc trung tâm Tình báo của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói trên CNN: "Với tư cách là một nhà chiến lược, tôi muốn có 3 tàu sân bay hơn là 2, cùng với hàng loạt các chiến đấu cơ của không quân và hải quân".
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ.
Ông Schuster nói, Mỹ cần phải tính toán chính xác số bom đạn, tên lửa và máy bay tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mạng lưới phòng không dày đặc của Triều Tiên.
Một khi dọn dẹp được hệ thống phòng không Triều Tiên, các máy bay ném bom hạng nặng như B-1B, B-52 và B-2 mới được phép xâm nhập vào không phận Triều Tiên, tấn công cơ sở hạt nhân của nước này.
Theo ông Hertling, quân đội không nhất thiết phải huy động lực lượng vốn làm nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ ra tiền tuyến mà đơn giản là điều quân từ chiến trường Iraq hay Afghanistan tới bán đảo Triều Tiên.
Cuối cùng, giáo sư Schuster nói ông không ngạc nhiên nếu như các trang thiết bị vũ khí Mỹ ùn ùn kéo đến sát Triều Tiên trong những ngày tới. Đó có thể là nhóm tàu sân bay hạt nhân hoặc các máy bay ném bom hạ cánh xuống căn cứ trên đảo Guam và Okinawa.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể chỉ đưa ra tối hậu thư để cảnh báo Triều Tiên, hơn là chuẩn bị cho chiến tranh, ông Schuster kết luận.
Theo Danviet
Xe ô tô lao vào nhóm binh sĩ Pháp, 6 người bị thương Một chiếc xe ô tô bất ngờ lao vào một nhóm các binh sĩ ở ngoại ô thủ đô Paris hôm nay 9/8 khiến ít nhất 6 người bị thương. Giới chức Pháp gọi đây là hành vi tấn công có chủ đích. Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ đâm xe ở ngoại ô Paris (Ảnh: Reuters) Truyền thông địa phương...