Trung Quốc tìm được phương pháp chữa được bệnh viêm phổi lạ
Các nhân viên y tế của bệnh viện Đại học Vũ Hán đã tìm ra phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh viêm phổi lạ do virus corona 2019-nCoV gây ra. Thông tin này do TASS cung cấp.
Các tế bào virus. -Ảnh: Global Look Press
Các chuyên gia đã xác định được rằng liệu pháp hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, ECMO) sẽ giúp chữa được bệnh viêm phổi lạ này.
Các nhân viên y tế đã giúp một người đàn ông 53 tuổi chữa khỏi căn bệnh này. Được biết rằng đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc.
Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được nguồn gốc tiềm ẩn lây lan cao nhất của chủng virus mới này chính là thịt rắn được bán ở khu chợ của thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Thông tin này được nêu trong báo cáo nghiên cứu do tạp chí Journal of Medical Virology đăng tải hôm 22/01/2020.
Được biết rằng chủng virus 2019-nCoV mới được ghi nhận hồi cuối tháng 12/2019 là sự kết hợp của virus corona được phát hiện trên loài dơi với chủng virus khác chưa được xác định, mà kết quả làm cho nó lây từ rắn sang người. Các nhà khoa học Trung Quốc đã chia sẻ rằng, trong cơ thể của loài bò sát này đã xảy ra sự tái kết hợp của protein virus, sau đó virus 2019-nCoV có thể lây từ rắn sang người.
Các tác giả của báo cáo nghiên cứu nói trên bổ sung thêm rằng động vật mang virus này là những loại rắn như rắn cạp nong và rắn hổ mang, mà thường bắt các loài dơi làm thức ăn. Theo RIA Novosti, chính những loại rắn này đã được bán tại chợ ở Vũ Hán.
Tính đến thời điểm ngày 23/01/2020, đã có hơn 600 người bị nhiễm loại virus corona mới trên khắp đất nước Trung Quốc, số bệnh nhân tử vong là 17 người.
Phần lớn các trường hợp lây nhiễm được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, bởi vậy thành phố này đã bị “cách ly” để “tẩy trùng”. Ngoài ra, một loạt những trường hợp lây nhiễm khác đã được ghi nhận tại Úc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Nam Hiếu
Video đang HOT
Theo Gazeta.ru/dosiongphapluat
Chàng trai 28 tuổi bị "sán ăn não" dẫn đến động kinh suốt 16 năm do ăn mật rắn từ nhỏ
Chàng trai 28 tuổi người Chiết Giang, Trung Quốc phải nhập viện vì triệu chứng đau đầu kinh niên, có biểu hiện động kinh. Nguyên nhân được xác định là nhiễm ấu trùng sán nhái do nhiều năm liên tiếp ăn mật rắn.
Gần đây, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Liên kết thứ nhất của trường Y thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) tiếp nhận một ca bệnh của một chàng trai 28 tuổi với biểu hiện đau đầu, xuất hiện các triệu chứng của động kinh. Các biểu hiện này xuất hiện đã từ rất lâu, 16 năm trước và được chữa trị nhiều lần nhưng không mang lại hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu chi tiết, Giáo sư Thịnh Cát Phương cho biết cha của anh là một thợ săn nổi tiếng ở huyện Thường Sơn, Lạc Châu, Chiết Giang. Công việc của người cha là quanh năm săn bắt rắn.
Vì muốn con mình khỏe mạnh nên ông thường xuyên bắt những con rắn rất độc như rắn lục mũi hếch để lấy mật cho con mình ăn. Việc ăn mật rắn bắt đầu từ lúc chàng trai mới 7 tuổi và liên tục trong vòng 5 năm.
Nhiều vùng vẫn còn giữ thói quen dùng mật rắn để tăng cường sức khỏe và chữa các loại bệnh.
"Mật rắn là một loại thuốc vô cùng giá trị, giá trị dinh dưỡng cao". Chàng trai chia sẻ. Anh có một thói quen là ăn mật rắn không hoặc trộn nó với rượu trắng để thưởng thức. Anh nghĩ rằng mật rắn giúp giải nhiệt, giải độc, sáng mắt, trị ho và tiêu đờm.
Với nhiều năm kinh nghiệm nghề y, Giáo sư Thịnh đã ngay lập tức có phán đoán sơ bộ rằng rất có thể bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng. Những xét nghiệm sâu hơn về sau đã chứng minh phán đoán này là chính xác. Bệnh nhân đã bị nhiễm ấu trùng sán nhái có dạng hình sâu, có tên riêng là sparganum, bệnh gây nên gọi là sparganose.
Bệnh nhân qua nhiều lần xét nghiệm, so sánh hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI não bộ được phát hiện lúc đầu có những tổn thương bên não trái, nhưng sau đó lan dần sang cả não phải. Điều này cho thấy ấu trùng có thế di chuyển trong não bộ.
Ấu trùng sán nhái giống như dải băng hẹp màu trắng ngà, mờ đục. Chiều dài từ 3-50cm, chiều rộng chỉ vài mm.
Ấu trùng sán nhái sparganum
Sán nhái thường gây bệnh cho con người ở giai đoạn ấu trùng. Sán nhái đẻ trứng dưới nước sau đó trứng bị các loài phù du, giáp xác ăn. Sau đó các loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hay chim ăn và ấu trùng dạng sâu ký sinh trong cơ thể các loài đó.
Con người cũng có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái. Sau khi xâm nhập, nó có thể "bơi" lên não người, lớn lên bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng từ tế bào não. Không chỉ cản trở đến sự hoạt động của não bộ, thậm chí còn gây những tổn thương không thể hồi phục cho não. Điều đặc biệt kinh khủng là nó có thể phát triển, sinh sản trong não.
Con đường lây nhiễm ấu trùng sán nhái vào cơ thể con người
1. Ăn sống, ăn đồ chưa nấu kỹ từ các loài động vật nhiễm ấu trùng sán nhái
Ấu trùng sán nhái ký sinh ở ếch, nhái, rắn, chim và có cả gà, lợn. Cơ thể con người rất có thể trở thành vật chủ ký sinh của ấu trùng này nếu chúng ta có thói quen ăn sống, ăn đồ chưa được nấu kỹ.
Không chỉ vậy, nhiều vùng miền vẫn còn tồn tại thói quen xấu ăn ếch sống hoặc nòng nọc để điều trị mụn ghẻ, bệnh phù hay giảm đau. Bên cạnh đó, ăn thịt chưa chín, đặc biệt chế biến bằng cách hấp, nướng, ăn lẩu là một con đường rất dễ bị lây nhiễm ấu trùng.
Ăn thịt sống, đặc biệt là thịt ếch nhái là một con đường rất dễ bị nhiễm ấu trùng sán nhái.
2. Đắp, điều trị các vết thương bằng thịt rắn, ếch sống
Những vùng nông thôn vẫn còn quan niệm dùng thịt ếch, rắn sống đắp vào các vết thương ngoài da, vết thương hở có thể điều trị loét cục bộ và các bệnh khác. Không chỉ vậy, họ còn có tập quán sinh hoạt lạc hậu, thấy đau mắt là dùng thịt ếch nhái sống đắp vào mắt để "hạ hỏa".
Người ta cho rằng thịt ếch, rắn sống có thể giải nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, thiếu khoa học có thể dẫn đến nhiễm trùng sán nhái bất cứ lúc nào.
Triệu chứng nhiễm ấu trùng sán nhái
Các triệu chứng còn phụ thuộc vào chỗ mà ấu trùng sán nhái ký sinh.
Ký sinh ở mắt: Mí mắt đỏ, sưng, xung huyết kết mạc, chảy nhiều nước mắt, đau nhẹ và ngứa. Nặng hơn có thể gây rối loạn chuyển động mắt, loét giác mạc, thậm chí đục thủy tinh thể và mù.
Ấu trùng sán nhái ký sinh và di chuyển ở mắt.
Ký sinh ở não: Biểu hiện lâm sàng giống như có khối u não. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, co giật, động kinh, hôn mê, nôn mửa, mờ mắt... Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra liệt nửa người.
Ký sinh dưới da: Ấu trùng có thể ảnh hưởng đến chân, ngực, thành bụng, vú và cơ quan sinh dục của bệnh nhân, hình thành một nốt, đốm di chuyển dưới da. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, cảm giác có kiến bò, đau liên tục hoặc nổi mề đay.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Mẹo rán thịt giòn ngon ai cũng mê Thịt rán là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người với đĩa thịt rán thơm phức, giòn tan để chiêu đãi cả nhà trong những ngày cuối tuần. Hãy cùng giadinh.tv vào bếp để có những mẹo rán thịt thơm ngon nhé. Món thịt rán Bạn là người thích ăn thịt rán nhưng lại cảm thấy sợ vì nó nhiều dầu mỡ...