Trung Quốc tìm cách len sâu thị trường vũ khí Trung Đông
Trung Quốc đang tìm kiếm vai trò lớn hơn tại thị trường vũ khí Trung Đông vốn đang phát triển nhanh chóng vì xung đột diện rộng trong khu vực.
Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) hôm 20-2 cho biết họ đã thành lập văn phòng đại diện ở Dubai để mở rộng giao thương trên khắp vùng Vịnh. Theo CSIC, đây là văn phòng nước ngoài đầu tiên của họ và nó sẽ có nhiệm vụ nắm bắt các cơ hội kinh doanh cả “quân sự lẫn dân sự”.
Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã bán hơn 30 máy bay không người lái CH-4 cho các quốc gia Trung Đông như Ả Rập Saudi. Ảnh: NATIONAL INTEREST
Ngoài thiết lập văn phòng đại diện ở Dubai, CSIC còn giới thiệu tàu khu trục không người lái lớp Aegis JARI USV tại Triển lãm và Hội nghị Quốc phòng thế giới (IDEX) ở thủ đô Abu Dhabi – Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), vừa kết thúc vào hôm 21-2. Sở hữu hệ thống điện được mô tả là tiên tiến chẳng kém tàu khu trục lớp Burke Arleigh của Mỹ, JARI USV được ví von là phiên bản “Aegis mini”.
Theo chuyên gia quốc phòng Zhou Chenming, CSIC đang phát triển loại tàu này để xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Theo báo South China Morning Post (SCMP), xuất hiện tại IDEX ở Abu Dhabi còn có xe tăng hạng nặng thế hệ mới VT4 do Tập đoàn Quốc phòng Norinco (Trung Quốc) phát triển. Những vũ khí khác của Trung Quốc bao gồm tàu khu trục MRTV 3000 và tên lửa hành trình tầm trung C-602.
Là một trong những thị trường vũ khí hàng đầu, Trung Đông nhập 32% lượng vũ khí sản xuất trên toàn thế giới trong giai đoạn 2013-2017, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Cũng theo SIPRI, nhập khẩu vũ khí trong khu vực đã tăng 103% từ giai đoạn 2008-2012 đến giai đoạn 2013-2017 vì phần lớn các nước nơi đây đều liên quan trực tiếp đến xung đột quân sự.
Video đang HOT
Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí Trung Quốc đến Trung Đông tăng 38% trong giai đoạn 2013-2017 so với 5 năm trước đó và hiện tại, nền kinh tế số 2 thế giới là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới, cung cấp vũ khí cho 48 quốc gia.
Việc Trung Quốc gia tăng doanh số bán vũ khí ở Trung Đông được cho là khiến nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, bất an. Washington lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trong khu vực thông qua hoạt động buôn bán vũ khí và các dự án nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Theo Nguoilaodong
Lực lượng ISIS chạy trốn đến Iraq, mang theo hàng trăm triệu đô la
Một quan chức quân đội Mỹ cho biết, hơn 1.000 chiến binh ISIS có khả năng đã trốn khỏi Syria, mang theo gần 200 triệu đô la tiền mặt, vào vùng núi và sa mạc phía Tây Iraq trong sáu tháng vừa qua.
Ảnh minh họa: https://edition.cnn.com
Các binh sĩ chiến đấu vẫn tiếp tục chạy trốn ngay cả khi trận chiến cuối cùng diễn ra tại thành trì của nhóm khủng bố ISIS ở Đông Nam Syria. Một số chiến binh cuối cùng còn ở lại được cho là cựu thành viên của al Quada ở Iraq, quan chức khác cho hay.
Đầu tháng này, ông Joseph Votel, tướng chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Trung Đông, ước tính có khoảng 20.000 đến 30.000 binh sĩ ISIS còn ở lại khu vực. Điều này cũng phù hợp với những ước đoán trước đó của Liên Hợp Quốc từ tháng Tám năm 2018.
Một báo cáo khác của Bộ Quốc phòng Mỹ lại chỉ ra rằng có khoảng 15.500 đến 17.100 chiến binh ISIS ở Iraq và 14.000 binh sĩ ở Syria.
Trái ngược với bài đăng của Tổng thống Donald Trump trên Twitter, một quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ đã lên tiếng với cách định nghĩa từ "đánh bại" mang nhiều sắc thái và khác biệt hơn khi nói đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
"Đánh bại", theo vị quan chức, không chỉ đơn thuần là làm cho ISIS thua trận theo nghĩa vật lý, mà cốt yếu là phân tán mạng lưới tổ chức của chúng, bao gồm việc tác động vào nguồn cung tài chính, các bên cung cấp vũ khí và địa bàn ẩn náu cho IS.
Một trong những điều mà tổ chức tình báo ám chỉ trong phiên điều trần của Quốc hội là có thể có đến hàng chục nghìn người tham gia vào mạng lưới của IS.
Ngoài ra, một dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Iran đối với Iraq đang diễn ra đó là Qasem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã tới Iraq tới 20 lần trong vòng 3 đến 4 năm qua, theo lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết.
Phía Mỹ không yêu cầu Soleimani phải bị bắt nhưng lại tác động để Chính phủ Iraq chú ý nhiều hơn đến quyền tự do đi lại của ông ta.
Hiện nay, Soleimani đang nằm trong danh sách bị theo dõi của Bộ Tài chính và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do có liên quan đến hoạt động khủng bố.
Các quan chức Mỹ đang theo dõi các dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq, cũng như các doanh nghiệp và cá nhân mà hiện đang nỗ lực để tăng cường tầm ảnh hưởng và khả năng tham gia vào những hoạt động có thể mang lại thêm doanh thu cho họ sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng lên mặt hàng dầu vào ngày 04/11/2018.
Các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu ma túy, vũ khí và dầu Iran bị dán nhãn là sản xuất từ Iraq và bị vận chuyển ra khỏi đất nước. Lượng dầu trên đến nay vẫn đang ở mức rất nhỏ và được cho là sẽ không bị nhà nước xử phạt.
Iran dường như đang nỗ lực để tạo ra "một phe phái chính trị vũ trang" trong lòng Iraq với những phần tử thuộc và không thuộc quyền kiểm soát của Iraq, quan chức Mỹ cho biết.
Liên quan đến những bình luận của Tổng thống Trump về việc vẫn giữ quân đội Mỹ ở Iraq để theo dõi Iran, vị quan chức ngoại giao nêu rằng đây không phải nhiệm vụ của Mỹ và cũng không có nhiều điều Mỹ có thể làm để quan sát Iran từ Iraq.
Thu Uyên (Theo CNN News)
Theo Thanh tra
Thách thức mới của tiến trình hòa bình Trung Đông Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đứng trước sức ép từ các nước châu Âu cũng như các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về những vấn đề liên quan cuộc xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin. Một kế hoạch hòa bình cho Trung Đông có thể sẽ gặp không ít thách thức khi người đứng đầu Nhà trắng phải đưa...