Trung Quốc tìm cách khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc có tham vọng khai thác nguồn tài nguyên quý hiếm trên mặt trăng nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng trong tương lai.
Kể từ ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng và đem về mẫu đất đá chứa hàm lượng titan và bạch kim và một số tài nguyên giá trị khác, các nhà khoa học Trung Quốc đang nhắm vào việc khai thác một chất đồng vị Helium có thể giải quyết vấn đề năng lượng trong tương lai.
Trung Quốc tham vọng khai thác chất đồng vị Helium-3 trên Mặt Trăng nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng trên Trái đất
Theo hãng tin BBC của Anh, giới khoa học Trung Quốc đang tiến hành một dự án nhằm khai thác Helium-3, một chất đồng vị phi phóng xạ hiếm có thể dùng để sản xuất năng lượng tới “một vạn năm”.
Người đứng đầu nhóm các nhà khoa học tham gia vào chương trình khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc, Giáo sư Ouyang Ziyuan, cho biết Mặt Trăng rất giàu Helium-3 do tác động của gió Mặt Trời.
Các nhà khoa học ước tính Helium-3 có thể cung cấp cho các nhà máy năng lượng nhiệt hạch. Và chỉ cần 2 tàu vũ trụ chất đầy Helium-3 khai thác từ mặt trăng, nặng khoảng 40 tấn, cũng có thểcung cấp năng lượng đủ cho toàn nước Mỹ trong một năm, với mức tiêu thụ năng lượng như hiện nay.
Chất đồng vị không chứa phóng xạ này không xuất hiện trên bề mặt Trái đất do bầu khí quyền và từ trường, trong khi Mặt Trăng lại không thể ngăn Helium-3 thấm sâu vào trong đất đá.
Nghiên cứu sinh tại Đại học Tamkan, Đài Loan Fabrizio Bozzato nhận định rằng Helium-3 có thể được khai thác bằng cách nung nóng lớp bụi Mặt Trăng đến nhiệt độ khoảng 600 độ C trước khi đưa về Trái đất.
Video đang HOT
Mô hình kế hoạch khai thác Helium-3 trên Mặt Trăng
Mạng an ninh thế giới viết rằng Helium-3 có thể được chiết xuất bằng cách nung nóng bụi mặt trăng tới nhiệt độ khoảng 600 độ C, trước khi đưa trở lại trái đất. Giá Helium-3 khai thác từ Mặt Trăng lên tới 3 tỷ USD/tấn, khiến việc khai thác chất này trên Mặt Trăng là hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế.
Các chuyên gia Mỹ ước tính sẽ phải mất 20 tỷ USD chi phí nghiên cứu và khai thác thử nghiệm trên Mặt Trăng trong vòng 2 thập kỷ tới.
Viễn cảnh này cũng đặt ra câu hỏi về việc ai sẽ sở hữu Mặt Trăng. Theo Hiệp ước hòa bình ngoài không gian của Liên hợp quốc mà Trung Quốc đã ký kết, các nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng là của toàn nhân loại.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Nga quyết nhận phần trên Mặt trăng trước Mỹ, Trung Quốc
Ngày 14/7, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin, phụ trách quốc phòng và không gian đã tiết lộ về tham vọng đổ bộ Mặt trăng của Nga trong tương lai.
Theo ông Dmitri Rogozin: "Chúng ta sẽ định cư vĩnh viễn trên Mặt trăng". Và đó không phải là lời nói suông khi Moscow đã chuẩn bị kế hoạch chinh phục mặt trăng từ năm 2030 và giai đoạn đầu tiên của dự án táo bạo này có thể bắt đầu trong vòng 2 năm nữa.
Kế hoạch nói trên gồm 3 bước hướng tới mục tiêu đưa người đồn trú trên mặt trăng, "Thanh Niên" dẫn nguồn từ tờ Izvestia cho biết. Giai đoạn đầu tiên dự kiến bắt đầu vào năm 2016 và kéo dài đến năm 2025 với nội dung sẽ đưa 4 xe tự hành lên Mặt trăng để thăm dò các vị trí xây dựng căn cứ.
Tàu thăm dò mặt trăng Luna 16 của Liên Xô
Theo báo cáo, địa điểm lý tưởng là khu vực quanh các cực của Mặt trăng do những nơi này có ánh sáng liên tục. Cụ thể, sứ mệnh của giai đoạn đầu sẽ là thực hiện các cuộc thử nghiệm thành phần vật lý và hóa học của regolith (hỗn hợp bụi mỏng và các mảnh đá vụn, sản phẩm của sự va chạm giữa các thiên thạch với bề mặt mặt trăng) và lượng nước cũng như rà soát khu vực cực nam.
Giai đoạn thứ hai dự kiến diễn ra hai năm 2029 - 2030, theo đó Nga sẽ đưa phi thuyền chở hàng hạng nặng có người lái do Tập đoàn tên lửa đẩy không gian Nga Energiya chế tạo đến quỹ đạo của mặt trăng. Giai đoạn thứ ba sẽ được thực hiện từ năm 2030 - 2040.
Trong giai đoạn này, các phi hành gia sẽ đến thăm địa điểm được lựa chọn trên bề mặt mặt trăng để khảo sát khu vực và thực hiện các chuẩn bị ban đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của căn cứ. Giai đoạn này cũng bao gồm việc khởi công xây dựng một đài thiên văn theo dõi không gian và Trái đất trên mặt trăng.
Chi phí ước tính cho giai đoạn đầu của chương trình sẽ là hơn 815 triệu USD, còn chi phí chế tạo phi thuyền có người lái khoảng 4,5 tỉ USD. Vì thế, Izvestia dẫn lời một số quan chức Nga cho hay nước này sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân, kể cả từ nước ngoài, tham gia nhưng vẫn bảo đảm sự độc lập của kế hoạch.
Việc Nga khẩn trương với chương trình đổ bộ Mặt trăng được cho là có liên quan đến những dự án chinh phục Mặt trăng của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Công ty Moon Express của Mỹ đang chuẩn bị các bước đưa phi thuyền robot đầu tiên lên Mặt trăng vào năm tới để thăm dò khả năng khai thác tài nguyên.
Từ đó, một số chuyên gia lo ngại rằng mặt trăng có thể trở thành "chiến trường" giữa các bên và không thể loại trừ các nguy cơ về quân sự và an ninh.
Robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ lên Mặt trăng
Để chuẩn bị cho kế hoạch đổ bộ lên Mặt trăng của mình, hồi giữa tháng 12/2013 Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò đầu tiên mang theo robot tự hành Jade Thỏ Ngọc lên Mặt trăng.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định khai thác khoáng sản là mục đích duy nhất của mình, nhưng một số chuyên gia nhận định đây không phải là mục đích mà Bắc Kinh theo đuổi.
Do đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ động cơ thực sự của Trung Quốc. Trang Want China Times dẫn lời một chuyên gia Trung tâm Khám phá Mặt trăng của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có ý định biến Mặt trăng thành một căn cứ quân sự. Khi đó, từ Mặt trăng, các tên lửa sẽ được phóng thẳng vào Trái đất.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nếu vệ tinh tự nhiên của Trái đất được trưng dụng làm căn cứ quân sự, nó sẽ là một vũ khí khổng lồ.
Lường trước được nguy cơ có thể biến Mặt trăng thành mục tiêu tranh chấp ngoài Trái đất, theo website Indomitus.net cho biết, năm 1967 Mỹ và Liên Xô phê chuẩn Hiệp ước không gian, theo đó không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ nơi nào ngoài Trái đất
Nhưng đến nay dường như vẫn có một sự phân chia ngầm giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh trên lãnh thổ mặt trăng.
Theo_Báo Đất Việt
Nga có kế hoạch đồn trú trên mặt trăng Báo chí Nga vừa tiết lộ kế hoạch của nước này đưa người lên mặt trăng đồn trú lâu dài. Tàu thăm dò mặt trăng Luna 16 của Liên Xô - Ảnh: Liveinternet.ru "Chúng ta sẽ định cư vĩnh viễn trên mặt trăng", Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin, phụ trách quốc phòng và không gian, vừa phát biểu với báo giới trong...